"Việt Nam đất nước phi thường"

Thúy Huyền (thực hiện) |

Bà Stella Ciorra - Chủ tịch Hội những người bạn của Di sản Việt Nam (Friends of Vietnam Heritage, FVH), đã phải lòng Việt Nam ngay từ lần đầu đặt chân đến dải đất hình chữ S.

Người phụ nữ Anh này vốn có niềm đam mê nghệ thuật từ nhỏ, càng tìm hiểu càng say mê sắc màu văn hóa, Di sản của Việt Nam qua mỗi chuyến đi, mỗi cuộc gặp gỡ ở mảnh đất này.

Những năm 1990, Việt Nam là một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình mở cửa nền kinh tế. Nhưng đây vẫn còn là cái tên xa lạ trên bản đồ du lịch. Vì sao bà quyết định đến Việt Nam gần 30 năm trước?

- Tôi còn khá trẻ khi Việt Nam đang trải qua chiến tranh, và vốn chỉ biết đến đất nước này qua những câu chuyện chiến tranh. Tôi lớn lên và luôn ủng hộ Việt Nam. Có điều gì đó đã thôi thúc tôi đặt một chuyến du lịch Việt Nam kéo dài hai tuần vào năm 1995, điều mà tôi thực lòng không thể giải thích.

Tôi đã yêu Việt Nam ngay cả khi chưa đặt chân đến đây. Tôi nhớ khoảnh khắc ngồi đợi nối chuyến ở sân bay Bangkok (Thái Lan) năm xưa, nhìn thấy địa danh Hà Nội hiện trên bảng thông báo, tôi đã cảm thấy vô cùng phấn khích trước chuyến bay. Khi hạ cánh xuống sân bay, tôi được một chiếc taxi màu vàng đón, nhìn thấy những đàn trâu rong ruổi khắp nơi. Khung cảnh ấy tuyệt đẹp làm sao! Tôi đã có cơ hội thăm thú nhiều nơi, hòa mình vào đời sống địa phương...

Ngày lên máy bay trở về Anh, tôi chắc chắn một điều: “Mình muốn sống ở Việt Nam”.

Việt Nam vào những năm 90 trong mắt bà là đất nước như thế nào?

- Vào năm 1995, như những vị khách quốc tế khác đến đây, tôi khá tò mò. Tôi nghĩ vào thời điểm ấy, Việt Nam mới mở cửa, cơ sở hạ tầng của ngành du lịch vẫn còn sơ khai. Trên những chuyến bay ở Việt Nam, hành khách chủ yếu là người nước ngoài. Nhưng đó lại là điểm cộng trong mắt du khách, khi bạn được khám phá một đất nước mới mẻ, nơi mà bạn hoàn toàn không biết trước quá nhiều.

Từ một vị khách, bà dần gắn bó với Việt Nam qua những khám phá về văn hóa, di sản như thế nào?

- Văn hóa là điều tạo nên nét khác biệt của Việt Nam. Vì muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống Việt Nam, tôi gia nhập FVH với tư cách là một thành viên bình thường để giao lưu với cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Đến nay, trong vai trò Chủ tịch, tôi kế thừa di sản của người tiền nhiệm John Reilly - người miệt mài lan tỏa những câu chuyện về văn hóa, Di sản Việt Nam suốt hơn 20 năm kể từ năm 1999.

Tôi tự hào khi là một phần của hành trình này. Đặc biệt khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam tham gia cùng chúng tôi trong những hoạt động như tìm hiểu nghề truyền thống, quảng bá văn hóa, học hỏi kiến thức... Chúng tôi luôn cố gắng tổ chức những tour đi bộ, chương trình giao lưu đặc sắc để giúp các thành viên có cái nhìn sâu sắc hơn về những di tích, di sản, văn hóa truyền thống Việt Nam.

Bên cạnh câu chuyện về văn hóa, điều gì khiến bà đặc biệt ấn tượng về Việt Nam?

- Tốc độ phát triển của Việt Nam thực sự phi mã - đó là lý do tôi quyết định quay trở lại đất nước này liên tục kể từ sau chuyến đi đầu tiên. Tôi thực sự lo lắng rằng nếu một khoảng thời gian tôi không đến, chẳng hạn như chỉ trong 6 tháng, Việt Nam sẽ thay đổi rất nhiều. Bởi tôi nghĩ nếu tôi bỏ bẵng đi dù chỉ một năm, mọi thứ sẽ thay đổi chóng mặt đến mức khó bắt kịp.

Có người nói với tôi: “Ồ, tôi nhớ năm 2006 Việt Nam chưa có cái này”. Tôi sẽ đáp rằng: “Trời ơi, bạn biết đấy, năm 2006 là 10 năm sau lần đầu tiên tôi đến đây và đã có rất nhiều thay đổi kể từ đó”.

Tốc độ thay đổi phi thường của Việt Nam đến từ chính năng lượng của người Việt. Tôi nghĩ điều chưa bao giờ thay đổi chính là nghị lực, tinh thần của người Việt. Tinh thần ấy đã ăn sâu vào văn hóa Việt Nam, ngay cả giới trẻ ngày nay vẫn tiếp nối tinh thần đó. Tôi nghĩ người Việt Nam có thể vượt qua những thách thức lớn bằng khả năng khéo léo thiên bẩm. Người Việt rất thông minh. Cái khó ló cái khôn, người Việt Nam luôn tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Stella trong một sự kiện văn hóa tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Stella trong một sự kiện văn hóa tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Gắn bó với Việt Nam từ những năm 1990, và bắt đầu sinh sống ở Hà Nội từ năm 2009, chắc hẳn bà đã có khoảng thời gian dài để chiêm nghiệm về đất nước này, dù qua những sự kiện quan trọng hay đời sống thường ngày. Bà có thể kể ra những thời khắc khiến mình ghi nhớ nhất?

- Có thể nói, tôi may mắn khi ở Việt Nam vào những thời điểm đất nước trải qua khó khăn. Tôi đã ở đây vào năm 2002 khi dịch SARS lan khắp thế giới, năm 2019 khi COVID-19 bùng nổ và mới nhất là siêu bão Yagi. Tôi đã chứng kiến chính quyền Việt Nam chỉ đạo hiệu quả trong những giai đoạn quan trọng.

Là một người nước ngoài, tôi nhận thấy thông tin liên lạc thực sự thông suốt. Khi cơn bão Yagi chuẩn bị đổ bộ, tôi nhận được rất nhiều tin nhắn, thông báo qua loa phường cũng như thông tin cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và mọi người dân Việt Nam đều chia sẻ thông tin. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam thực sự tuyệt vời khi lên kế hoạch ứng phó với thiên tai. Tôi thực sự ấn tượng bởi sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bão và đảm bảo thông tin tới người dân rõ ràng.

Và bạn có thể thấy hậu quả của cơn bão để lại. Nhưng tôi thấy người Việt Nam không bao giờ ngừng cố gắng, và họ sẽ tiếp tục xây dựng lại cuộc sống với tinh thần tuyệt vời này. Bởi từ trước đến nay họ đã và đang làm được điều đó.

Tôi nghĩ người dân Việt Nam có một lòng quyết tâm thường trực, với tinh thần kiên cường, nặng lượng và động lực mạnh mẽ. Tôi phải nói rằng, những nụ cười không bao giờ tắt trên gương mặt của người Việt. Ngay cả khi trải qua khó khăn, họ luôn tìm thấy niềm vui để mỉm cười và tiếp tục tiến lên.

Cảm ơn những chia sẻ của bà!

Stella Ciorra là một người Anh có gần 30 năm gắn bó với Việt Nam. Bà hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tổ chức sự kiện, biên tập và văn hóa. Stella tham gia Hội những người bạn của Di sản Việt Nam (FVH) từ năm 2011 với tư cách là một thành viên và hiện tại đảm nhận vị trí Chủ tịch. FVH là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Hà Nội bởi những công dân đến từ nhiều quốc gia, với mục đích bảo tồn và nghiên cứu văn hóa Việt Nam. FVH thường xuyên tổ chức các tour đi bộ quanh Hà Nội để giới thiệu di sản của thành phố và tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về di sản văn hóa Việt Nam như đồ gốm, giấy dó, nghệ thuật...

