453 triệu tấn rác thải nhựa tại Việt Nam bị rò rỉ ra đại dương mỗi năm

Thùy Linh |

Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng và cấp bách nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo báo cáo xác định điểm nóng ô nhiễm nhựa tại Việt Nam do IUCN, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Sáng kiến Life Cycle xuất bản hợp tác cùng EA, Quantis, trong năm 2018, toàn quốc có đến 453 triệu tấn rác thải nhựa bị rò rỉ ra đại dương, tương đương với lượng rác rò rỉ là 4,7 kg/người/năm.

Nhận thức được nguy cơ nghiêm trọng của rác thải nhựa đối với môi trường và con người, nhà nước đã được ban hành nhiều chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Báo chí cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy các sáng kiến/giải pháp, chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng cũng như hỗ trợ thực thi chính sách ở các cấp độ khác nhau liên quan đến ô nhiễm rác thải nhựa.

Hiện nay, chỉ với một lệnh tìm kiếm trên mạng về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam, có đến 1,3 triệu tin/bài/phóng sự kết quả được tìm thấy trong vòng 0,43 giây.

Con số này cho thấy, lượng thông tin truyền thông về vấn đề này là rất lớn và dễ tiếp cận, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, tác động về mặt nhận thức và thay đổi hành vi của một bộ phận cộng đồng còn hạn chế.

Dự án “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa” do Quỹ Vì tầm vóc Việt thực hiện được xây dựng dựa trên bối cảnh ô nhiễm nhựa tại Việt Nam đang ở mức báo động, và là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhận tài trợ từ Mạng lưới Báo chí Toàn cầu (Earth Journalism Network) năm 2022.

Nhờ dự án này, nhiều phóng viên nữ đã có được cơ hội tiếp cận thông tin, gặp gỡ các chuyên gia, kết nối với các tổ chức bảo vệ môi trường và tham gia bình đẳng trong lĩnh vực điều tra về môi trường.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Quy định quản lý rác thải nhựa khó áp dụng vì thiếu các hướng dẫn cụ thể

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay trong quản lý rác thải nhựa là phải thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực tế để xử lý chất thải nhựa và phát triển nền công nghiệp tái chế. Hiện đã có nhiều quy định, chính sách về vấn đề này nhưng thực tế chưa triển khai được.

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Thùy Linh |

Hiện nay, xử lý rác thải và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn diễn ra phổ biến. Có đến 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển Việt Nam là rác thải nhựa, trong đó phần lớn là nhựa dùng một lần. Rác thải nhựa đang gây ra những nguy cơ lớn đối với môi trường và sức khỏe.

Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu

Khánh Minh |

Rác thải nhựa sử dụng một lần đang tăng nhiều hơn bao giờ hết, chủ yếu được làm từ nhựa polymer có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch.

Arsenal tái thiết lập khoảng cách 8 điểm với Man City

Chi Trần |

Arsenal vượt qua Leeds trên sân nhà Emirates, đánh dấu trận thắng thứ 7 liên tiếp tại Premier League.

Câu lạc bộ Viettel thắng đậm tại vòng loại Cúp Quốc gia 2023

HOÀNG HUÊ |

Giành chiến thắng ở lượt trận vòng loại, câu lạc bộ Viettel, Bình Dương và Quảng Nam giành quyền đi tiếp tại Cúp Quốc gia 2023.

Jack Grealish tỏa sáng, Man City xuất sắc đánh bại Liverpool

Chi Trần |

Man City ngược dòng ngoạn mục trước Liverpool và giành 3 điểm quan trọng để tiếp tục bám đuổi Arsenal.

Tín hiệu tích cực từ thị trường khách tàu biển đến Khánh Hòa

Phương Linh |

Ngay trong ngày đầu tháng 4, hơn 2.000 khách quốc tế trên tàu du lịch cao cấp MSC POESIA khám phá thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Huế: Nhà di sản thành nhà tập gym

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - “Nhà di sản” ở số 117 Lê Thánh Tôn (TP Huế) được UBND phường Thuận Lộc cho tư nhân thuê làm nơi tập gym. Năm 2017, sau khi bị dư luận phản ứng, qua xem xét, UBND TP. Huế quyết định tạm dừng việc thi công. Thế nhưng sau đó, phòng tập gym vẫn được làm xong và hiện còn hoạt động.

Quy định quản lý rác thải nhựa khó áp dụng vì thiếu các hướng dẫn cụ thể

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay trong quản lý rác thải nhựa là phải thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực tế để xử lý chất thải nhựa và phát triển nền công nghiệp tái chế. Hiện đã có nhiều quy định, chính sách về vấn đề này nhưng thực tế chưa triển khai được.

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Thùy Linh |

Hiện nay, xử lý rác thải và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn diễn ra phổ biến. Có đến 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển Việt Nam là rác thải nhựa, trong đó phần lớn là nhựa dùng một lần. Rác thải nhựa đang gây ra những nguy cơ lớn đối với môi trường và sức khỏe.

Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu

Khánh Minh |

Rác thải nhựa sử dụng một lần đang tăng nhiều hơn bao giờ hết, chủ yếu được làm từ nhựa polymer có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch.