Nữ cán bộ hưu trí giúp bà con thoát nghèo, tạo đoàn kết trong buôn làng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Từ sau khi nghỉ hưu theo chế độ, bà H’Bliắk Niê đã cần cù lao động sản xuất, trực tiếp giúp nhiều bà con trên địa bàn thoát nghèo, tăng tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc ở địa phương.

Từng là một cán bộ của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, bà H’Bliắk Niê đã đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng và có nhiều đóng góp cho địa phương. Khi về hưu, bà được người dân tín nhiệm, bầu làm người có uy tín.

Hơn 60 tuổi, nhưng bà H’Bliắk vẫn là điển hình nông dân sản xuất giỏi tại địa bàn. Ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, bà đã vận động người dân trong buôn nhân rộng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Như trường hợp của chị H'Chi Niê (xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà đông miệng ăn nhưng không có việc làm ổn định. Bà H’Bliăk đã tạo công ăn việc làm cho chị nhằm tiết kiệm tiền mua cây giống về trồng. Qua ít năm làm việc cần mẫn, chị tích lũy cho mình 1 sào ruộng, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Dù đã hơn 60 tuổi, bà H’Bliắk vẫn cố gắng lao động sản xuất, làm gương cho những người khác. Ảnh: Bảo Trung
Dù đã hơn 60 tuổi, bà H’Bliắk vẫn cố gắng lao động sản xuất, làm gương cho những người khác. Ảnh: Bảo Trung

Ở tuổi đã ngoài 60, nhưng bản thân bà H’Bliắk vẫn là điển hình nông dân sản xuất giỏi tại địa phương. Đầu tư chăn nuôi heo tại nhà, bà vừa có việc làm khi nhàn rỗi, vừa có thu nhập quanh năm. Chăm chỉ lao động sản xuất đối với bà H’Bliắk không chỉ là một niềm vui mà còn là để nêu gương cho bà con trong buôn noi theo.

Theo quan niệm của nhiều người đồng bào dân tộc thì già làng, trưởng buôn, người có uy tín… thường là người đàn ông có kinh nghiệm, có kiến thức uyên thâm, có sức mạnh, uy tín… để điều hành việc của cộng đồng.

Nhưng hiện nay, những vị trí này đang được nhiều phụ nữ đảm nhận. Họ không chỉ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” mà còn là gương sáng cộng đồng, đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào tại địa phương, là ngọn cờ dẫn dắt mọi người trong buôn làng cùng noi theo, góp phần đưa cuộc sống của người dân ngày một khởi sắc.

Không chỉ vận động người dân làm ăn, phát triển kinh tế, mà bà H’Bliắk còn phối hợp với hệ thống chính trị của buôn để hòa giải cho người dân, tuyên truyền pháp luật, vận động người dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Những việc tưởng chừng như khó giải quyết được, bà H’Bliắk tháo gỡ khúc mắc một cách tự nhiên, giản đơn, gần gũi với nhân dân.

Bà H’Bliắk chia sẻ: "Đối với người đồng bào dân tộc trên địa bàn, nếu chỉ tuyên truyền, nói suông là sẽ khó có được sự tin tưởng, ủng hộ của họ. Điều tốt nhất đó là cán bộ tuyên truyền miệng nói và tay phải làm mới khiến họ tin tưởng, gắn bó. Trong những năm qua, việc ý nghĩa nhất mà tôi làm không phải là giúp một số bà con trên địa bàn thoát nghèo mà là giúp nhiều người trên địa bàn tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh bị lôi kéo, kích động".

Nhờ “cầu nối tư tưởng” và tiếng nói của bà H’Bliắk mà việc phối hợp giữa chính quyền địa phương với người dân cũng thuận lợi hơn cả. Chính quyền có thể điều chỉnh giải pháp, đổi mới hình thức vận động bà con phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới trong buôn làng, đóng góp vào các phong trào thi đua yêu nước.

Ông Y Biêr Niê - Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk nhận định, thực tế, nhiều khu vực trên địa bàn, người đồng bào các dân tộc được những già làng, người uy tín giải thích, mổ xẻ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để cho cộng đồng hiểu biết thêm, nâng cao tinh thần đoàn kết, cùng phát triển, qua đó góp phần đảm bảo tình hình an trật ninh trật tự tại những nơi nhạy cảm.

