Nghị lực phi thường của cô giáo không tay ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều năm qua khi nhắc tới cô giáo Thắm (ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhiều người luôn dành một tình cảm đặc biệt, bởi cô là một người không có tay từ khi sinh ra, nhưng với nghị lực phi thường, cô đã chiến thắng số phận, trở thành cô giáo ngoại ngữ của lớp học tình thương nơi làng quê yên bình.

Những nỗ lực phi thường

Đến thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hỏi cô giáo Lê Thị Thắm, không ai không biết, thậm chí từ người già đến trẻ nhỏ đều dành một tình cảm trìu mến và chỉ dẫn tận tình đường tới nhà cô giáo Thắm.

Cô giáo Lê Thị Thắm chia sẻ về những ngày tháng khó khăn. Ảnh: Minh Hoàng
Cô giáo Lê Thị Thắm chia sẻ về những ngày tháng khó khăn. Ảnh: Minh Hoàng

Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ, bà Nguyễn Thị Tình (mẹ của Thắm) cho biết, Thắm sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi, cơ thể khiếm khuyết khi không có hai cánh tay như các bạn đồng trang lứa.

“Ngày xưa, gia cảnh nghèo nên không có điều kiện đi thăm khám thường xuyên, mãi đến khi Thắm chào đời, tất cả mọi người trong nhà ai cũng choáng váng khi biết em không có đôi tay như bình thường. Thậm chí lúc đấy trông Thắm nhỏ xíu, sinh ra chỉ nặng gần 1kg” - bà Tình nhớ lại.

Biết Thắm thiệt thòi, đáng thương nên mọi tình cảm của nội ngoại đều dành cho em, và cứ như thế Thắm lớn lên trong vòng tay yêu thương của mọi người, rồi dần làm quen với cuộc sống hằng ngày. Không có tay, Thắm miệt mài luyện cho đôi chân thuần thục như đôi tay.

Với nghị lực phi thường, đến nay Thắm đã trở thành cô giáo dạy ngoại ngữ ngay tại nhà. Ảnh: Minh Hoàng
Với nghị lực phi thường, đến nay Thắm đã trở thành cô giáo dạy ngoại ngữ ngay tại nhà. Ảnh: Minh Hoàng

Kể về bản thân mình, Thắm cho biết, suốt 25 năm qua, chưa khi nào em chùn bước và cho phép mình gục ngã. “Cách đây gần 20 năm về trước, khi em bước vào lớp 1, những ngày đầu đến lớp, nhìn các bạn tập tô, viết chữ, trong khi mình cứ ngồi lặng như tờ. Quyết không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, em đã xin cô giấy bút, tập tành viết chữ” - Thắm chia sẻ.

Cũng theo Thắm, thời gian đầu luyện chữ đối với các bạn bình thường còn khó khắn, với em lại càng khổ gấp bội. Mỗi khi kẹp bút vào kẽ ngón chân để viết là cả một cực hình. Nhiều đận ngón chân bị chảy máu, đau nhức nhưng em không hề nản chí. Sau mỗi buổi học trên lớp, Thắm về nhà tiếp tục bày giấy bút ra giường, ra chiếu để luyện chữ.

Với sự trợ giúp của mẹ và người thân trong gia đình, khoảng hơn 1 năm sau, Thắm đã luyện viết thành công và bắt nhịp cùng các bạn trong lớp. Kể từ đó, với sự đồng hành che chở của cha mẹ, sự động viên của bạn bè thầy cô, trong 12 năm học (từ lớp 1 đến lớp 12) em luôn đạt thành tích học tập khá, giỏi.

Thành cô giáo thân thương

Theo cô giáo Thắm, từ khi còn bé em đã có ước mơ lớn lên thành cô giáo. Bước ngoặt lớn nhất là vào năm 2016, em đã hạ quyết tâm và thi đậu vào Khoa sư phạm tiếng Anh của Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa.

“Khi biết tin, em phần mừng phần tủi, vì khi học ở trường làng khác, còn học đại học thì mọi sinh hoạt cho đến học tập đều phải chịu cảnh thiếu thốn, xa nhà. Rất may, mẹ đã thấu hiểu, động viện và sẵn sàng đồng hành cùng em suốt 4 năm học đại học” - Thắm nhớ lại.

Sau nhiều nỗ lực, lớp học yêu thương của cô giáo Thắm đã có khoảng 30 em học sinh tham gia học scác buổi trong tuần. Ảnh: Minh Hoàng
Sau nhiều nỗ lực, lớp học yêu thương của cô giáo Thắm đã có khoảng 30 em học sinh tham gia học các buổi trong tuần. Ảnh: Minh Hoàng

Ngày Thắm bước đến giảng đường đại học, bà Nguyễn Thị Tình lại khăn gói đồ đạc lên TP.Thanh Hóa thuê trọ sẵn sàng đồng hành cùng con gái. Rất may, nhập học xong, thấy hoàn cảnh của mẹ con Thắm, nhà trường đã tạo điều kiện cho ở ký túc xá, còn mẹ của Thắm được trường nhận vào làm lao công, để có thêm thu nhập và tiện bề chăm sóc con.

Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng với quyết tâm của Thắm và sự đông hành của người mẹ hiền. Năm 2020, Thắm đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng Cử nhân sư phạm tiếng Anh. Việc làm của em ngay sau khi ra trường là về quê mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho những đứa trẻ nghèo. Đây cũng là việc làm, thay cho lời cảm ơn của Thắm đến bố mẹ, làng xóm, bạn bè và thầy cô, vì đã đồng hành, giúp đỡ em trong suốt nhiều năm.

"Lúc đầu em mở lớp để dạy miễn phí cho các em nhỏ trong làng. Về sau, một số phụ huynh đã ngỏ ý muốn xin cho con học thêm, nâng cao kiến thức, nên em đã quyết định mở lớp dạy học tại nhà, rồi nhờ bố mẹ mua thêm các trang thiết bị để tiện cho việc day học”- Thắm cho hay.

Sau khoảng hơn 2 năm, đến nay lớp học của Thắm có khoảng 30 học sinh đến học đều đặn vào các ngày trong tuần. Ngoài ra, Thắm cũng dạy kèm các kiến thức nâng cao cho học sinh lớp 11.

Kể về ước mơ của mình, Thắm cho biết, dù hiện tại em đã có một lớp học nhỏ tại nhà, tuy nhiên em vẫn ước ao một ngày được đứng trên bục giảng đúng nghĩa, được nhìn ngắm, dạy dỗ học trò trong khuôn viên lớp học, trong khung cảnh tiếng trống điểm rộn rã nơi sân trường đầy nắng.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện nghị lực của Nguyễn Thị Oanh

HOÀI VIỆT |

Nguyễn Thị Oanh, với  nghị lực vươn lên từ gian khó, đã thành công. Có những thời điểm tưởng như cô đã phải bỏ ngang sự nghiệp...

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật ở Bạc Liêu

VĂN SỸ |

Dù bị khuyết tật đôi chân, nhưng bằng nghị lực của mình, bà Trần Thị Tiếm (44 tuổi) ngụ xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu một mình vất vả mưu sinh nuôi 2 con khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của mẹ, 2 người con của bà Tiếm đều ngoan hiền, hiếu thảo, là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.

Nghị lực vượt khó của nữ sinh người dân tộc Thái

Vân Trang |

Thi tốt nghiệp THPT đạt 28,75 điểm, Lữ Thị La Nhung, người dân tộc Thái, là một trong 142 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được vinh danh tại lễ tuyên dương thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2022.

Liên tiếp 2 đoạn sạt lở sông Cái Cao đe dọa 24 hộ dân ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Tại ấp Phú An, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vừa xảy ra 2 đoạn sạt lở và nguy cơ sạt lở dài hơn 300m ảnh hưởng đến 24 hộ dân có hơn 120 nhân khẩu sinh sống nơi đây.

Giảm 50% phí trước bạ, thị trường ôtô rục rịch ngóng chờ

Thái Mạnh |

Thị trường ôtô đang ngóng chờ từng ngày khi dự thảo Nghị định về giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đang được Bộ Tài Chính và Bộ Tư Pháp xây dựng, áp dụng từ 1.7 đến hết năm nay sẽ giúp thị trường sôi động hơn trong những tháng còn lại của năm 2023.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM thông tin vụ đề thi Toán lớp 10 có sai sót

Chân Phúc |

Ngày 9.6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Hồ Chí Minh đã có phản hồi về thông tin cho rằng, nội dung bài 5 của đề thi môn Toán kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 có sai sót về kiến thức Vật lí.

Buộc thôi việc cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Hồng Nam - cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

Bức họa vùng cao mùa nước đổ ở Lào Cai

Ý Yên |

Bình minh lên, những thửa ruộng bậc thang ở Y Tý, Lào Cai loang loáng màu của nắng, của trời và điểm xuyết vệt vàng của phù sa, sắc xanh của lá mạ.

Câu chuyện nghị lực của Nguyễn Thị Oanh

HOÀI VIỆT |

Nguyễn Thị Oanh, với  nghị lực vươn lên từ gian khó, đã thành công. Có những thời điểm tưởng như cô đã phải bỏ ngang sự nghiệp...

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật ở Bạc Liêu

VĂN SỸ |

Dù bị khuyết tật đôi chân, nhưng bằng nghị lực của mình, bà Trần Thị Tiếm (44 tuổi) ngụ xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu một mình vất vả mưu sinh nuôi 2 con khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của mẹ, 2 người con của bà Tiếm đều ngoan hiền, hiếu thảo, là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.

Nghị lực vượt khó của nữ sinh người dân tộc Thái

Vân Trang |

Thi tốt nghiệp THPT đạt 28,75 điểm, Lữ Thị La Nhung, người dân tộc Thái, là một trong 142 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được vinh danh tại lễ tuyên dương thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2022.