Thúy Huyền (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nghệ thuật đích thực - con đường nối dài di sản

An Vũ |

Di sản Văn hóa Việt qua góc nhìn Nghệ sĩ đương đại” là tên dự án của nhóm Heritage and Art (H&A) do họa sĩ Nguyễn Minh (Minh phố) khởi xướng. Nhân dịp ra mắt triển lãm đầu tiên “Ngày xửa ngày xưa”, ngày 25.8 vừa qua, H&A có buổi nói chuyện giữa các nghệ sĩ với người yêu nghệ thuật và di sản chủ đề “Di sản Văn hóa Việt trong cuộc sống đương đại” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội đã thu hút nhiều ý kiến quan tâm.

Tìm hiểu lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam

NGỌC DỦ |

Bộ sách "Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam" được NXB Trẻ xuất bản mừng ngày Quốc Khánh 2.9. Bộ sách giúp độc giả trang bị những kiến thức bổ ích về lịch sử Việt Nam và tinh thần bất khuất của dân tộc.

Đại sứ Australia tại Việt Nam: “Tôi muốn nhiều người Australia đến Việt Nam”

Phạm Huyền (thực hiện) |

Tính đến tháng 7.2024, Australia đứng thứ 7 trong 10 thị trường quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam, với 281.000 lượt khách trong 7 tháng đầu năm. Đây là thị trường tiềm năng có mức tăng trưởng ấn tượng. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Andrew Goledzinowski - Đại sứ Australia tại Việt Nam, về tiềm năng hợp tác phát triển du lịch giữa hai nước.

Xuất hiện clip đánh, đá trẻ tại nhà trẻ, công an vào cuộc

Phan Thành |

Bình Thuận - Từ hình ảnh bảo mẫu đánh bầm tím trẻ nhỏ và đoạn camera cảnh đánh, đá trẻ nhỏ tại nhà trẻ, công an vào cuộc làm rõ.

Dự báo tác động nguy hiểm của áp thấp nhiệt đới đến đất liền

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng cảnh báo mưa lớn do áp thấp nhiệt đới có thể gây lũ quét, sạt lở ở một số khu vực vùng núi Trung Bộ.

Sạt lở rình rập, nhiều người Yên Bái chưa thể về nhà

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu của cơn bão số 3, trên địa bàn thành phố Yên Bái xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão, gây mưa to khu vực nào?

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng đã cảnh báo tác động trên biển và trên đất liền của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão.

Hàng chục nhà dân ở Hà Nội nứt toác nghi do khai thác cát

Đền Phú - Trần Tuấn |

Hàng chục ngôi nhà ở xóm Bãi, thôn Vân Hội, xã Phong Vân (Ba Vì, Hà Nội) bị nứt toác nghi do ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát giáp ranh tỉnh Phú Thọ.

Nghệ thuật đích thực - con đường nối dài di sản

An Vũ |

Di sản Văn hóa Việt qua góc nhìn Nghệ sĩ đương đại” là tên dự án của nhóm Heritage and Art (H&A) do họa sĩ Nguyễn Minh (Minh phố) khởi xướng. Nhân dịp ra mắt triển lãm đầu tiên “Ngày xửa ngày xưa”, ngày 25.8 vừa qua, H&A có buổi nói chuyện giữa các nghệ sĩ với người yêu nghệ thuật và di sản chủ đề “Di sản Văn hóa Việt trong cuộc sống đương đại” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội đã thu hút nhiều ý kiến quan tâm.

Tìm hiểu lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam

NGỌC DỦ |

Bộ sách "Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam" được NXB Trẻ xuất bản mừng ngày Quốc Khánh 2.9. Bộ sách giúp độc giả trang bị những kiến thức bổ ích về lịch sử Việt Nam và tinh thần bất khuất của dân tộc.

Đại sứ Australia tại Việt Nam: “Tôi muốn nhiều người Australia đến Việt Nam”

Phạm Huyền (thực hiện) |

Tính đến tháng 7.2024, Australia đứng thứ 7 trong 10 thị trường quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam, với 281.000 lượt khách trong 7 tháng đầu năm. Đây là thị trường tiềm năng có mức tăng trưởng ấn tượng. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Andrew Goledzinowski - Đại sứ Australia tại Việt Nam, về tiềm năng hợp tác phát triển du lịch giữa hai nước.