Về Ninh Thuận, ghé thăm ngôi đình Văn Sơn là di tích cấp Quốc gia

Nguyễn Hữu Mạnh |

Đình Văn Sơn thuộc khu phố 4, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi đình là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong khu vực. Đình Văn Sơn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật theo Quyết định 01/1999/QĐ-BVHTT ngày 04/01/1999.

Ngôi đình có vị thế đẹp

Đình được xây dựng từ lâu, dưới thời trị vì của vua Minh Mạng được trùng tu, xây sửa khang trang, sau khi trùng tu được dựng bia đá ghi chép lại việc trùng tu. Bia đá được đặt tại sân trước nhà Tiền hiền, tên bia là “Văn Sơn Thôn Đình” được khắc ở chính giữa bia, phần bên trái bia ghi chép về ngày tháng dựng bia với nội dung “Minh Mạng thập niên, tuế thứ Ất Hợi cốt ngoại kết đán”.

Theo nội dung ngày tháng dựng bia cho thấy, lần trùng tu này vào ngày mùng 1 tháng tốt năm Ất Hợi tức là năm Minh Mạng thứ 10 (1829), từ đây có thể thấy rằng đình Văn Sơn được xây dựng từ trước năm trùng tu khá lâu nên mới cần trùng tu. Tuy nhiên, người dân nơi đây đã coi năm được khắc trên bia đá là năm xây dựng đình.

Di tích đình Văn Sơn được xây dựng trên một khoảng đất khá rộng và bằng phẳng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước đình là một hồ sen hình bán nguyệt, nhưng sau này được xây dựng lại thành hình chữ nhật, lưng đình dựa vào núi Cà Đú tạo thế “tựa sơn đạp thuỷ”, nhìn từ xa có thể thấy được vị thế uy nghi và những đường nét kiến trúc độc đáo của đình.

Đình Văn Sơn là một tập hợp kiến trúc gồm: cổng tam quan, sân gạch (sân tiền), bình phong nằm trước tòa chính điện, hai bên trái phải của bình phong cách 10m là hai am nhỏ thờ Thổ địa và Sơn thần nội dung được ghi trên am lần lượt là “Thổ địa chi thần” và “Sơn lâm chi thần”. Tới tòa chính điện, hai phía Đông - Tây là nhà Hội và nhà Tiền hiền được nối bằng 2 cửa phụ ở 2 đầu hồi tòa chính điện. Thuận theo lối từ 2 cửa phụ dẫn theo hành lang tới các kiến trúc nằm phía sau của đình là nhà Đông, Tây, Tư Thư Tư hóa và nhà Trù tạo dạng kiến trúc khép kín hình chữ khẩu... ở trung tâm là một sân gạch gọi là sân hậu. Bao bọc toàn bộ kiến trúc đình Văn Sơn là hàng bao được xây dựng bằng đá vôi tạo cho đình có một không gian linh thiêng, kiên cố vững chắc như bàn thạch, đồng thời cho người nhìn có cảm giác đẹp mắt.

Ngôi đình Văn Sơn được xây dựng theo lối kiến trúc đối xứng, tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc cao - thấp, lớn - nhỏ đối với những kiến trúc chính được xây dựng trên những nền móng cao hơn đối với những kiến trúc phụ, đồng thời được xây dựng lớn hơn với những kiến trúc phụ. Từ những nguyên tắc và lối xây dựng đó tạo cho đình Văn Sơn có một dáng vóc và cái nhìn khỏe khoắn mà uyển chuyển, uy nghi mà không mất đi nét đẹp của chốn tâm linh.

Không chỉ có lối kiến trúc, xây dựng độc đáo, đình Văn Sơn còn đặc biệt bởi những đề tài trang trí vô cùng phong phú và mang nét đẹp truyền thống văn hóa đặc trưng dưới triều Nguyễn như: Đề tài tứ linh (long - ly - quy - phụng), hình tượng rồng, đề tài bát tiên, đề tài bát bửu... Mỗi một đề tài trang trí trên kiến trúc tại đình Vân Sơn đều mang những ý nghĩa và ước vọng chung của người dân bản xứ, mọi thứ đều được quy về điều thiện, tránh xa cái ác, tôn kính thánh thần.

Trải qua thăng trầm hơn trăm năm lịch sử, đình Văn Sơn đã nhiều lần hư hại và xuống cấp, được nhân dân và chính quyền địa phương hết sức quan tâm tu sửa. Trải qua nhiều lần tu bổ, các kiến trúc của đình Văn Sơn vẫn còn giữ được các nét đẹp nguyên bản từ khi xây dựng. Tuy nhiên đối với các kiến trúc nằm ở hậu đình như nhà Đông, nhà Tây và nhà Tư Thư Tư hóa đã bị xuống cấp trầm trọng ở giai đoạn những thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, trong những năm gần đây các kiến trúc đã được tu bổ tuy nhiên không thể khôi phục kiến trúc như trước đây.

Nét đẹp điêu khắc trên mái đình Văn Sơn. Ảnh: Hải Bình
Nét đẹp điêu khắc trên mái đình Văn Sơn. Ảnh: Hải Bình

Ngôi đình chứa đựng nhiều di sản quý báu của cha ông

Đình Văn Sơn thờ thần Thành hoàng và Tiền Triều công thần Khâm sai Dương quý hầu. Theo tục lệ lâu đời của nhân dân địa phương, đình Văn Sơn mỗi năm đều có 3 dịp lễ lớn diễn ra vào đầu năm và cuối năm. Trong 3 lễ lớn này có 2 lễ được tổ chức vào tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) diễn ra vào ngày 24 tháng chạp (lễ đưa Thành hoàng về trời báo công trong một năm cai quản vừa qua), đến ngày 30 tháng Chạp tiếp tục tổ chức lễ (rước Thành hoàng về đình cùng dân đón Tết và tiếp tục bảo vệ cho dân làng), tới cuối tháng giêng (tháng 1 Âm lịch) làm lễ tạ thần (tạ ơn Thành hoàng đã che chở cho dân làng trong năm vừa qua và xin thần tiếp tục bảo vệ dân làng trong năm mới).

Ngoài 3 dịp đại lễ, nhân dân địa phương còn tổ chức các lễ khác như: lễ Tam nguyên, lễ Kỳ yên. Lễ Tam nguyên là 3 ngày Rằm lớn trong năm là Rằm tháng Giêng (tháng 1 Âm lịch), rằm tháng 7 và rằm tháng 10 âm lịch; rằm tháng Giêng là ngày vía tạ ơn Thiên Quan Đại Đế đã ban mưa thuận gió hòa để vụ mùa tươi tốt; rằm tháng Bảy là ngày vía thần Địa Quan Đại Đế và Rằm tháng 10 là ngày vía Thủy Quan Đại Đế cầu cho mưa đều cho lúa tốt tươi.

Lễ Kỳ yên được tổ chức một năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu, ngày tổ chức lễ không quy định cụ thể vào ngày tháng nào; lễ Kỳ yên mùa Xuân là để xin Thành hoàng phù trợ cho mùa màng tươi tốt còn lễ Kỳ yên mùa Thu là để cảm ơn Thành hoàng đã phù trợ cho một vụ mùa bội thu. Lễ Kỳ yên được tổ chức trong 2 ngày, sáng ngày thứ nhất chuẩn bị và tế lễ tại đình (dân làng tụ lại dựng cờ, suý, hầu ra các ban tế tự, tiếp khác và hậu cần), tới 16 giờ chiều ngày thứ nhất tế lễ Tiền hiền và Hậu hiền, tới 22 giờ ngày thứ nhất tế lễ ông Tiền Triều công thần Khâm sai Dương quý hầu; tới 00 giờ ngày thứ hai tiến hành tế lễ thần Thành hoàng, sáng ngày thứ hai nhân dân vui chơi và mở tiệc.

Đình Văn Sơn dưới thời Nguyễn vẫn còn giữ lại được 4 bản sắc phong bởi các triều vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định cụ thể như sau:

- Sắc phong 1 được ban vào ngày mùng 8 tháng 10 năm Duy Tân thứ 7 (1913) với nội dung: Sắc ban cho thôn Văn Sơn, phủ Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa trước đây đã phụng thờ Công thần triều trước là Khâm sai Cai cơ Dương quý hầu, nay phong cho Dực bảo Trung hưng Linh phù chi thần, tiếp tục phụng thờ.

- Sắc phong 2 được ban vào ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) với nội dung: Nhân dịp đại lễ mừng vua Khải Định tròn 40 tuổi sắc ban cho thôn Văn Sơn, tổng Kinh Dinh, đạo Ninh Thuận tiếp tục phụng thờ Linh phù Dực bảo Trung hưng tôn Thần Dương quý hầu; gia tặng Quang ý Trung đẳng thần.

- Sắc phong 3 được ban vào ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (1880) với nội dung: Nhân dịp đại lễ mừng vua Tự Đức tròn tuổi 50 năm Tự Đức thứ 31 (1878) sắc ban cho thôn Văn Sơn, huyện An Phước, tỉnh Bình Thuận được thăng bậc và tiếp tục phụng thờ Quảng hựu Chính trực Hựu thiện Đôn ngưng Bản cảnh Thành hoàng chi thần như trước đây.

- Sắc phong 4 được ban vào ngày mùng 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) với nội dung: Sắc ban cho Quảng hậu Chính trực Hựu thiện Đôn ngưng Bản cảnh Thành hoàng chi thần là Dực bảo Trung hưng chi thần, thôn Văn Sơn, huyện An Phước, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục thờ phụng như trước đây.

Di tích đình Văn Sơn mang một ý nghĩa và giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc, mang những nét văn hóa, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của người Việt.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Di tích Quốc gia thờ Hà Tông Mục, nơi lưu giữ bia Sùng Chỉ

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Bia Sùng Chỉ di sản sinh từ thờ ông Tổ làng Tiến sĩ Hà Tông Mục, một nhà khoa bảng đời Lê Trung hưng, ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây có tấm bia lớn, tên gọi “Sùng Chỉ bi ký” được công nhận bảo vật quốc gia, Quyết định 88/QĐ/Ttg, năm 2020. Từ thành phố Hà Tĩnh đi ra khoảng 20km, từ thành phố Vinh đi đến di tích Hà Tông Mục khoảng 32km theo quốc lộ 1.

Bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn: Biểu tượng của quyền lực và đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng

Nguyễn Hữu Mạnh |

Trong hành trình khám phá Di sản văn hóa Việt Nam, bộ vạc đồng thời Nguyễn nổi lên như một biểu tượng không chỉ về quyền lực mà còn là minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng tinh xảo. Những chiếc vạc đồng này không chỉ là những tác phẩm mỹ thuật có giá trị mà còn chứa đựng trong mình những câu chuyện lịch sử đầy thú vị.

Di tích Quốc gia đền Chính, nơi thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí và tổ tiên

bài và ảnh đặng viết tường |

Di tích quốc gia đền Chính thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, còn gọi đền Bản thuộc Quốc gia, vị thần khai quốc đời Lê sơ, ở thôn Song Nam, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đền được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 74 /2006/ QĐ/BVHTT. Từ thành phố Hà Tĩnh đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia Cương Quốc công Nguyễn Xí khoảng 28km, Từ thành phố Vinh, qua cầu Bến Thủy đi theo đường An Viên đến Di tích Nguyễn Xí khoảng 25km.

Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng ra tòa vì tội nhận hối lộ

Văn Trực |

Ngày 17.6, TAND TP Đà Nẵng mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo Bùi Văn Tấn (SN 1976, trú phường An Khê, quận Thanh Khê) - Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng; Lương Ngọc Vũ (SN 1980, trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) - đăng kiểm viên và Lương Kim Quang (SN 1994, trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) - Giám đốc Công ty TNHH MTV dịch vụ và kĩ thuật LKQ cùng về tội “Nhận hối lộ”.

Hàng loạt ôtô ở Hà Nội bị đập vỡ kính trong đêm

KHÁNH AN |

Đêm 16, rạng sáng 17.6, hàng loạt ôtô đỗ tại Khu đô thị Văn Quán (phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) bị đập vỡ kính.

Cái kết "đắng" của nhóm đối tượng đi xe máy lạng lách trên cầu Nhật Tân

Tô Thế |

Xét thấy hành vi của các đối tượng gây bức xúc cho dư luận, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an quận Tây Hồ, Hà Nội) đã khởi tố vụ án hình sự "Gây rối trật tự công cộng" đối với 4 đối tượng có hành vi chạy xe lạng lách, đánh võng trên cầu Nhật Tân.

Sự nghiệp của NSƯT đóng phim "Chị Dậu" trước khi qua đời vì tai nạn lúc đi nhận lương hưu

Anh Trang |

NSƯT Anh Thái qua đời ở tuổi 86 vì tai nạn giao thông khi đi nhận lương hưu.

Sau phản ánh, 5ha đất công bị lấn chiếm tại Quảng Trị đã được trả lại cho đơn vị quản lý

HƯNG THƠ |

Các cá nhân chiếm hơn 5ha đất công đã tự giác nhổ bỏ toàn bộ cây trồng vi phạm và trả lại đất cho đơn vị quản lý. Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đang xem xét việc xử lý hành chính đối với các cá nhân có hành vi chiếm đất.

Di tích Quốc gia thờ Hà Tông Mục, nơi lưu giữ bia Sùng Chỉ

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Bia Sùng Chỉ di sản sinh từ thờ ông Tổ làng Tiến sĩ Hà Tông Mục, một nhà khoa bảng đời Lê Trung hưng, ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây có tấm bia lớn, tên gọi “Sùng Chỉ bi ký” được công nhận bảo vật quốc gia, Quyết định 88/QĐ/Ttg, năm 2020. Từ thành phố Hà Tĩnh đi ra khoảng 20km, từ thành phố Vinh đi đến di tích Hà Tông Mục khoảng 32km theo quốc lộ 1.

Bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn: Biểu tượng của quyền lực và đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng

Nguyễn Hữu Mạnh |

Trong hành trình khám phá Di sản văn hóa Việt Nam, bộ vạc đồng thời Nguyễn nổi lên như một biểu tượng không chỉ về quyền lực mà còn là minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng tinh xảo. Những chiếc vạc đồng này không chỉ là những tác phẩm mỹ thuật có giá trị mà còn chứa đựng trong mình những câu chuyện lịch sử đầy thú vị.

Di tích Quốc gia đền Chính, nơi thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí và tổ tiên

bài và ảnh đặng viết tường |

Di tích quốc gia đền Chính thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, còn gọi đền Bản thuộc Quốc gia, vị thần khai quốc đời Lê sơ, ở thôn Song Nam, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đền được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 74 /2006/ QĐ/BVHTT. Từ thành phố Hà Tĩnh đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia Cương Quốc công Nguyễn Xí khoảng 28km, Từ thành phố Vinh, qua cầu Bến Thủy đi theo đường An Viên đến Di tích Nguyễn Xí khoảng 25km.