Hành trình trở thành thầy giáo của cậu bé Mông ở điểm nóng ma tuý Hoà Bình

Khánh Linh |

Hoà Bình - Từ cậu bé người Mông ở "thánh địa" ma tuý đến giáo viên dạy giỏi của huyện Mai Châu là một hành trình dài của thầy giáo Sùng A Thông.

Hành trình chạm tay vào ước mơ

Theo lời giới thiệu của thầy hiệu trưởng, THCS thị trấn Mai Châu - Lê Thanh Trọng, PV Báo Lao Động đã tìm gặp thầy giáo Sùng A Thông (SN 1988, trú tại xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình). Khi PV đến nơi cũng là lúc thầy Thông đang trong tiết dạy môn Tin học lớp 9.

PV được chứng kiến hình ảnh thầy giáo người Mông hiền lành, chân chất đang say sưa giảng bài, thi thoảng, khi những chiếc máy tính tại phòng thực hành gặp vấn đề, thầy giáo trẻ lại trở thành "kỹ sư tin học" bất đắc dĩ cho học sinh.

 
Thầy giáo Sùng A Thông trong tiết dạy.

Kể về quá trình từ một cậu bé người Mông ở xã đặc biệt khó khăn đến một thầy giáo trẻ tiêu biểu của tỉnh, thầy Thông tâm sự: "Mình sinh ra và lớn lên ở bản Pà Háng lớn, xã Pà Cò, huyện Mai Châu - nơi hầu hết là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước đây, khi đường xá đi lại còn khó khăn, hai xã Hang Kia - Pà Cò gần như bị cô lập với bên ngoài, nhiều kẻ xấu còn lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở để buôn bán ma tuý".

Theo thầy giáo trẻ này, ở những năm tiểu học, khi đường xá đi lại ở vùng này mới chỉ là những con đường đất quanh co đầy những viên đá hộc, anh cùng các bạn hàng ngày phải tự đi bộ đến trường.

Đến khi lên cấp 2, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng thấy con trai khát khao học con chữ, lại mong muốn con được học ở môi trường tốt hơn, bố mẹ anh đã cùng hơn 10 gia đình cho con xuống học ở trường THCS thị trấn.

 
Đôi khi thầy Thông trở thành kỹ sư tin học bất đắc dĩ khi những chiếc máy tính có vấn đề.

"Hơn 10 tuổi, xa nhà, xa bố mẹ, phải tự thuê trọ, tự nấu ăn rồi rủ nhau đi xách nước suối về sinh hoạt thật sự khá vất vả. Nhà cách trường tận 30km, đường đi lại khó khăn, nên có những năm học đến cả 4-5 tháng mới về nhà một lần.

Học hết cấp 2 lại được tuyển vào trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc và đi học ở Thái Nguyên, nhà xa nên mỗi năm mình chỉ về 2 lần vào dịp hè và Tết" - thầy Thông bộc bạch.

Trong ký ức của người thầy trẻ này, đối với đồng bào dân tộc Mông trên vùng Hang Kia - Pà Cò, chuyện cho con em đi học biết cái chữ đã ít, được ăn học lên đại học còn hiếm hơn.

Thầy giáo Sùng A Thông trò chuyện với PV Báo Lao Động
Thầy giáo Sùng A Thông trò chuyện với PV Báo Lao Động.

Lúc bấy giờ, khó khăn nhất đối với thầy Thông là việc nói tiếng Kinh chưa sõi, vốn từ chỉ đủ giao tiếp cơ bản khiến anh nhút nhát, rụt rè, không dám giao tiếp với ai, chỉ có khát khao được học cái chữ, được làm thầy giáo đứng trên bục giảng là chưa bao giờ vụt tắt.

Người thầy trẻ nhiệt huyết

Học xong bậc học THPT, được sự động viên của thầy cô và cha mẹ, chàng trai trẻ đã thi đỗ vào khoa Toán - Lý - Tin của trường Đại Học Tây Bắc. Thời điểm đó, thầy Sùng A Thông là một trong những người đầu tiên của vùng Hang Kia - Pà Cò đi học đại học.

"Ra trường, tôi trở về công tác tại trường PTDTNT THCS&THPT B huyện Mai Châu, nằm ở xã vùng cao Pà Cò. Khi ấy, mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy không có, học sinh lại chủ yếu là người dân tộc thiểu số, để truyền tải cho các em hiểu là điều không dễ dàng" - thầy giáo trẻ tâm sự.

Nhưng với nhiệt huyết và khát khao mang con chữ đến với trẻ em vùng khó, thầy Thông đã không ngại học hỏi kinh nghiệp của những người đi trước cũng như cập nhật những kiến thức mới nhất để truyền dạy lại cho học sinh.

Trường THCS thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu - nơi thầy giáo trẻ người Mông Sùng  A Thông đang công tác.
Trường THCS thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu - nơi thầy giáo trẻ người Mông Sùng A Thông đang công tác.

Trao đổi với PV, thầy giáo Lê Thanh Trọng hiệu trưởng trường THCS thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu cho biết: "Thầy Sùng A Thông hiện đang công tác tại trường THCS thị trấn Mai Châu là một trong những thầy giáo trẻ tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình".

Theo thầy Trọng, mới đây, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thầy Thông đã đạt giải nhì môn Tin học.

"Với nét thật thà, chất phác lại nhiệt huyết với nghề nên thầy Thông được học trò tin yêu, đồng nghiệp quý mến" - vị hiệu trưởng nói thêm.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo mầm non gieo mầm xanh trên vùng cao Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Vượt qua những định kiến và vất vả đặc thù của giáo viên mầm non, thầy giáo trẻ Bùi Văn Tường vẫn miệt mài gieo yêu thương cho học trò vùng cao.

Thầy giáo kêu gọi kinh phí, mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo

Trung Dũng |

Đắk Lắk - Thầy Lương Hữu Hải hiện là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar. Không chỉ tận tụy với học sinh khi ở trên bục giảng, trong cuộc sống đời thường, thầy Hải còn miệt mài huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Thầy giáo mầm non gieo mầm xanh trên vùng cao Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Vượt qua những định kiến và vất vả đặc thù của giáo viên mầm non, thầy giáo trẻ Bùi Văn Tường vẫn miệt mài gieo yêu thương cho học trò vùng cao.

Thầy giáo kêu gọi kinh phí, mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo

Trung Dũng |

Đắk Lắk - Thầy Lương Hữu Hải hiện là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar. Không chỉ tận tụy với học sinh khi ở trên bục giảng, trong cuộc sống đời thường, thầy Hải còn miệt mài huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.