Huế: Nhà di sản thành nhà tập gym

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - “Nhà di sản” ở số 117 Lê Thánh Tôn (TP Huế) được UBND phường Thuận Lộc cho tư nhân thuê làm nơi tập gym. Năm 2017, sau khi bị dư luận phản ứng, qua xem xét, UBND TP. Huế quyết định tạm dừng việc thi công. Thế nhưng sau đó, phòng tập gym vẫn được làm xong và hiện còn hoạt động.

Minh chứng cho giao lưu văn hóa Việt - Pháp

Chủ nhân trước đây của ngôi nhà số 117 Lê Thánh Tôn, TP Huế (số 73 cũ) là ông Trương Như Cương (1850 - 1926, là một danh thần nhà Nguyễn) về sau để lại cho con trai là Trương Như Đính (1892 - 1970, Thượng thư Bộ Kinh tế cuối triều Nguyễn).

Đây là một trong những ngôi nhà đẹp có nhiều giá trị khi phối hợp hài hòa giữa lối kiến trúc nhà rường Việt và kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20, điển hình cho dạng tư gia của quan lại triều Nguyễn trong kinh thành Huế.

Vào năm 1996, nằm trong chương trình giao lưu văn hóa Việt - Pháp, ngôi nhà đã được các chuyên gia vùng Nord Pas de Calais và Cộng đồng đô thị Lille chọn giúp đỡ, đầu tư một số tiền lớn để trùng tu, cải tạo và đặt tên là “Nhà di sản”.

Ngôi nhà sau khi được trùng tu là một tổng thể toàn vẹn không chỉ về kiến trúc của nhà chính và còn có sân vườn với tường rào, bể cạn, hệ thống cây xanh. Sau đó, đây trở thành địa chỉ văn hóa của Huế, là điểm đến tham quan của nhiều du khách và là công trình tiêu biểu thể hiện sự nỗ lực trong việc trùng tu, phục hồi những ngôi nhà cổ tại Huế.

Sau nhiều lần được cho thuê và mượn, hiện tại, khoảng sân trước “Nhà di sản” 117 Lê Thánh Tôn được UBND phường Thuận Lộc cho một đơn vị tư nhân thuê lại để xây dựng phòng tập gym khiến nhiều người dân, nhà nghiên cứu văn hóa bất bình.

Năm 2017, sau khi bị dư luận phản ứng, UBND TP Huế quyết định tạm dừng việc thi công hạng mục công trình trung tâm thể dục thể thao để xem xét, cân nhắc điều chỉnh các phương án về quy hoạch - kiến trúc cho phù hợp.

 
Phòng tập gym này được xây dựng chiếm hết phần sân của nhà di sản và bị dư luận phản ứng (chụp thời điểm 2017). Ảnh: Thế Trung

Thế nhưng, sau đó, nhà tập gym 2 tầng, bằng sắt được xây dựng hoàn thiện án ngữ hết toàn bộ phần sân, phá vỡ đi cấu trúc toàn vẹn và những giá trị văn hóa vốn có lâu nay của “Nhà di sản”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế. “Nhà di sản” 117 Lê Thánh Tôn tuy không phải là di tích nhưng lại có nhiều giá trị về mặt truyền thống, lịch sử, kiến trúc.

Việc cho thuê làm phá vỡ khu nhà di sản đã thể hiện sự bất nhất trong việc bảo vệ di sản văn hóa Huế khi mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang có chủ trương bỏ ra nhiều tỉ đồng hình thành nên quỹ hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng để trùng tu nhiều khu nhà cổ khác.

Cho thuế 6 triệu đồng/ tháng trong 10 năm

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Lộc - Chủ tịch UBND phường Thuận Lộc - cho biết, ông mới lên đảm nhiệm chức vụ chủ tịch phường này từ năm 2021 nên sự việc này không nắm rõ. Thời điểm phường cho thuê dưới thời bà Phan Thị Cúc còn làm chủ tịch.

Cụ thể, theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên (phường Thuận Lộc - bên A và tư nhân là ông Đỗ Xuân T - bên B) mà ông Lộc cung cấp, bên B chịu trách nhiệm chia lợi nhuận cố định cho bên A như sau: 6 triệu đồng/ tháng. Bên B trả tiền cho bên A theo kỳ thanh toán 01 năm 1 lần là 72 triệu đồng. Mức lợi nhuận thay đổi 01 năm tăng thêm 10% so với năm đầu tiên trong suốt thời hạn hợp đồng. Còn số tiền nhận được từ việc cho thuê thì UBND phường Thuận Lộc không nêu là sẽ sử dụng vào việc gì.

Căn cứ hồ sơ lưu trữ tại UBND phường Thuận Lộc, Phòng Tài chính Kế hoạch và Trung tâm Hợp tác Quốc tế thể hiện khu nhà và đất tại 117 (số cũ 73) Lê Thánh Tôn, phường Thuận Lộc, TP. Huế, trước năm 1975 thuộc sở hữu của hộ gia đình ông Trương Như Đính. Đến năm 1988, các con ông Đính đã bán lại ngôi nhà cho UBND phường Thuận Lộc với diện tích 1.301 m2. Sau một thời gian, phường bán lại một phần cho 5 hộ dân khác nên diện tích còn lại 694,2m2.

 
Phần tôn bao của phòng tập gym che hết nhà di sản. Ảnh chụp ngày 1.4.2023: Phúc Đạt

Năm 1997, trong khuôn khổ hợp tác giữa TP. Huế và Hội đồng Vùng Nord pas de Calais, Cộng đồng đô thị Lille (Pháp), ngôi nhà này được giao cho Ban Đối ngoại TP. Huế (nay là Trung tâm Hợp tác quốc tế) để thí điểm tu bổ và làm văn phòng dự án tu bổ các ngôi nhà truyền thống Huế.

Ngôi nhà này được gắn bảng “Nhà Di sản” và được coi là mô hình trùng tu nhà truyền thống thí điểm để triển khai tu bổ các công trình khác.

Đến năm 2005, chương trình này kết thúc, ngôi nhà được bàn giao lại cho UBND phường Thuận Lộc quản lý, sử dụng. Phường tiếp tục làm nơi làm việc của Uỷ ban Mặt trận và các đoàn thể phường.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, phần sân vườn có diện tích hơn 300 m2 được Đảng ủy và UBND phường thống nhất xin chủ trương của UBND TP Huế xây dựng trung tâm thể dục thể thao với hình thức xã hội hóa.

Từ đó, Phòng Quản lý đô thị TP Huế đã phối hợp cùng các phòng, ban liên quan kiểm tra thực tế, rà soát và thống nhất đề xuất UBND TP. Huế cho phường lập dự án theo hình thức xã hội hóa. Từ tháng 8.2017, công trình phòng tập gym này triển khai trên diện tích hơn 300 m2 đất trước khuôn viên “nhà di sản” - đối diện với UBND phường Thuận Lộc.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Chuyện phố đêm ở Huế

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

HUẾ - Theo ông Trần Đình Hằng - (Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế), Huế cần có thêm nhiều không gian đặc hữu, đa chức năng hơn nữa, nhất là trong việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của người dân Huế và du khách. Vấn đề đặt ra là các không gian đó phải được định hình trên tính đặc hữu vốn có, mang lại sức sống đặc trưng, như chuyện phố đêm.

Huế: Thận trọng khi xây dựng cầu gỗ vượt Hộ Thành hào

PHÚC ĐẠT THỰC HIỆN |

HUẾ - Chính quyền Thừa Thiên Huế vừa khởi động cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng Thành” nhằm giải quyết vấn đề áp lực giao thông ở khu vực cửa Ngăn. Việc này liệu có khả thi, có đúng theo Luật Di sản? Để trả lời các vấn đề trên, Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Trần Đình Hằng - Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế.

Những hình ảnh quý về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được trưng bày ở Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Nhiều hình ảnh, tư liệu quý về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được UBND TP. Huế trưng bày tại triển lãm "Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại" thu hút nhiều người dân, du khách mến mộ người nhạc sĩ tài hoa này thưởng lãm.

Trái cây đặc sản Sơn La khiến du khách mê mệt

Mộc Anh |

Xoài Yên Châu, na Mai Sơn, nhãn Sông Mã... là những hoa quả đặc sản Sơn La mà du khách nên ăn thử hoặc mua về làm quà.

Vấn đề rút ra sau thất bại của Man United trước Newcastle

Văn An |

Cuộc đua Top 4 Premier League trở nên kịch tính hơn sau thất bại 0-2 của Man United trước Newcaslte.

Dân nhậu biết sợ, chủ quán méo mặt tìm mọi cách hỗ trợ

VĨNH HOÀNG - PHƯƠNG ANH |

Hà Nội - Nhiều quán bia, quán nhậu ở Thủ đô vốn nổi tiếng tấp nập trước đây thì trở nên vắng khách khiến nhiều chủ quán tìm mọi cách hỗ trợ cũng như khuyến mãi.

Bi kịch vụ án đổ xăng đốt nhà mẹ đẻ vì mâu thuẫn với em trai

Việt Dũng |

Hà Nội - Thiếu phụ đơn thân trong cơn nghĩ cạn đã dùng xăng đốt nhà nơi mẹ già ngoài 80 tuổi, cùng một số người sống bên trong và bị cáo buộc tội giết người.

Nhiều đại gia bất động sản tìm đến M&A trong bối cảnh khan hiếm dòng tiền

ANH HUY |

Hoạt động rao bán, chuyển nhượng bất động sản (BĐS) hay còn gọi là M&A đang được xem là giải pháp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh khan hiếm dòng tiền.

Chuyện phố đêm ở Huế

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

HUẾ - Theo ông Trần Đình Hằng - (Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế), Huế cần có thêm nhiều không gian đặc hữu, đa chức năng hơn nữa, nhất là trong việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của người dân Huế và du khách. Vấn đề đặt ra là các không gian đó phải được định hình trên tính đặc hữu vốn có, mang lại sức sống đặc trưng, như chuyện phố đêm.

Huế: Thận trọng khi xây dựng cầu gỗ vượt Hộ Thành hào

PHÚC ĐẠT THỰC HIỆN |

HUẾ - Chính quyền Thừa Thiên Huế vừa khởi động cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng Thành” nhằm giải quyết vấn đề áp lực giao thông ở khu vực cửa Ngăn. Việc này liệu có khả thi, có đúng theo Luật Di sản? Để trả lời các vấn đề trên, Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Trần Đình Hằng - Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế.

Những hình ảnh quý về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được trưng bày ở Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Nhiều hình ảnh, tư liệu quý về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được UBND TP. Huế trưng bày tại triển lãm "Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại" thu hút nhiều người dân, du khách mến mộ người nhạc sĩ tài hoa này thưởng lãm.