Vụ thuế nhập khẩu trứng Artemia: Thủ tướng đã tạo động lực, nhưng doanh nghiệp vẫn bị "đe dọa" truy thu thuế

Mai Trinh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 122 chấp thuận đưa thuế nhập khẩu mặt hàng thức ăn dành cho tôm trứng Artemia từ 3% về 0%. Đây được xem là động lực lớn lao mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành cho doanh nghiệp ngành tôm nói riêng và các doanh nghiệp nói chung quá trình phát triển. Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính vẫn “treo” việc đòi truy thu thuế các doanh nghiệp nhập mặt hàng Artemia của thời điểm trước khi có Nghị định 122 khiến nhiều DN vẫn như đang ngồi trên đống lửa.

Nghị định 122 cứu ngành nuôi tôm

Theo đó, Nghị định 122 có hiệu lực từ ngày 1.9. Trước đó, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tôm giống đại diện cho nhiều thành viên Hiệp hội tôm giống tỉnh Bình Thuận đã gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng chính phủ về việc trứng Artemia bị áp thuế 5% gây rất nhiều khó khăn cho ngành tôm Việt Nam.

Trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tập thể những người sản xuất tôm giống cho biết, họ đang cảm thấy rất bất bình về việc áp đặt truy thu thuế đối với loại thức ăn này.

Cũng theo các doanh nghiệp thì Artemia có giá từ 2.000.000 đến 3.500.000 VNĐ/kg, thì việc áp mức thuế sẽ làm tăng chi phí. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng buộc phải cắt giảm Artemia có chất lượng tốt thay vào đó là sử dụng thức ăn thông thường có giá từ 200.000 đến 300.000 VNĐ/kg (rẻ hơn 90%) việc này sẽ làm cho đàn giống suy giảm chất lượng và hậu quả là người nuôi tôm thương phẩm sẽ gặp rất nhiều bệnh tật phát sinh vì con giống kém chất lượng.

Người nuôi thương phẩm (khách hàng của trại giống) phải sử dụng rất nhiều kháng sinh hóa phẩm để ngăn ngừa bệnh tật dẫn tới hậu quả nguy cơ suy thoái môi trường vùng nuôi.

Theo đó, các doanh nghiệp và cơ sở nuôi tôm mong muốn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thấu hiểu được những khó khăn mà ngành tôm đang gặp phải. “Mong Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài Chính và Bộ NN&PTNT điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế vực dậy ngành nuôi tôm giống nói riêng, nuôi thủy sản nói chung của cả nước. Các vùng nuôi thương phẩm sẽ thắng lợi nếu chúng ta luôn có những đàn giống chất lượng tốt” - Các doanh nghiệp và cơ sở nuôi tôm kiến nghị.

Trước khi kiến nghị lên Thủ tướng, các doanh nghiệp nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Bình Thuận, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản gửi đơn “cầu cứu” lên các cơ quan chức năng, nếu truy thu thuế nhập khẩu trứng Artemia sẽ rơi vào đường cùng là phá sản.

Thậm chí, gần đây nhất Bộ Tài chính vẫn khẳng định, theo cam kết WTO, biểu thuế nhập khẩu với mặt hàng trứng Artemia cao nhất là 5%, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương liên quan. Trong góp ý của mình, Bộ KH&ĐT cho rằng, theo Nghị quyết 99/2015 của Quốc hội là không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước, hơn nữa trứng Artemia trong nước đã sản xuất đáp ứng 20% nhu cầu (80% phải nhập khẩu).

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, trên cơ sở lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương và cần có chính sách thuế hợp lý vừa bảo hộ sản xuất trong nước, vừa khuyến khích mặt hàng tôm giống phát triển, đã giảm thuế nhập khẩu trứng Artemia từ 5% xuống 3%, áp dụng từ ngày 13/8/2016.

Giữa lúc “dầu sôi lửa bỏng” các doanh nghiệp nhập khẩu và nuôi tôm đang có nguy cơ đóng cửa hàng loạt thì mới đây doanh nghiệp đã được “cứu” khi Chính phủ bãi bỏ và đưa thuế nhập khẩu mặt hàng Artemia về 0%. Đây là một thông tin vui đối với các doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong nước, góp phần thúc đẩy ngành tôm đẩy mạnh sản xuất để tạo nguồn hàng xuất khẩu trong thời gian tới đây.

Truy thu thuế “đe dọa” doanh nghiệp

Tuy nghị định 122 đã chính thức có hiệu lực, song các doanh nghiệp vẫn còn đó nỗi lo bị truy thu thuế trong 8 tháng đầu năm nay. Việc truy thu này xuất phát từ cách nhìn nhận chưa đúng về mã số sản phẩm của hải quan.

