Tài năng âm nhạc và “cánh cửa” ngày càng hẹp?

Huyền Minh |

Khi các cuộc thi âm nhạc không còn “mặn mà” với thí sinh không chuyên, game show truyền hình thu hút người xem bằng những cái tên đã thành sao hoặc chí ít cũng là ca sĩ bán chuyên nghiệp. Hiếm hoi các cuộc thi âm nhạc đặc biệt còn lại cho giọng hát hay. Liệu có phải chăng “cánh cửa” để bước ra thế giới giải trí ngày càng thu hẹp dù số lượng các chương trình truyền hình vẫn tăng đến chóng mặt?

Thu hẹp dần các cuộc thi âm nhạc?

Cách đây chưa đến 10 năm, khi những format đầu tiên của các chương trình đình đám trên thế giới được mang về, không chỉ riêng giới chuyên môn, mà người làm nghề, đặc biệt là các bạn trẻ có đam mê âm nhạc hồ hởi chờ đợi một điều gì đó thực sự khác biệt. Điểm sáng bấy giờ chính là Vietnam Idol – Thần tượng âm nhạc. Một sân chơi gần như mang lại nhiều suy nghĩ mới về một cuộc thi âm nhạc có hẳn tính cạnh tranh và song hành tìm kiếm hàng loạt các giọng hát hay trên khắp cả nước cùng với Tiếng hát truyền hình, Giải Sao Mai, hay Sao Mai Điểm hẹn... Nhưng dường như, với sự thay đổi chóng mặt của nhu cầu giải trí, cuộc chạy đua khán giả đã làm nảy sinh nhiều câu chuyện hơn về một cuộc thi âm nhạc. Đến hôm nay, tính chất của nó cũng đã thay đổi.

Biên độ tuổi của các cuộc thi âm nhạc được giãn nở một cách tối đa. Bằng chứng, có Vietnam Idol thì có Vietnan Idol Kids, Giọng Hát Việt cũng có luôn phiên bản nhí, và rất nhiều chương trình thi thố dành cho lứa tuổi thiếu nhi đến trưởng thành, sau này, cũng có cuộc thi hát gần như cho người lớn tuổi là Tiếng hát mãi xanh. Nhưng, thực tế phản ánh phần nhiều các thí sinh tham gia đều không hẳn là theo đuổi nghề ca hát như trước đây. Có khi, họ xem như một sân chơi, hoàn toàn mang tính giải trí, không có định hướng nghề nghiệp. Và số còn lại chỉ tập trung vào vài cuộc thi lớn còn sót lại cho tài năng ca hát hiện nay như: Vietnam Idol, The Voice... 

Bản thân các cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát đưa ra nhiều tiêu chí mang tính giai đoạn không tham vọng tìm kiếm một giọng hát hay đơn thuần. Ở đây, nghĩa đơn thuần chính là một tài năng âm nhạc cơ bản nhất, sở hữu chất giọng đẹp, có kĩ năng thẩm âm và thẩm mỹ âm nhạc tốt, và có được sự đào tạo cơ bản về thanh nhạc. Mà các cuộc thi “chia nhỏ”, “phân mảnh” để đi tìm một giọng hát tức thì thấy ngay và họ đáp ứng được một xu hướng âm nhạc thịnh hành rất cụ thể. Ví dụ hiện tại, Giọng Hát Việt mùa 2017, ngay chính Giám đốc âm nhạc là nhạc sĩ Hồ Hoài Anh cũng thừa nhận rằng, năm nay thí sinh có sở trường là những dòng nhạc Bolero thì gần như sẽ không được chọn, và các thí sinh có sở trường Bolero nên đi thi một cuộc thi dành riêng.

Vậy từ một Giọng hát Việt ban đầu khá đa dạng trong cách chọn lựa thí sinh, thì nay đã có xu hướng rõ rệt, chọn giọng hát theo một vài dòng nhạc cụ thể, rất có thể chịu ảnh hưởng từ 4 huấn luyện viên cũng như các chọn lựa của khán giả hiện tại. Như vậy, các tài năng âm nhạc đang phải tự “thu hẹp” mình và phải học cách hát một dòng nhạc cụ thể, thịnh hành thì mới có thể tham gia vào các cuộc thi tài năng ca hát hiện nay? Đáp ứng được nhu cầu đó, thời gian qua, không ít cuộc thi quy mô vừa và nhỏ dành hẳn cho dòng nhạc Bolero ra đời, và rất thành công, đó là Solo cùng Bolero, hay Thần tượng Bolero... Không chỉ dừng lại ở đó, các cuộc thi tài năng âm nhạc hiện nay đang đứng trước nguy cơ “truyền hình hóa” và dần mất đi tính chất thi thố của một cuộc thi nảy lửa để tìm ra những tài năng mới.

“Truyền hình hóa” và xu hướng giải trí

Tại sao ngay thời điểm này, mọi công cụ dành cho một người trẻ có thể học, sáng tác, hay theo đuổi âm nhạc rất thuận lợi, nhưng lại rất khó để tìm ra những gương mặt mới thực sự trong làng giải trí? Thứ nhất chính là sự thay đổi trong tính chất của một cuộc thi, khi yếu tố truyền hình được đặt lên hàng đầu, thí sinh phải được “kịch bản hóa” và có câu chuyện, vô hình trung, số lượng thí sinh sẽ dè dặt hơn đến với các cuộc thi. Lý giải vì sao có hiện tượng, nhiều giọng hát quen thuộc có thể tham gia nhiều cuộc thi năm này qua năm nọ. 

Thêm vào đó, xu hướng pha trộn một cuộc thi thành một chương trình giải trí 50% là có thực. Yếu tố người nổi tiếng bắt cặp với thí sinh không chuyên gần như chiếm lĩnh nhiều trên sóng trong thời gian qua. Vậy thì, cơ hội tỏa sáng cho một tài năng âm nhạc vô danh gần như mất đi 50%, vì sự quan tâm đã được chia sẻ với người nổi tiếng mà họ tham gia cùng. Vậy thì, những chương trình ca nhạc mang yếu tố thi cử như thế chỉ đừng ở mức độ sân chơi. Hiện tượng hiếm hoi thí sinh mới tham gia các cuộc thi âm nhạc hiện nay có thể một phần vì tính chất thi cử đã thay đổi. Những định dạng gần như phụ thuộc vào nhà sản xuất, người thi không có cơ hội để được tỏa sáng thực sự, vì nhiều yếu tố khác quy định ngược lại một tài năng âm nhạc như thế nào mới đủ sức chiến thắng.

Rõ ràng, quá trình thay đổi này đôi khi không nằm hoàn toàn trong chủ đích của các nhà sản xuất hiện nay, nó phản ánh thực tế khán giả truyền hình. Chính áp lực của công chúng, vì hiện tại, lượng người xem quyết định sự sống còn một chương trình, nên việc thay đổi sao cho phù hợp là tất yếu. Nhưng làm sao dung hòa, và giữ được các tiêu chí cơ bản nhất của một cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc là rất cần thiết hiện nay.Thay vào đó, các cuộc thi trở thành các “trung tâm” luyện thanh, luyện giọng và rèn luyện kĩ năng trình diễn của vài thí sinh mà thôi. Rớt cuộc thi này, sang cuộc thi khác, tập luyện, hợp tiêu chí vụt sáng thành sao.

Tự chia nhỏ, giới hạn phong cách, hay một chất giọng cho cuộc thi âm nhạc có hẳn là hướng đi chuyên nghiệp hay không? Đó là giải pháp an toàn cho hầu hết các cuộc thi hiện nay, nhưng về con đường dài, đó chưa hẳn là lựa chọn tối ưu khi không ít bạn trẻ có tài năng thấy họ trở nên lạc lõng trong hầu hết các sân chơi âm nhạc, đáng lẽ phải dành cho số đông mà nay chỉ dành cho số ít được chọn.

Huyền Minh
TIN LIÊN QUAN

Đừng biến “con đường âm nhạc” thành nỗi sợ

M.T |

Ngoài đường sách, phố đi bộ, sắp tới, TPHCM giao cho UBND quận 1 tổ chức con đường âm nhạc (dự kiến đường Hàn Thuyên hoặc Alexandre De Rhodes). Thông tin này dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng: Liệu con đường này có làm ô nhiễm tiếng ồn ở khu trung tâm, nơi có nhiều công ty, du khách và cơ quan ngoại giao?

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Đừng biến “con đường âm nhạc” thành nỗi sợ

M.T |

Ngoài đường sách, phố đi bộ, sắp tới, TPHCM giao cho UBND quận 1 tổ chức con đường âm nhạc (dự kiến đường Hàn Thuyên hoặc Alexandre De Rhodes). Thông tin này dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng: Liệu con đường này có làm ô nhiễm tiếng ồn ở khu trung tâm, nơi có nhiều công ty, du khách và cơ quan ngoại giao?