"Hiệp sĩ" quốc lộ nói về "hiệp sĩ" đường phố

Phấn Đấu |

“Tôi rất đau xót khi nghe tin các “hiệp sĩ đường phố” ở TP.HCM bị kẻ thủ ác gây thương vong. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi chắc rằng các anh đã không được huấn luyện và trang bị tốt cho công việc nguy hiểm ấy. Dù gì tôi vẫn ủng hộ “hiệp sĩ đường phố” trấn áp tội phạm, bởi như vĩ nhân Albert Einstein đã nói: “Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả!””. Một “hiệp sĩ” trên QL1A đã nói như vậy.

Nếu được huấn luyện tốt…

Tôi đến thăm anh khi anh vừa được Thành ủy TP.Tân An (tỉnh Long An) vinh danh vì có nhiều thành tích trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 – 2018. Tên của anh là Phạm Công Tùng (SN 1963, ngụ phường 3, TP.Tân An), nhưng ở Long An nhiều người biết đến anh với cái tên “Hiệp sĩ quốc lộ” hoặc “Lục Vân Tiên mặc áo lính” vì anh hay mặc bộ quân phục đã bạc màu và nhiều lần một mình trấn áp tội phạm nguy hiểm trên QL1A. Anh được Thành ủy TP.Tân An vinh danh một phần từ những thành tích đó.

Gặp anh, tôi hỏi: “Anh có quan tâm theo dõi vụ các “hiệp sĩ đường phố” ở quận Tân Bình (TP.HCM) bị bọn tội phạm gây thương vong?”. Anh trả lời ngay: “Tôi theo dõi rất kỹ, bởi dù tôi và các anh không quen biết, nhưng có sự đồng cảm”. Qua tìm hiểu thông tin trên báo chí, anh chắc rằng các “đồng nghiệp” của mình ở quận Tân Bình đã không được huấn luyện và trang bị tốt. “Với một người được huấn luyện tốt, kẻ thủ ác dù có hung khí, cũng khó có thể gây sát thương. Chỉ khi lực lượng mạnh hơn hẳn, kẻ thủ ác mới có thể hại mình, nhưng cũng phải mất nhiều thời gian, chứ không thể chỉ một vài chục giây”. “Vậy thì huấn luyện tốt phải như thế nào?”, tôi nêu câu hỏi của một người “ngoại đạo”. Anh trả lời: “Trong các bài tập cơ bản phòng chống tội phạm, người học được yêu cầu phải đánh giá đúng về kẻ thủ ác trước khi hành động. Tùy vào đối tượng nguy hiểm tới mức nào mà mình có phương cách cho phù hợp”.

Theo anh Tùng, nếu có phương cách phù hợp, chuyện đối tượng có dao hay mã tấu không phải là vấn đề lớn. Yêu cầu quan trọng hàng đầu là giữ an toàn cho mình và cho người bị hại (nếu có). Bọn tội phạm bao giờ cũng cũng liều lĩnh và sợ các “hiệp sĩ”, dựa vào đặc điểm đó mà đưa ra chiến thuật cho hợp lý. Khi lực lượng chống tội phạm có đông người, sự phối hợp hành động, chiến đấu cũng rất quan trọng. Nếu không được tổ chức, phối hợp tốt, nhiều khi đông người chỉ thêm vướng bận, trở thành bất lợi chứ không phải điểm mạnh.

Tôi đặt câu hỏi: “Nếu anh là đội trưởng trong nhóm “hiệp sĩ” ngày hôm ấy, khi phát hiện kẻ xấu trộm xe, anh sẽ xử lý thế nào?”. Anh Tùng trả lời ngay: “Nếu ta có ưu thế rõ ràng và vượt trội thì tấn công và khống chế ngay các đối tượng. Còn nếu không chắc chắn, chỉ nên khiêu chiến và thăm dò, để xem khả năng của chúng tới đâu, chờ thời cơ thuận lợi… Thời gian và tâm lý không đứng về phía bọn tội phạm, chúng thường sớm bỏ cuộc để thoát thân. Bảo vệ được người dân và tài sản của họ là thành công rồi, chuyện truy bắt tiếp theo không khó và thuộc về lực lượng chuyên nghiệp”. 

Anh Tùng được khen thưởng thành tích “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,  phong cách Hồ Chí Minh“.
Anh Tùng được khen thưởng thành tích “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“.

“Tôi ủng hộ “hiệp sĩ””!

Thời nhỏ anh Tùng được ông ngoại truyền cho mấy thế võ Bình Định phòng thân. Khi vào quân ngũ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An), anh được học võ bài bản hơn, cả kỹ, chiến thuật để phòng chống tội phạm. Anh được luyện tập cả những tình huống một mình chống 2 – 3 đối tượng nguy hiểm có hung khí. Rời quân ngũ, anh về công tác tại Cty Lương Thực Long An, rồi nghỉ hưu sớm, về địa phương tham gia Hội Cựu Chiến binh phường và được bầu làm Trưởng khu phố Bình An, phường 3, TP.Tân An đã 2 nhiệm kỳ. Là người có kỹ năng và kiến thức phòng chống tội phạm, khu phố nơi anh sống trở thành điểm sáng về an ninh trật tự. Đặc biệt, anh không thể đứng yên khi thấy cảnh “bất bình” trên đường. Chuyện gần nhất xảy ra cách đây hơn 2 tháng.

Hôm ấy, lúc giữa trưa, đoạn QL1A từ Long An đi TP.HCM trống vắng xe. Anh Tùng siết mạnh tay ga để kịp lên TP.HCM “thay ca” nuôi mẹ bệnh tại Bệnh viện 115. Khi anh chạy ngang địa phận xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (Long An), bất ngờ 1 người đàn ông từ quán nước ven đường lao bổ vào xe anh. Anh kịp phản xạ tránh được, nhưng máu từ người đàn ông phun ướt chiếc xe máy của anh. Anh Tùng tấp vội xe vào lề và tiếp tục chứng kiến cảnh cuồng sát trước cửa quán.

Ngoài người đàn ông đã ngã gục ven đường, còn có 2 người khác bị đâm trọng thương. Anh Tùng lao đến chặn trước mặt kẻ cuồng sát, làm đối tượng bất ngờ, dừng tay. Vậy là anh đã thành công bước đầu, ngăn được hành động nguy hiểm của kẻ thủ ác. Bằng vài bước “vờn”, anh đánh giá được ngay đối tượng không phải hàng “cao thủ”. Để rồi, bằng một thế võ đơn giản quét ngang chân đối thủ, anh làm hắn khụy xuống.

Bằng một thế võ khác, anh hạ gục hung thủ, rồi khóa tay, trói lại. Đồng bọn của kẻ thú ác thấy anh Tùng xuất hiện với bộ quân phục bạc màu cùng những thế võ điêu luyện, đã hoảng hồn bỏ chạy, không dám lao vào ứng cứu. Chờ vài mươi phút sau, Công an địa phương tới, anh Tùng bàn giao đối tượng, cung cấp lời khai… Sau đó anh Tùng được biết, vì đòi nợ không được, kẻ thủ ác đã đâm chết một người, đâm hai người khác bị thương, trước khi anh xuất hiện.

Về chuyện có nên duy trì “hiệp sĩ đường phố” hay không, quan điểm của anh Tùng là: “Tôi ủng hộ, nhưng cần huấn luyện và trang bị tốt cho anh em”. Anh nghĩ đơn giản: “Phải có người đứng ra can ngăn cái ác, nếu không sẽ loạn”. Rồi anh dẫn câu danh ngôn của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein: “Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả!” 

Phấn Đấu
TIN LIÊN QUAN

"Hiệp sĩ" bắt cướp: Khoảng trống giữa pháp lý và thực tế

QUANG ĐẠI |

Sau vụ 2 "hiệp sĩ" ở TPHCM bắt cướp bị đâm tử vong, dư luận dấy lên cuộc tranh luận về việc có nên khuyến khích mô hình này.

"Hiệp sĩ" Trần Văn Hoàng: Tôi rất đau khi hay tin 2 anh em đã hy sinh

T.S |

Sau gần chục ngày điều trị vết thương do Tài “Mụn” gây ra, anh Trần Văn Hoàng – đội trưởng đội "hiệp sĩ" Tân Bình đã được các bác sĩ cho xuất viện về nhà.

Hiểm nguy đời "hiệp sĩ" săn bắt cướp

ngô cường |

Chất hào hiệp ngấm vào người khiến nhiều người vốn là xe ôm, công nhân, thợ xây, sinh viên... sẵn sàng lao ra đường gánh chịu rủi ro để chống tội phạm. Họ được nhân dân gọi là "hiệp sĩ" đường phố "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng".

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Hiệp sĩ" bắt cướp: Khoảng trống giữa pháp lý và thực tế

QUANG ĐẠI |

Sau vụ 2 "hiệp sĩ" ở TPHCM bắt cướp bị đâm tử vong, dư luận dấy lên cuộc tranh luận về việc có nên khuyến khích mô hình này.

"Hiệp sĩ" Trần Văn Hoàng: Tôi rất đau khi hay tin 2 anh em đã hy sinh

T.S |

Sau gần chục ngày điều trị vết thương do Tài “Mụn” gây ra, anh Trần Văn Hoàng – đội trưởng đội "hiệp sĩ" Tân Bình đã được các bác sĩ cho xuất viện về nhà.

Hiểm nguy đời "hiệp sĩ" săn bắt cướp

ngô cường |

Chất hào hiệp ngấm vào người khiến nhiều người vốn là xe ôm, công nhân, thợ xây, sinh viên... sẵn sàng lao ra đường gánh chịu rủi ro để chống tội phạm. Họ được nhân dân gọi là "hiệp sĩ" đường phố "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng".