Ký sự pháp đình:

“Ốc mò, cò xơi”?

Diệu Thuần |

Tin tưởng, chị bán vé số nhiều lần cho ông trưởng ấp mượn tiền. Tới khi chị đòi tiền, ông này không chịu trả, chị phải làm đơn kiện ra tòa. Tuy nhiên, vì không có bằng chứng thuyết phục nên tòa đã xử chị thua kiện.
Đó là vụ việc của chị N.T.T. (SN 1977, quê Thanh Hóa) vừa được TAND TP.HCM đưa ra xét xử phúc thẩm. Chị T. là nguyên đơn trong vụ tranh chấp hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng mua bán hàng hóa, còn bị đơn là ông L.V.R. (SN 1963, ở Củ Chi, TP.HCM). Trước đó, tòa sơ thẩm TAND huyện Củ Chi cũng đã bác đơn kiện của chị T vì không đưa ra được chứng cứ cụ thể.

Lằng nhằng chuyện tình - tiền

Chị T. làm nghề bán vé số, từng li dị chồng, còn ông R. là một trưởng ấp. Ông R. thường mua vé số của chị T. nên hai người quen nhau. Năm 2010, con trai chị T. đi lang thang, chị T. có nhờ ông R. tìm giúp. Từ đó, hai bên trở nên thân thiết, thường xuyên qua lại thăm nom nhau.

Những lần ghé nhà chị T. chơi, ông R. tâm sự rằng, ông đang bị bệnh, con gái học đại học mà chẳng có tiền. Chị T. đồng cảm, động viên ông R. gắng vượt qua mọi chuyện. Khi ông R. ngỏ ý muốn mượn tiền để đóng học phí cho con, mua thuốc uống, làm giấy tờ nhà đất và chạy việc cho con, chị T. giúp đỡ ngay. Bốn lần đầu, chị đưa cho ân nhân của mình vay 13 triệu đồng. Những lần sau, ông R. mượn tiền để đi nhậu, mua thuốc uống, đi đám cưới, đi chiêu đãi bạn bè, tiêu xài tết, chuộc xe, trả nợ tiền mua vé số..., chị T. đều đưa.

Theo chị T., ông R. đã vay tiền 35 lần, tổng cộng hơn 41 triệu đồng. Mỗi lần vay, ông R. chỉ lấy năm trăm, một triệu, một triệu rưỡi, hai triệu, ba triệu đồng và có cả những lần ông mua vé số chịu nữa. Lần nào, chị cũng đưa tiền ở quán cà phê hoặc ở nhà mình. Nghĩ là chỗ quen biết và ông R. là cán bộ xã nên chị không làm hợp đồng vay hay giấy cam kết. Tuy nhiên, chị có ghi đầy đủ vào sổ ghi chép là ông R. vay bao nhiêu tiền, vay vào mục đích gì. Lần nào, hai người nhắn tin cho nhau, ông R. cũng hứa sẽ trả tiền đầy đủ. Ông còn nói, vì đang kẹt tiền nên khi vay được tiền của hội nông dân sẽ trả đầy đủ. Chị T. rất yên tâm và dự định, khi ông R. trả sẽ mang số tiền đó đi gửi ngân hàng, để dành cho các con ăn học.

Năm 2015, nhiều lần nhắn tin đòi tiền ông R. chẳng được, chị T. tìm đến nơi ở, nơi làm việc của ông R, song ông lẩn trốn. Thế là, chị phải nhờ đến cơ quan pháp luật để đòi quyền lợi.

Không vay nên không trả

Hôm phiên tòa phúc thẩm diễn ra, cả chị T. và ông R. đều đến tòa. Họ xem nhau như chưa từng quen biết. Chị T. rất lo lắng, bồn chồn, thấp thỏm; ngược lại, ông R. khá vui vẻ. Ông nói rằng, vụ kiện đã làm mất thời gian, công sức cũng như danh dự của ông. Ông khẳng định, không vay tiền nên không có chuyện trả nợ. Ông nói: “Cô ta đi kiện đòi tiền tôi là dựng chuyện để bôi nhọ tôi. Cô ta nghe người ta xúi giục đó. Tại sao khi tôi chưa lên làm trưởng ấp, cô ta không đi kiện? Bây giờ, thấy tôi được nhiều người tín nhiệm, lên chức lại có vụ kiện này?”.

