Phá rừng phòng hộ để làm đường dây điện cao thế tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Khoảng 1,7ha rừng phòng hộ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam đã bị xâm hại nghiêm trọng khi thi công đường dây điện cao thế, nhưng chính quyền và đơn vị bảo vệ rừng không hề hay biết.

Triệt hạ cây rừng trước mắt lực lượng chức năng

Trả lời Báo Lao Động sáng ngày 27.2, ông Nguyễn Văn Lượm – Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết: “Sáng nay, tôi đã chỉ đạo cho Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ huyện Tây Giang và UBND 3 xã Atiêng, Dang và Lăng báo cáo cụ thể trách nhiệm quản lý của ngành và địa phương đối với vụ phá rừng phòng hộ để thi công đường dây điện cao thế, nguyên nhân vì sao người ta vi phạm như vậy mà mình không phát hiện được”.

Lực lượng chức năng Quảng Nam xác minh, kiểm đếm diện tích rừng phòng hộ Tây Giang bị xâm hại. Ảnh: BQL rừng Tây Giang.
Lực lượng chức năng Quảng Nam xác minh, kiểm đếm diện tích rừng phòng hộ Tây Giang bị xâm hại. Ảnh: BQL rừng Tây Giang

Từ năm 2019, BQL dự án thủy điện Tr’Hy đã thuê đơn vị thi công tự ý mở đường, ào ạt đưa xe cơ giới vào rừng phòng hộ huyện Tây Giang để thi công đường dây điện cao thế 110kV. Trong quá trình thi công, đơn vị này đã ngang nhiên đốn hạ hơn 400 cây rừng tự nhiên, trong đó có hàng chục cây rừng gỗ lớn với đường kính hơn 40cm, tổng khối lượng gỗ thiệt hại lên đến hàng trăm mét khối.

Kết quả điều tra của cơ quan chức năng bước đầu xác định, tổng diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại hơn 1,7ha thuộc địa bàn 3 xã: Atiêng, Dang, Lăng. Trong đó, quy hoạch rừng phòng hộ hơn 9.850m2; quy hoạch rừng sản xuất gần 8.062m2.

1,7ha rừng tự nhiên với hơn 400 cây rừng đã bị đốn hạ để thi công trụ điện cao thế dự án thủy điện Tr'Hy. Ảnh: N.H.
1,7ha rừng tự nhiên với hơn 400 cây rừng tại Quảng Nam đã bị đơn vị thi công đường dây điện cao thế 110kV (thủy điện Tr'Hy) đốn hạ. Ảnh: BQL rừng Tây Giang

Đáng chú ý, BQL dự án thủy điện Tr’Hy (chủ đầu tư dự án 110kV) vẫn chưa được cấp phép chuyển mục đích sử dụng rừng và vụ việc phá rừng xảy ra cách điểm bảo vệ rừng không xa, nhưng BQL rừng phòng hộ huyện Tây Giang lại không hề hay biết?

Lãnh đạo địa phương nói gì?

Một cán bộ BQL rừng phòng hộ Tây Giang tiết lộ, đơn vị có phát hiện xe cơ giới đi vào lâm phận để san ủi mặt bằng mở đường, nhưng nhầm tưởng đó là xe cơ giới của người dân thuê để khai thác keo hoặc đào ao cá trong khu vực sản xuất.

“Tuy lực lượng bảo vệ rừng đóng trên địa bàn gần các móng trụ đường dây 110kV, nhưng đơn vị thi công lợi dụng đêm tối, khi tổ tuần tra bảo vệ rừng đi về thì họ mới dùng rìu để chặt hạ cây rừng nên chúng tôi không phát hiện sự việc”, người này biện minh.

Ảnh: BQL rừng Tây Giang.
Trước khi vụ phá rừng tại Tây Giang bị phát hiện, đơn vị thi công thủy điện Tr’Hy đã từng triệt hạ nhiều cây rừng tại huyện Đông Giang. Ảnh: N.H

Theo ông Nguyễn Văn Lượm - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, qua làm việc với BQL nhà máy thủy điện Tr’Hy, đơn vị này cho biết, mục tiêu không phải lấy gỗ mà khi làm con đường để vận chuyển nguyên vật liệu làm trụ điện thì có xâm hại đến rừng. “Do đó, tôi cho rằng đây là hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng chứ không phải là khai thác rừng trái phép. Việc khai thác rừng để lấy gỗ là hoàn toàn không có”, ông Lượm nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Lao Động về hình thức xử lý vi phạm, ông Lượm cho biết, sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và diện tích gây thiệt hại rừng để làm cơ sở xử lý theo quy định. Bây giờ chủ yếu là xử lý khắc phục hậu quả. “Tinh thần của huyện là ủng hộ cho doanh nghiệp hoạt động kinh tế trên địa bàn nhưng nếu có vi phạm thì phải xử lý theo quy định pháp luật”.

Liên quan đến BQL dự án thủy điện Tr’Hy, mới đây, BQL rừng phòng hộ huyện Đông Giang cũng phát hiện vụ phá rừng tại xã Mà Cooih và ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, đơn vị thi công thủy điện đã cho người đốn hạ 15 cây rừng, đo đếm 6m3 gỗ.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân khiến phá rừng khu vực biên giới Ia Mơr ở Gia Lai diễn biến phức tạp

THANH TUẤN |

Diện tích rừng rộng lớn, địa hình phức tạp, các đối tượng khai thác gỗ manh động, liều lĩnh dễ dàng xâm nhập và tẩu tán hiện vật khỏi hiện trường. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, khiến rừng khu vực biên giới Ia Mơr thường bị xâm hại.

Bám các "điểm nóng", ngăn chặn việc phá rừng vào dịp Tết

HƯNG THƠ |

Các chủ rừng ở tỉnh Quảng Trị cắt cử lực lượng chốt chặn, tuần tra ở các điểm nóng để ngăn việc phá rừng, xâm hại rừng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi phá rừng dịp cuối năm

Nhóm PV Bắc Trung Bộ |

Những ngày áp Tết Giáp Thìn 2024 là thời điểm các đối tượng thường hay lợi dụng để khai thác, vận chuyển trái phép các loại lâm sản. Để quản lý, bảo vệ rừng đạt kết quả cao, lực lượng Kiểm lâm các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

Chứng khoán tiếp tục tăng mạnh, nhà đầu tư cần tránh mua đuổi giá cao

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán tăng điểm chủ yếu nhờ sự nâng đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, vẫn cần có sự lan tỏa ra phần còn lại của thị trường để đạt những mức điểm tốt hơn.

Quán bún chả Hà Nội kín khách mỗi ngày dù nằm sâu trong ngõ

Linh Boo |

Quán bún chả ở đường Đình Thôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được nhiều thực khách tấm tắc khen ngon, giá cả bình dân.

Bản tin công đoàn: Cơ cấu tiền lương của viên chức ngành y tế từ 1.7

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nhảy việc giảm nhiệt; Các doanh nghiệp ở Bắc Giang cần tuyển dụng công nhân phổ thông; Ngành da giày, may mặc có nhu cầu tuyển dụng cao; Cơ cấu tiền lương của viên chức ngành y tế thay đổi như thế nào sau cải cách tiền lương 2024?...

Vùng ly khai của ứng viên NATO thỉnh cầu Nga bảo vệ

Khánh Minh |

Nga cam kết xem xét lời thỉnh cầu giúp đỡ của Transnistria, vùng ly khai của ứng viên NATO Moldova.

Phải trích lập gần 3.600 tỉ đồng, ACV tính kiện các hãng bay nợ tiền

Quý An |

Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về một số công tác cần triển khai thực hiện nhằm thu hồi công nợ của các hãng hàng không trong nước đang vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Nguyên nhân khiến phá rừng khu vực biên giới Ia Mơr ở Gia Lai diễn biến phức tạp

THANH TUẤN |

Diện tích rừng rộng lớn, địa hình phức tạp, các đối tượng khai thác gỗ manh động, liều lĩnh dễ dàng xâm nhập và tẩu tán hiện vật khỏi hiện trường. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, khiến rừng khu vực biên giới Ia Mơr thường bị xâm hại.

Bám các "điểm nóng", ngăn chặn việc phá rừng vào dịp Tết

HƯNG THƠ |

Các chủ rừng ở tỉnh Quảng Trị cắt cử lực lượng chốt chặn, tuần tra ở các điểm nóng để ngăn việc phá rừng, xâm hại rừng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi phá rừng dịp cuối năm

Nhóm PV Bắc Trung Bộ |

Những ngày áp Tết Giáp Thìn 2024 là thời điểm các đối tượng thường hay lợi dụng để khai thác, vận chuyển trái phép các loại lâm sản. Để quản lý, bảo vệ rừng đạt kết quả cao, lực lượng Kiểm lâm các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng này.