Cô giáo biến đam mê bánh dân gian thành nguồn tiếp sức học sinh đến trường

TẠ QUANG - MỸ LY |

Tại ngôi trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) có một cô giáo vừa ân cần gieo con chữ cho bao thế hệ học sinh vừa miệt mài làm ra những chiếc bánh dân gian với mong muốn giúp các học trò được theo đuổi ước mơ học vấn.

Tiếng "má" thân thương

Công tác tại Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) từ năm 2006, cô Phan Thị Tuyết (42 tuổi, giáo viên dạy môn lịch sử) vẫn luôn làm tròn trọng trách của một người lái đò thầm lặng, ngày ngày mang tri thức đến cho các em học sinh. Nhất là với những hoàn cảnh khó khăn, cô luôn vỗ về an ủi, động viên, giúp đỡ để các em vượt qua khó khăn, tiếp tục học hành.

 
Cô Phan Thị Tuyết làm bánh dân gian bán lấy tiền hỗ trợ học sinh nghèo. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trong suốt quá trình dạy học, bắt gặp những học sinh gia cảnh thiếu thốn, phải dang dở việc học khiến cô Tuyết không khỏi chạnh lòng. Thế là, bằng tình yêu thương, cô Tuyết ấp ủ dự định hỗ trợ, giúp đỡ các em đến trường.

Nhưng thay vì chọn cách vận động, chờ đợi quyên góp của mọi người, cô Tuyết lại dùng niềm đam làm bánh dân gian của mình để tiếp sức cho các học trò. Dự định ấy bắt đầu được cô Tuyết hiện thực hóa vào năm 2019, trong 1 lần dẫn các em đi Bến Tre bồi dưỡng học sinh giỏi.

"Có lần, khi dẫn học sinh đi Bến Tre bồi dưỡng học sinh giỏi,  trong đoàn có một em không có khả năng đóng tiền xe, ăn uống cùng các bạn. Thấy thương quá nên tôi hỗ trợ em hoàn toàn chi phí. Khi về, em xúc động gọi tôi tiếng má, nghe mà rớt nước mắt. Chính tiếng má thân thương ấy đã tiếp thêm động lực để tôi quyết tâm thực hiện việc làm bánh 0 đồng, trích tiền hỗ trợ học sinh khó khăn”, cô Tuyết kể lại.

Những chiếc bánh cô Tuyết làm ra. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Những chiếc bánh cô Tuyết làm ra. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thế là, sau những giờ lên lớp, cô Tuyết lại dành thời gian học thêm cách làm, công thức để cho ra được nhiều loại bánh hấp dẫn. Nhờ vậy mà đến nay, cô Tuyết đã có thể làm được hơn 10 loại bánh dân gian, món nào cũng thơm ngon và mỗi khi mang ra là đều được mọi người, nhất là các học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp ủng hộ.

Có lẽ, bên cạnh hương vị thơm ngon của chiếc bánh, sự cảm động trước tình yêu thương của người cô dành cho học trò của mình chính là nguyên nhân giúp mâm bánh của cô Tuyết luôn đắt hàng.

Nhìn mỗi chiếc bánh làm ra được bán đi, cô Tuyết vô cùng vui mừng, bởi những đồng lời kiếm được ấy sẽ có thể giúp được nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhất là các học sinh nghèo được bước tiếp trên hành trình theo đuổi con chữ.

Thắp sáng ước mơ

Nhìn lại hành trình 4 năm qua, với những chiếc bánh dân gian đầy ắp tình thương, cô Tuyết đã giúp đỡ cho nhiều trường hợp học sinh nghèo hiếu học. Trung bình mỗi năm cô kiếm được gần 20 triệu đồng tiền lãi từ việc làm bánh và trích ra hỗ trợ cho mỗi em học sinh nghèo với số tiền 500.000 đồng.

Với cô Tuyết, đây là một hành trình tuy vất vả nhưng vô cùng đáng tự hào. Cô tự hào vì bản thân đã giúp đỡ được các em học sinh khó khăn có thể đến trường và càng tự hào hơn khi những hoàn cảnh mà mình giúp đỡ ấy đều thành công với những ước mơ riêng.

Cô Tuyết trao phần quà nhỏ cho học sinh nghèo. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cô Tuyết trao phần quà nhỏ cho học sinh nghèo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Tuyết tự hào kể lại, nhờ tiền lãi từ việc làm bánh, cô đã trích ra hỗ trợ 2 em Lê Minh Giao và Lê Minh Hảo, học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương đi học và đỗ vào các trường đại học mong muốn, tiến gần hơn tới ước mơ của mình. Hiện em Giao đang là sinh viên của Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh, còn em Hảo đang sinh viên Học viện Biên phòng (Hà Nội).

Hiện tại, cô Tuyết vẫn tiếp tục công việc làm bánh 2 ngày/tuần, tiền lãi mỗi ngày từ 300.000 - 500.000 đồng được cô sử dụng hết vào việc giúp đỡ học sinh hoàn cảnh khó khăn và người nghèo. Trong đó, có 2 học sinh tại Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của cô. Ngoài ra, cũng có nhiều bệnh nhân, gia đình, giáo viên khó khăn cũng được cô giúp đỡ.