Tòa nói: “Đó là số tiền rất lớn đối với một người làm nghề bán vé số. Họ phải vất vả lắm mới có được để cho ông vay. Nếu ông thật tâm thì hãy trả cho người ta”. Ông R. đáp: “Làm sao có chuyện đó được. Mỗi lần họp hội đồng hay họp chi ủy ở xã, cô ta cứ đến rồi làm ầm lên, bôi nhọ tôi. Cô ta có gửi đơn lên xã, nhưng khi ban hòa giải mời hai bên lên làm việc, cô ta không trình được chứng cứ. Tôi và cô ta chỉ là mối quan hệ giữa người bán vé số, người mua vé số. Cô ta có nhờ đi tìm con trai, tôi đã giúp rồi”.

Nghe ông R. nói, chị T. ngậm ngùi: “Tại sao ông vay tiền tôi mà không chịu trả? Tại sao mỗi lần tôi đòi ông đều lẩn trốn? Tôi tìm đến nhà cũng không gặp. Lên ấp, lên ủy ban, cũng không thấy ông. Ông hẹn trả tiền mà để tôi chờ mãi. Tôi chẳng quen ai, chẳng thù hằn ông thì dựng chuyện, bôi nhọ ông làm gì? Sao lúc vay tiền, ông vui vẻ, nói ngọt ngào thế? Giờ ra tòa lại nói những lời cay đắng như vậy?”. Cả khán phòng im lặng.

Vị chủ tọa yêu cầu chị T. cung cấp chứng cứ để được xem xét. Luống cuống lúc lâu, chị T. mới đưa ra những tin nhắn mà ông R. gửi hứa sẽ trả tiền cùng tập ghi các khoản tiền ông R. vay, vay vào mục đích gì và vay bao nhiêu tiền. “Tôi chỉ có từng đó chứng cứ thôi chứ chẳng có gì cả. Lúc đưa tiền, mối quan hệ giữa tôi và ông ấy còn tốt đẹp. Ông ấy hay đến nhà và được các con tôi quý nên tôi chẳng nghĩ sẽ có chuyện như hôm nay”, chị phân trần.

Tòa nhận định, những bằng chứng chị T. đưa ra không rõ ràng và thuyết phục, không thể xem xét nên đã bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm. Vị chủ tòa nói rằng: “Ở tòa, chúng tôi làm việc theo chứng cứ. Chứng cứ đó phải rõ ràng, thuyết phục thì mới được xem xét. Những tin nhắn, cuốn số ghi chép của chị không thể xem là chứng cứ để đi kiện được. Tôi mong rằng, sau này, khi cho ai vay tiền, chị hãy thận trọng hơn. Số tiền đó không lớn, nhưng với chị nó rất quan trọng...”.

Khóc nức nở ở tòa

Phiên tòa kết thúc, ông R. vui vẻ ra về. Ông gọi điện cho người thân báo tin đã thắng kiện rồi đi thật nhanh ra cổng tòa. Ngược lại, chị T. thất thần, ngơ ngác sau khi nghe tòa tuyên: “Vậy là tui thua kiện à? Vậy là tui mất tiền sao?”.

Những người bạn đi cùng dìu chị ra ghế đá ngồi. Chị khóc như một đứa trẻ. Chị nói trong tiếng nấc: “Hơn 40 triệu đồng đó. Nó rất lớn với tôi. Từng đó tiền, tôi phải tiết kiệm gần 10 năm mới được. Lúc ông ấy vay tiền, tôi không có sẵn nhưng đến bạn vay giúp. Ông ấy nói ngọt và đáng thương quá, tôi không thể không giúp. Thế mà, bây giờ, ông ấy quay lưng đi. Tôi dại quá! Cứ nghĩ người ta là người tốt, là người có thể tin tưởng...”.

Cô thư ký phiên tòa đến bên chị nói nhỏ, nếu chị thấy kết quả tuyên án của tòa chưa thuyết phục thì hãy kháng án lên giám đốc thẩm để được tiếp tục xem xét, biết đâu chị có hy vọng đòi được tiền. Cô thư ký dặn: “Chị phải chuẩn bị chứng cứ nhé. Có chứng cứ chị mới được xem xét và đòi được tiền. Chứng cứ không phải những tin nhắn, sổ ghi chép không rõ ràng như hôm nay chị cung cấp cho tòa mà nó phải đủ sức thuyết phục, rõ ràng. Những người làm chứng cũng phải công tâm nữa”. Như tìm được tia sáng, chị T. cho biết, nhất định chị sẽ làm đơn để tiếp tục đi tìm công lý cho mình, sẽ kháng cáo để được xem xét.

Diệu Thuần
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.