Mới đây, khi mới phản hồi về thuế nhập khẩu trứng Artemia, Bộ Tài chính cũng cho biết, trong giai đoạn 2009-2015, có khoảng 10 doanh nghiệp nhập khẩu trứng Artemia, với số lượng chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khai báo nhóm hàng 23.09 (thuế suất 0%), thay vì nhóm 05.11 (thuế suất 5%) như 20 doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc hải quan truy thu thuế nhập khẩu với 10 doanh nghiệp khai báo mã số chưa đúng, Bộ Tài chính khẳng định là đúng quy định, đảm bảo công bằng với các doanh nghiệp khác (!?).

Trước đó, vào ngày 12.8, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi đến Hiệp hội tôm Bình Thuận về việc áp mã hàng hóa nhập khẩu thức ăn cho tôm giống Artemia. Theo đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, việc mặt hàng Artemia được phân vào nhóm 0511 là chính xác còn việc kê khai vào nhóm 2309 là không chính xác.

Trước những phản hồi của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, Bộ Tài chính, Hải quan đã “hiểu lầm” khái niệm đối với mã hàng Artemia. Cũng cùng một mặt hàng trứng Artemia nhưng có loại thì hải quan chấp nhận mã khai báo là HS code 2309.9013 nhưng có loại thì hải quan không chấp nhận mã 2309.9013 mà bắt ép DN phải khai theo mã 0511 để áp thuế. Cụ thể, nhập Artemia nghiền ra thành bột thì được hưởng thuế 0%, còn trứng Artemia nhập về để nghiền ra đều làm thức ăn cho tôm thì lại tính 5%, trong khi ở Mỹ chỉ có một mã số cho Artemia với tên gọi là sản phẩm dùng cho tôm. Tại sao cùng một mặt hàng trứng Artemia mà hải quan có hai cách nhìn nhận khác nhau?

Theo một số doanh nghiệp, các lô hàng trước nhập Artemia về đã tính toán giá thành rồi bán cho người nông dân, bây giờ cơ quan chức năng đòi truy thu thuế. Bản thân doanh nghiệp không biết lấy tiền ở đâu để bù lại khoản thu này. Có doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì không có khả năng trả nợ cho khoản truy thu này. Các doanh nghiệp khác vẫn đang cầm cự trong khó khăn, nếu vẫn nếu bị truy thu thì nguy cơ đóng cửa không chỉ còn ở một doanh nghiệp nữa mà hàng loạt doanh nghiệp chịu chung số phận này.

Đánh giá mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm nào thì cơ quan hải quan, Bộ Tài chính cần tham vấn ý kiến của cơ quan chuyên môn, ở đây là Bộ NN&PTNT. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại bỏ qua ý kiến tham vấn cơ quan chuyên môn là thiếu sự tôn trọng nguyên tắc điều hành quản lý của Chính phủ.

Vào ngày 30/8, trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT đã nêu quan điểm về vấn đề này. Theo Bộ Nông nghiệp thì trứng bào xác Artemia là loại thức ăn sống đặc biệt dùng trong sản xuất giống thủy sản, trong đó chủ yếu là dùng sản xuất tôm giống và hiện nay chưa có sản phẩm thức ăn thay thế. Artemia có vai trò đảm bảo chất lượng tôm giống, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tôm. Để thúc đẩy ngành tôm phát triển, Bộ Nông nghiệp đề nghị Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Artemia về 0%.

Cũng liên quan đến vấn đề này, khi tham dự tại một hội nghị mới đây, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, việc áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng trứng Artemia dùng làm thức ăn cho con tôm phản tác dụng, tiền thuế thu được không đáng kể so với kim ngạch xuất khẩu mà con tôm mang lại cho kinh tế của đất nước. Mặt hàng trứng Artemia chỉ nên áp dụng thuế suất 0%, bởi đây là thức ăn dùng trong chăn nuôi thủy sản (đặc biệt là tôm giống và cá giống) không thể sử dụng ở những việc khác. Quan trọng hơn, ngành hải quan phải tuân thủ thông lệ hải quan thế giới. Trong khi hải quan Mỹ đã khẳng định mã sản phẩm của trứng Artemia là 2309 tương ứng với mức thuế nhập khẩu 0% thì không lý gì hải quan Việt Nam lại bỏ qua ý kiến cơ quan chuyên môn Bộ NN&PTNT để áp mã là 0511, đòi truy thu thuế, đe dọa giết chết DN nhập khẩu?

Mai Trinh
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài ở Hà Nội sau 20 năm ì ạch

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Sáng nay (17.1), Hà Nội chính thức thông xe dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sau 3 năm thi công.