Qua 4 năm tận tụy, hết lòng giúp đỡ mọi người mà không mong nhận được sự hồi đáp, cô Tuyết luôn được học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp quý mến. Kể cả Ban giám hiệu trường cũng đánh giá cao những việc làm ý nghĩa của cô.

“Cô Tuyết luôn sôi nổi, tích cực trong các công tác thiện nguyện, tận tình giúp đỡ học sinh, đồng nghiệp những lúc khó khăn. Chưa hết, cô còn phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác” - thầy Nguyễn Thanh Phong, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai nói.

TẠ QUANG - MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Nghị lực phi thường của cô giáo không tay ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều năm qua khi nhắc tới cô giáo Thắm (ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhiều người luôn dành một tình cảm đặc biệt, bởi cô là một người không có tay từ khi sinh ra, nhưng với nghị lực phi thường, cô đã chiến thắng số phận, trở thành cô giáo ngoại ngữ của lớp học tình thương nơi làng quê yên bình.

Cô giáo kiên cường chống chọi với bệnh tật để dâng mật ngọt cho đời

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Mang trong mình căn bệnh lupus ban đỏ hành hạ suốt ba năm qua, cô Huỳnh Thị Hồng Diễm (48 tuổi) giáo viên trường Tiểu học Phổ Ninh, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) vẫn kiên cường chống chọi với bệnh tật, hoàn thành tốt công việc giảng dạy ở trường.

Quảng Ninh: Cô giáo có sáng kiến giúp học sinh học giỏi môn ngoại ngữ

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Khắc phục điểm số kém, học sinh hứng thú với môn học… đó là một số thành quả ban đầu mà sáng kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng bài diễn đạt viết cho học sinh giỏi quốc gia THPT” đem lại cho học sinh chuyên Pháp trường THPT Hòn Gai, TP. Hạ Long. Sáng kiến được cấp bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2023. Chủ nhân của đề tài là cô Đỗ Thị Thanh Huyền, người giáo viên đã có 20 năm đứng lớp cùng nhiều thế hệ học trò. 

Hàng loạt cây xanh bị “tỉa trụi” giữa thời tiết nắng nóng

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 100 cây xanh từ nhỏ đến lớn dọc 2 bên đường Phạm Văn Đồng (phường Vĩ Dạ, TP. Huế) đã bị “tỉa trụi” phơi mình giữa thời tiết nắng nóng gay gắt.

TPHCM đẩy nhanh xây 4 cây cầu lớn với tổng vốn đầu tư hơn 21.600 tỉ đồng

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh – Cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu đường Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên tổng vốn đầu tư hơn 21.600 tỉ đồng sẽ được TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh xây dựng trong thời gian tới sau khi cơ chế đặc thù mới được Quốc hội thông qua.

Đặc sản sỏi mầm độc lạ chỉ có ở Hậu Giang

Mộc Anh |

Sỏi mầm là món ăn gây tò mò với nhiều du khách khi ghé Hậu Giang bởi cái tên có một không hai.

Lộ nguyên nhân khiến Quốc lộ 37 đoạn qua Yên Bái nâng cấp mãi không xong

Nhóm PV |

Không chỉ bị đội vốn, dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua địa bàn tỉnh Yên Bái (dù bị Bộ Giao thông Vận tải cho vào diện theo dõi đặc biệt) còn phát sinh nhiều vấn đề trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, Phó Chủ tịch huyện Trấn Yên - ông Nguyễn Đức Mầu - còn bị người dân tố cáo đích danh đến các cấp chức năng.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Nghị lực phi thường của cô giáo không tay ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều năm qua khi nhắc tới cô giáo Thắm (ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhiều người luôn dành một tình cảm đặc biệt, bởi cô là một người không có tay từ khi sinh ra, nhưng với nghị lực phi thường, cô đã chiến thắng số phận, trở thành cô giáo ngoại ngữ của lớp học tình thương nơi làng quê yên bình.

Cô giáo kiên cường chống chọi với bệnh tật để dâng mật ngọt cho đời

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Mang trong mình căn bệnh lupus ban đỏ hành hạ suốt ba năm qua, cô Huỳnh Thị Hồng Diễm (48 tuổi) giáo viên trường Tiểu học Phổ Ninh, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) vẫn kiên cường chống chọi với bệnh tật, hoàn thành tốt công việc giảng dạy ở trường.

Quảng Ninh: Cô giáo có sáng kiến giúp học sinh học giỏi môn ngoại ngữ

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Khắc phục điểm số kém, học sinh hứng thú với môn học… đó là một số thành quả ban đầu mà sáng kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng bài diễn đạt viết cho học sinh giỏi quốc gia THPT” đem lại cho học sinh chuyên Pháp trường THPT Hòn Gai, TP. Hạ Long. Sáng kiến được cấp bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2023. Chủ nhân của đề tài là cô Đỗ Thị Thanh Huyền, người giáo viên đã có 20 năm đứng lớp cùng nhiều thế hệ học trò.