Thầy giáo mầm non gieo mầm xanh trên vùng cao Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Vượt qua những định kiến và vất vả đặc thù của giáo viên mầm non, thầy giáo trẻ Bùi Văn Tường vẫn miệt mài gieo yêu thương cho học trò vùng cao.

Câu chuyện về thầy giáo mầm non xã vùng cao Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình lâu nay được nhiều người truyền tai nhau như một chuyện lạ. Bởi không ai nghĩ rằng, công việc dạy trẻ mầm non vốn đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo lại được đảm nhiệm bởi một thầy giáo.

Những ngày đầu thu tháng 9.2022, trong không khí phấn khởi của năm học mới, PV đã có mặt tại ngôi trường mầm non dưới chân đèo đá trắng. Được tận mắt chứng kiến thầy Bùi Văn Tường dạy các con múa, hát với những động tác thuần thục, mềm mại mới thấy được lòng yêu nghề, mến trẻ của người thầy giáo này.

 
Thầy giáo Bùi Văn Tường trong một buổi học ngoại khóa. Ảnh: ĐVCC

Thầy giáo Bùi Văn Tường (SN 1993) sinh ra và lớn lên tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Sau khi tốt nghiệp khoa Sư phạm tiểu học - Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, anh tiếp tục học thêm sư phạm mầm non và trở về Hòa Bình công tác tại Trường mầm non Phú Cường năm 2017.

Khi được hỏi về lý do chọn ngành sư phạm, thầy Tường bộc bạch: "Ngay từ nhỏ, mình đã có ước mơ được làm thầy giáo đứng trên bục giảng, rồi mong ước đó cứ lớn dần theo năm tháng. Học xong lớp 12, mình quyết định thi vào trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Tuy nhiên, lúc ra trường, cơ hội việc làm chưa có, nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ, mình lại xách ba lô lên đi học ngành mầm non".

Khi biết tin thầy Tường chuẩn bị nhận công tác với vị trí giáo viên mầm non, gia đình, bạn bè và cả những thầy cô giáo cũ ai cũng bất ngờ. Đã có những lời bàn ra tán vào, chê bai với lựa chọn của người thầy trẻ khi ấy.

Nói về những tháng ngày khó khăn, thầy nhớ lại: "Quả thực, những ngày đầu khi mới vào nghề cũng lắm gian nan, mình bị phản đối ngay từ những thành viên trong gia đình. Trong nhà cũng có người làm giáo viên mầm non, những vất vả các chị đều hiểu cả nên không muốn cậu em trai theo nghề.

Tiếp đó là định kiến xã hội, người ta bàn tán rồi dị nghị những lời không hay. Nhưng khó khăn nhất đối với mình là ánh mắt nghi ngại của phụ huynh khi họ giao con cho một nam giáo viên như mình". 

 
Thầy giáo Bùi Văn Tường cùng học sinh trong tiết học.

Mọi sự nỗ lực cũng được đền đáp khi thầy yêu thương học sinh bằng cả cái tâm, cái tình của người thầy giáo. Cho đến năm học thứ hai, rất nhiều phụ huynh đã đề xuất cho con được học lớp thầy Tường.

"Mình còn nhớ năm học 2020-2021, ở lớp mẫu giáo lớn do mình đảm nhiệm, em Đinh Thị Hòa ở xóm Bưởi Cại, xã Phú Cường, có vấn đề về sức khỏe và nhận thức. Hòa mặc dù đã gần 6 tuổi nhưng chưa thể tự ăn uống, vệ sinh cá nhân và không nói chuyện, giao tiếp với ai.

Ban đầu mình cũng loay hoay chưa biết nên làm thế nào, bởi dạy học sinh mầm non đã khó, dạy trẻ đặc biệt còn khó hơn, mình cũng chưa từng gặp trường hợp học sinh đặc biệt nào" - thầy Tường bộc bạch.

Rất may, sau khi được tham gia lớp tập huấn nuôi dạy trẻ đặc biệt, thầy Tường đã áp dụng và hướng dẫn được Hòa cách ăn uống, sinh hoạt cá nhân, nói chuyện những câu đơn giản.

 
Cô giáo Bùi Thị Lượn - Hiệu trưởng trường mầm non Phú Cường chia sẻ với PV Báo Lao Động về nam đồng nghiệp duy nhất trong nhà trường.

Nhận xét về người đồng nghiệp nam duy nhất trong trường, cô giáo Bùi Thị Lượn - Hiệu trưởng trường mầm non Phú Cường cho biết: "Thầy giáo Bùi Văn Tường là một trong những thế hệ thầy giáo mầm non đầu tiên của huyện Tân Lạc. Khi thầy mới về trường, quả thực ban giám hiệu cũng vừa mừng vừa lo, không biết thầy có gắn bó được với nhà trường lâu dài không".

Theo cô Lượn, qua quá trình thử thách, càng ngày, tình yêu nghề, mến trẻ và nhiệt huyết của nam đồng nghiệp đã chiếm được cảm tình của học sinh và phụ huynh.

"Thầy Tường không ngại khó, không ngại khổ, luôn nhiệt huyết và hết mình với bất kỳ công việc nào của trường, lớp. Những nỗ lực của thầy giáo trẻ đã xóa đi khoảng cách và định kiến lâu nay của nhiều người về thầy giáo mầm non" - cô Lượn chia sẻ.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo kêu gọi kinh phí, mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo

Trung Dũng |

Đắk Lắk - Thầy Lương Hữu Hải hiện là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar. Không chỉ tận tụy với học sinh khi ở trên bục giảng, trong cuộc sống đời thường, thầy Hải còn miệt mài huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.

Thầy giáo vùng sâu và kỷ niệm khó quên với Chương trình Chỗ trọ miễn phí

Kỳ Quan |

Suốt 15 năm trời, với tư cách là Hiệu trưởng (hoặc Chủ tịch CĐCS nhà trường), mỗi năm thầy đều đưa học trò của mình đi thi đại học ở Cần Thơ theo Chương trình Chỗ trọ miễn phí (CTMP) của Báo Lao Động. Có lẽ thầy là thầy giáo vùng sâu gắn bó lâu nhất với Chương trình CTMP.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Thầy giáo kêu gọi kinh phí, mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo

Trung Dũng |

Đắk Lắk - Thầy Lương Hữu Hải hiện là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar. Không chỉ tận tụy với học sinh khi ở trên bục giảng, trong cuộc sống đời thường, thầy Hải còn miệt mài huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.

Thầy giáo vùng sâu và kỷ niệm khó quên với Chương trình Chỗ trọ miễn phí

Kỳ Quan |

Suốt 15 năm trời, với tư cách là Hiệu trưởng (hoặc Chủ tịch CĐCS nhà trường), mỗi năm thầy đều đưa học trò của mình đi thi đại học ở Cần Thơ theo Chương trình Chỗ trọ miễn phí (CTMP) của Báo Lao Động. Có lẽ thầy là thầy giáo vùng sâu gắn bó lâu nhất với Chương trình CTMP.