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 921 người có uy tín trong các buôn làng. Cùng với trưởng buôn, già làng, người có uy tín chính là cánh tay nối dài của Đảng, chính quyền, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ cách làm, từ bỏ những tập tục lạc hậu, để cùng phát triển kinh tế, đưa buôn làng phát triển, ấm no.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Muốn dân thoát nghèo, phải chấm dứt hiện tượng gà vịt, dê giống "đi lạc" vào nhà quan

Thanh Hải |

Phó Bí thư Thường trực, phụ trách Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Lê Văn Dũng vừa chỉ đạo huyện Hiệp Đức xác minh thông tin vụ “gà giống dự án hỗ trợ cho người nghèo lại cấp cho người thân Chủ tịch xã”, đang gây xôn xao dư luận.

Học nghề để thoát nghèo

PHƯƠNG ANH |

Xác định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, giảm nghèo bền vững, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm qua đó giúp hàng nghìn lao động có việc làm ổn định.

Mô hình hay, cách làm sáng tạo giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo

MAI THỨC |

Trong năm 2023, huyện Yên Minh (tỉnh Hà Giang) đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững. Qua đó, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã tạo thêm cơ hội việc làm, ổn định thu nhập, giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo.

Phát động thi đua xây dựng đường dây 500kV mạch 3 với mức đầu tư khoảng 23.000 tỉ đồng

Hà Anh - Cường Ngô |

Sáng 27.2, tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua xây dựng đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Việc tìm kiếm 2 ngư dân Quảng Ngãi mất tích trên biển vẫn vô vọng

VIÊN NGUYỄN |

Đã 4 ngày trôi qua, các quan chức năng cùng ngư dân vẫn nỗ lực tìm kiếm hai ngư dân Quảng Ngãi trên tàu cá gặp nạn mất tích, tuy nhiên vẫn chưa tìm được manh mối. Bao đêm trằn trọc, âu lo, nước mắt người nhà của các nạn nhân mất tích dần khô cạn.

Phá rừng phòng hộ để làm đường dây điện cao thế tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Khoảng 1,7ha rừng phòng hộ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam đã bị xâm hại nghiêm trọng khi thi công đường dây điện cao thế, nhưng chính quyền và đơn vị bảo vệ rừng không hề hay biết.

Công an làm rõ vụ nhóm người kéo tới nhà Nam Em gây ồn ào

ĐÔNG DU |

TPHCM - Sáng 27.2, clip lan truyền về một nhóm người kéo đến nhà Nam Em gây ồn ào được lan truyền. Hiện, Công an phường An Phú, Thủ Đức đang xác minh, làm rõ vụ việc.

Những bác sĩ hồi sinh cuộc đời cô gái 21 tuổi sau ca ghép phổi đêm 30 Tết

AN AN - VŨ LINH |

"30 Tết, tôi sẽ còn rất nhiều đêm giao thừa như thế, nhưng với bệnh nhân, sinh mạng quan trọng hơn Tết rất nhiều. Họ cần được sống hơn chúng tôi cần Tết" - tâm sự xúc động của một nữ điều dưỡng trực tiếp tham gia ca phẫu thuật ghép phổi cho nữ bệnh nhân 21 tuổi vào ngày 30 Tết Giáp Thìn 2024.

Muốn dân thoát nghèo, phải chấm dứt hiện tượng gà vịt, dê giống "đi lạc" vào nhà quan

Thanh Hải |

Phó Bí thư Thường trực, phụ trách Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Lê Văn Dũng vừa chỉ đạo huyện Hiệp Đức xác minh thông tin vụ “gà giống dự án hỗ trợ cho người nghèo lại cấp cho người thân Chủ tịch xã”, đang gây xôn xao dư luận.

Học nghề để thoát nghèo

PHƯƠNG ANH |

Xác định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, giảm nghèo bền vững, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm qua đó giúp hàng nghìn lao động có việc làm ổn định.

Mô hình hay, cách làm sáng tạo giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo

MAI THỨC |

Trong năm 2023, huyện Yên Minh (tỉnh Hà Giang) đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững. Qua đó, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã tạo thêm cơ hội việc làm, ổn định thu nhập, giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo.