Nhóm sinh viên chế tạo thiết bị hỗ trợ cứu nạn ngư dân

Phương Thế Ngọc |

4 sinh viên Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TPHCM) vừa chế tạo thành công thiết bị đeo tay hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn trên biển. Sáng chế này xuất sắc vượt qua 63 ý tưởng đến từ nhiều trường ĐH, CĐ trên toàn quốc để giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Monokon 2016.

Đau đáu câu chuyện ngư dân gặp nạn

Ý tưởng làm một thiết bị đeo tay hỗ trợ cho ngư dân bắt đầu từ chàng sinh viên Nguyễn Phú Cường (quê Đồng Tháp) - sinh viên năm 3 Khoa Kỹ thuật Máy tính, Trường ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG TPHCM. Đó là vào khoảng thời gian tháng 1.2016, Phú Cường đọc báo thấy có nhiều tin tức về những ngư dân gặp nạn trên biển, rồi mất tích rất khó tìm kiếm, gây thiệt hại lớn về cả vật chất lẫn tinh thần. Phú Cường tâm sự: “Xem những tin tức về những ngư dân gặp nạn, em thấy thương họ quá! Cuộc sống mưu sinh trên biển còn gặp quá nhiều khó khăn, em mong mình có thể làm một điều gì đó có thể giúp đỡ những ngư dân ấy. Và ý tưởng về thiết bị đeo tay hỗ trợ ngư dân trên biển ra đời”.
Nghĩ là bắt tay vào làm ngay, công việc đầu tiên của Cường là lên mạng tìm hiểu về tất cả các phương tiện, thiết bị đã được trang bị cho ngư dân khi đi biển. Trong quá trình tìm hiểu này, Phú Cường nhận ra một điều rất quan trọng: Với nhiều ngư dân họ đang thiếu một thiết bị để gắn trực tiếp lên người, giúp thông báo vị trí khi bị nạn cho các tàu cứu hộ.
“Tàu thuyền ra khơi được gắn khá nhiều thiết bị hỗ trợ nhưng tất cả chỉ được gắn trên… tàu, mà chưa có thiết bị nào gắn trên từng ngư dân. Trong khi đó, em thấy hầu hết các tàu thuyền gặp nạn thì ngư dân thường phải rời khỏi thuyền, lênh đênh trên biển, lúc này những thiết bị hỗ trợ gắn trên tàu trở nên kém hiệu quả. Vì thế em muốn làm một thiết bị nhỏ, gọn nhẹ có thể gắn trên chính mỗi ngư dân, có thể phát ra tín hiệu khi bị nạn và các cơ quan cứu hộ có thể dễ dàng tìm kiếm” - Phú Cường chia sẻ.
Ý tưởng của Cường được chia sẻ với 3 thành viên trong nhóm Saviors gồm: Trần Thanh Toản (quê Đồng Tháp), Bùi Văn Xứng (quê Đắk Lắk) và Trần Hoàng Lộc (TPHCM) đều học chung lớp với Cường. Cả nhóm sau đó nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích rất lớn từ thầy cô Trường ĐH Công nghệ Thông tin. “Các thầy cô trong khoa Kỹ thuật Máy tính khuyến khích, tư vấn cho nhóm em rất nhiều. Nhờ đó, chỉ mất 2 tháng nhóm đã hoàn thiện được thiết bị này” - Hoàng Lộc cho biết.
Tuy nhiên, hai tháng vừa nghiên cứu, tìm tòi vừa bắt tay làm từng chi tiết, với 4 thành viên là quãng thời gian đầy thử thách. Nhóm gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó nhất là ở chuyện công nghệ sử dụng.
Thanh Toản cho biết, đầu tiên nhóm sử dụng LoRa (công nghệ truyền thông mới trên thế giới, có nhiều ưu điểm so với các loại công nghệ truyền thông phổ biến như Wifi hay sóng Bluetooth), tuy nhiên công nghệ này lại rất khó tìm được những thiết bị tương thích khác. Và khó khăn này khiến nhóm mất nhiều thời gian nhất, cuối cùng nhóm được sự giúp đỡ của phòng Lab LEAT thuộc Trường ĐH Nice Sophia Antipolis, Cty Abeeway là nơi sản xuất thiết bị Module giúp đỡ mới thành công.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu “ngốn” khá nhiều thời gian học của các thành viên, và nhóm phải chia nhau làm từng công đoạn một. Những ngày nghỉ cuối tuần trở thành những ngày thực nghiệm sản phẩm. “Chúng em phải sắp xếp thời gian học và thời gian làm để sản phẩm không bị gián đoạn. Rồi cuối tuần cả nhóm đi đến những địa điểm xa để thử nghiệm nhằm có số liệu chính xác nhất” - Văn Xứng nhớ lại.
Sản phẩm hoàn thành, cả nhóm đem đi dự thi cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Monokon 2016 tại Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng và đạt giải Nhất. Ban giám khảo cuộc thi đánh giá rất cao ứng dụng cũng như ý nghĩa nhân văn của thiết bị này. Nhớ lại quãng thời gian bắt đầu nung nấu ý tưởng cho đến khi bắt tay vào làm, Phú Cường cười: “Có những lúc nhóm tưởng như bỏ cuộc, nhưng cả nhóm đều dặn nhau cùng cố gắng và đi đến thành công”.

Thiết bị hỗ trợ ngư dân của nhóm sinh viên. Ảnh: Phương Thế Ngọc

Mong thiết bị sớm đến tay ngư dân

Trên thực tế, có một số  thiết bị hỗ trợ cho ngư dân khi gặp nạn trên biển. Tuy nhiên, sản phẩm thiết bị đeo tay của nhóm Saviors có nhiều ưu điểm hơn: Ví dụ như tiêu thụ ít điện năng, có khả năng phát ra tín hiệu để kết nối với những trạm cơ sở, gọn nhẹ và chi phí sản xuất không quá cao.
Với thiết bị đeo tay nhỏ, gọn này những ngư dân khi gặp bất cứ tình huống khẩn cấp nào cũng có thể phát ra tín hiệu để các cơ quan tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Cường cho biết thêm, nhóm còn thiết kế một mạng lưới gồm nhiều trạm cơ sở LoRa đặt cố định hoặc di động trên biển (trên các hòn đảo, vùng đất liền ven biển hoặc trên tàu đánh cá, tàu tuần ngư…) để giúp xác định nhanh người bị nạn đang ở đâu và đưa ra phương án ứng cứu kịp thời.
Sáng chế của nhóm đã xuất sắc vượt qua 63 ý tưởng từ nhiều trường ĐH, CĐ trên toàn quốc để giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Monokon 2016. Đây là một kết quả xứng đáng với 4 chàng sinh viên trẻ tuổi, thế nhưng với họ niềm vui này chưa trọn vẹn. “Nhận được giải thưởng thì ai cũng vui vì công sức những ngày làm việc đã được ghi nhận, nhưng niềm vui ấy chỉ trọn vẹn khi sản phẩm của chúng em đến tay những ngư dân” - Phú Cường tâm sự.
Thiết bị hỗ trợ ngư dân của nhóm cũng đã được ĐHQG TPHCM lựa chọn làm món quà gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ Khai khóa ngày 3.10 vừa qua.
Hiện tại, nhóm sinh viên này đang tìm hiểu, nghiên cứu và hướng đến mục tiêu ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ truyền thông LoRa vào một số ứng dụng tiềm năng khác. Cả 4 thành viên đều đang ấp ủ sáng tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho cuộc sống hơn nữa. Như chính Phú Cường hy vọng: “Em chỉ mong sau này dù thành viên nào có làm gì thì cũng luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống”.  

Phương Thế Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.

Ấm áp những chuyến xe mùa xuân đưa công nhân về quê ăn Tết

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Dù tình hình hoạt động kinh doanh năm 2022 không hiệu quả, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tổ chức những chuyến xe nghĩa tình, đưa người lao động về quê ăn Tết.

Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở An Giang đóng cửa vì hết xăng

Thành Nhân |

Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An Giang) đóng cửa vì hết xăng khiến người dân xôn xao, phải lấy can nhựa đi mua xăng trong dịp gần Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Phương Tây mệt mỏi với tình hình Ukraina?

Khánh Minh |

Thủ tướng Ba Lan cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây đừng nên mệt mỏi với tình hình Ukraina.