Vang vọng ký ức xưa trong ''Tiếng gọi đò’’

LÊ QUANG VINH |

''Bao nhiêu dòng sông đã chảy trên đất Việt? Bao con đò đã dệt sóng sang sông? Làng bên sông xanh thắm bốn mùa. Người ven sông gắng sức cùng nắng mưa. Đã bao lần qua sông, có bao giờ không nghe tiếng hát’’ - Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hữu Tuấn đã giãi bày như thế trong phần đầu cuốn sách ảnh ''Tiếng gọi đò’’ vừa ra mắt bạn đọc. Trong bối cảnh cuộc sống đương đại với các bến đò, bến phà phải nhường chỗ cho những cây cầu lớn, nhỏ, ''Tiếng gọi đò’’ gợi nhớ các ký ức xưa đầy lưu luyến những cảnh vật, con người và những nét sinh hoạt dân dã, yên bình...

Nhà quay phim, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Tuấn sinh năm 1949 tại Hà Nội. Năm 23 tuổi, ông thi vào học tại Trường Điện ảnh Việt Nam và bắt đầu một sự nghiệp nghệ thuật đầy ấn tượng trong vị trí quay phim chính khi vào làm việc tại Hãng Phim truyện VN. Hẳn ít người biết trước đó, Nguyễn Hữu Tuấn đã tốt nghiệp trung cấp mỹ thuật, rồi đi du học ngành hóa hữu cơ tại Trung Quốc.

Với NSND Nguyễn Hữu Tuấn, tên tuổi của ông, với tư cách là người phụ trách hình ảnh đã gắn với một số bộ phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh Việt Nam, gồm: ''Thị xã trong tầm tay’’, ''Thương nhớ đồng quê’’, ''Hy vọng cuối cùng’’, ''Bến không chồng’’, ''Lạc lối’’... và một số bộ phim khác, như ''Hoa ban đỏ’’, ''Người đàn bà mộng du’’, ''Duyên nợ’’, ''Chuyện tình trong ngõ hẹp’’, ''Trở về’’, ‘’Lạc lối’’, ''Anh và Em”..., đồng thời là đạo diễn của 7 phim tài liệu. Ông đã được tặng 3 giải ''Quay phim xuất sắc’’ tại các LHP Việt Nam (các năm 1983, 2000 và 2013). Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Tuấn còn được mời tham gia nhiều dự án phim hợp tác với nước ngoài thực hiện tại Việt Nam như: ''Đông Dương’’ (1992), ''Người tình’’ (1992), ''Người Mỹ trầm lặng’’ (2002), ''Hai con gái ông chủ Vườn thuốc Trung Hoa’’ (2006).

Xen kẽ qua các đợt đi làm phim là những chuyến dã ngoại tìm bối cảnh quay phim, hoặc sáng tác ảnh, nên Nguyễn Hữu Tuấn đã có dịp trò chuyện với nhiều người dân, chụp ảnh và ghi chép cảm xúc của mình. Ông cũng đã có một số triển lãm ảnh cá nhân ở trong nước và quốc tế, gây ấn tượng trong công chúng.

Khi ở cữ tuổi 70, dù không chủ định, ông đã ra mắt cuốn sách đầu tay ''Những thước phim trong suốt’’ - tổng hợp ghi chép những trải nghiệm trong cuộc đời và sự nghiệp điện ảnh. Còn mới đây là cuốn sách ảnh đầu tiên với tựa đề ''Tiếng gọi đò’’, gồm 85 bức ảnh đen - trắng, do chính tác giả chọn lọc từ hàng ngàn bức đã chụp trong hơn 30 năm, từ 1987 đến 2018, được NXB Thế Giới ấn hành, in song ngữ Việt - Anh. Có một điểm thú vị trong toàn bộ ấn phẩm: Phần chú thích, hay những đoạn kể các trải nghiệm /câu chuyện đầy xúc động bắt gặp qua những chuyến đò, đều do tác giả viết tay - cho mọi người thấy rõ những địa danh, thời gian bức ảnh được chụp và phần nào sẽ hình dung được những khoảnh khắc đẹp rất đỗi bình dị của nếp sinh hoạt thường nhật của người dân bản địa ở nhiều miền quê, với những dải tần văn hóa xưa cũ, mà nay đây đó vẫn đọng đằm...

Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Tuấn chụp tại khu du lịch Tam Cốc (Ninh Bình), nói về công việc mưu sinh vất vả với thu nhập ít ỏi, của những người phụ nữ chở đò đưa khách tham quan.
Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Tuấn chụp tại khu du lịch Tam Cốc (Ninh Bình), nói về công việc mưu sinh vất vả với thu nhập ít ỏi, của những người phụ nữ chở đò đưa khách tham quan.

''Là nước nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có lượng mưa hằng năm vào hàng nhiều nhất thế giới, lại có thêm hàng trăm con sông lớn nhỏ, nên Việt Nam trở thành nước nông nghiệp lúa nước và giao thông lấy đường thủy làm chính. Mãi đến đầu thế kỷ 20, thời kỳ Việt Nam thuộc Pháp, đường bộ mới bắt đầu được xây dựng. Cầu lại càng hiếm hoi. Qua sông phải đi đò. Đò lớn gọi là phà. Người miền Nam gọi là bắc (phiên âm từ tiếng Pháp: Bac). Đò đã gắn bó với người Việt từ lâu lắm rồi...’’ - Nguyễn Hữu Tuấn đã chia sẻ như thế, như một cách lý giải về việc thực hiện cuốn sách ảnh này, bởi ''Nay mai, đò chỉ còn trong ký ức của những người từng đi đò - phương tiện buộc mọi người phải chậm lại...’’.

Trong lĩnh vực điện ảnh, vốn là người kỹ tính, nên nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn luôn khắt khe với chính mình khi chọn lựa bối cảnh và tạo nên những khuôn hình đẹp, nên thơ, góp phần chuyển tải nội dung phim thêm phần sinh động. Vậy nên, trong nhiếp ảnh, dễ thấy ông cũng rất dụng công chộp bắt những khoảnh khắc ấn tượng, tạo hình đậm chất điện ảnh, với phần lớn các nhân vật đều là phụ nữ. Nếu trong cuốn “Những thước phim trong suốt” (NXB Trẻ ấn hành) - mang tính hồi ức - và mỗi chuyện ông viết như những thước phim quay chậm ngược thời gian, ẩn chứa những vui, buồn, tựa như kịch bản văn học của những bộ phim truyện, thì trong sách ảnh ''Tiếng gọi đò’’, ngôn ngữ biểu đạt được thay bằng các bức ảnh kèm đôi dòng chú thích, chia sẻ. Nhưng tựu chung, hai ấn phẩm, với những con chữ và hình ảnh, đều rất đỗi dung dị, ắp đầy tình cảm và pha một chút dí dỏm.

Sách ảnh ''Tiếng gọi đò’’ của Nguyễn Hữu Tuấn trải dài qua nhiều địa danh trong toàn quốc, gắn với những con người và các loại phương tiện giao thông đường thủy dân dã, như: Đò (chèo tay, hoặc kéo dây qua sông nhỏ), phà, bắc, ghe/xuồng, mảng/bè tre... Dường như, để muốn rộng mở biên độ môi trường sống đầy thân thương ở những vùng đất gắn liền với các bến đò/con đò, bến phà/con phà, cùng những người chở đò/lái phà, nên trong ''Tiếng gọi đò’’, Nguyễn Hữu Tuấn còn cấu trúc thêm các bức ảnh ghi lại phong cảnh những bãi sông, bờ tre, rặng cây; cảnh những người dân làm gạch, chăn bò, đi chợ, đi lễ chùa nơi ven đê; bán hàng nơi bến đò; đi cầu tạm kết bằng tre qua khúc sông nhỏ (thay đò, khi nước sông dâng, chảy xiết), chèo đò bán hàng nơi vùng vịnh, chợ nổi; hay những người phụ nữ cao tuổi thực thi nghi lễ ''đưa đò cho người đã mất sang thế giới bên kia’’...

Nguyễn Hữu Tuấn - người trai phố cổ/phố cũ của Hà Nội - chia sẻ: ''Mấy mươi năm đi chụp ảnh nông thôn, mọi người hay hỏi tôi: ''Chụp cái gì thế?’’. Chưa kịp trả lời, lại bồi thêm câu hỏi: ''Để làm gì thế?’’. Lúc ấy, tôi thường ú ớ, nói dối quanh, chẳng nhẽ lại bảo: “Chụp cái gì tôi nhìn thấy”. Thực ra, tôi còn muốn chụp cả những gì nghe thấy, ngửi thấy nữa. Những cánh đồng, con người, tiếng nước chảy, mùi rơm rạ... tất thảy đều gây cảm xúc cho tôi. Tôi chỉ chụp theo tiếng gọi của nó. Không vì cái gì khác. Không theo kỳ vọng của ai. Tôi chụp chậm rãi vì nghĩ rằng vạn vật bất biến chỉ khi nào lớn lên mới hiểu rằng chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Giờ xem lại tự cho là may mắn vì những ký ức xưa vẫn còn đó. Không khác những bức ảnh là bao. Tự nhiên trả lời được ''Chụp để làm gì?’’.

Nguyễn Hữu Tuấn luôn hướng ngòi bút và ống kính của mình đến những con người bé nhỏ, vô danh. Trong cuốn sách ''Tiếng gọi đò’’ có một bức ảnh ông chụp năm 2002, phía sau lưng một tốp phụ nữ đội nón lá ở tỉnh Ninh Bình (hành nghề chèo đò đưa khách tham quan khu du lịch Tam Cốc, đang đứng ngóng khách) với lời đề tựa đầy ám ảnh về thân phận của những người phụ nữ nghèo lấy việc chèo đò làm kế mưu sinh thường ngày: ''Đò thì đông, khách du lịch thì vắng. Mỗi tháng được chở 2 ngày. Mỗi ngày 2 lượt. Mỗi lượt là 6 cây số. 250 nghìn. Nhà đò được 150. Xã lấy 100. Phục vụ tốt sẽ được boa thêm. Có khi 2 đô’’.

Với những bức ảnh mà NSND Nguyễn Hữu Tuấn biểu đạt trong cuốn ''Tiếng gọi đò’’ cho thấy một điều, như nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhận xét: “Việt Nam trong quá khứ, còn kéo dài đến bây giờ, dù tính chất của con đò và bến đò bây giờ cũng đã rất khác, ngay cả canh tác nông nghiệp cũng thay đổi hoàn toàn, làng xã cố truyền cũng tan vỡ theo nhiều nghĩa. Chính những bức ảnh này làm người ta nhớ nhung, đôi khi lưu luyến một quá khứ không lặp lại - một kỷ niệm của bất kỳ ai từng đi đò, chờ đò và sống trong sự yên bình của làng xã sông nước Việt’’.

''Tiếng gọi đò’’ vang vọng hoài niệm ký ức xưa - gợi nhớ những bến đò, bãi sông, với những tiếng gọi ‘’đò ơi...’’ da diết bay qua sông thân thương và những nhịp chèo lặng lẽ khỏa nước của người chở đò chậm rãi kết nối nhịp sống đôi bờ sinh sôi. Nó cũng tựa như một tập bưu thiếp đầy đặn để bạn bè quốc tế khám phá về một góc đời sống của người dân Việt Nam vốn gắn liền với sông nước, và để người Việt ở muôn nơi nhớ về quê hương, đất nước...

LÊ QUANG VINH
TIN LIÊN QUAN

Xuất bản tác phẩm “Học sinh kể chuyện Bác Hồ” nhân Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

NGỌC DỦ |

“Học sinh kể chuyện Bác Hồ” là tác phẩm của cố nhà văn Thy Ngọc (tên thật là Nguyễn Ngọc, 1925-2012) - một người chuyên viết về thiếu nhi được kính trọng. Lúc sinh thời, nhà văn Thy Ngọc cho rằng: “Viết cho thiếu nhi trước hết phải có tính giáo dục, song lại phải giản dị mà vẫn hấp dẫn”.

Cuộc đời Andersen - tác giả của những truyện thần tiên

Thế Vinh |

Một tác giả mà chúng ta vô cùng yêu mến, một tâm hồn cách ta mấy thế kỉ nhưng tỏa bóng đến ngày nay và còn nhiều thế hệ sau này: Hans Christian Andersen. Nhưng cuốn sách mới lần này vừa được giới thiệu không giống những tác phẩm trước, mà chính là cuốn tự truyện về cuộc đời ông…

Tác giả bài thơ ồn ào "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" giờ ra sao?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau những ồn ào xung quanh việc bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ vào cuối tháng 4 vừa qua, tác giả Tòng Văn Hân (Điện Biên) đã nhận thêm nhiều nhiệm vụ mới.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Xuất bản tác phẩm “Học sinh kể chuyện Bác Hồ” nhân Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

NGỌC DỦ |

“Học sinh kể chuyện Bác Hồ” là tác phẩm của cố nhà văn Thy Ngọc (tên thật là Nguyễn Ngọc, 1925-2012) - một người chuyên viết về thiếu nhi được kính trọng. Lúc sinh thời, nhà văn Thy Ngọc cho rằng: “Viết cho thiếu nhi trước hết phải có tính giáo dục, song lại phải giản dị mà vẫn hấp dẫn”.

Cuộc đời Andersen - tác giả của những truyện thần tiên

Thế Vinh |

Một tác giả mà chúng ta vô cùng yêu mến, một tâm hồn cách ta mấy thế kỉ nhưng tỏa bóng đến ngày nay và còn nhiều thế hệ sau này: Hans Christian Andersen. Nhưng cuốn sách mới lần này vừa được giới thiệu không giống những tác phẩm trước, mà chính là cuốn tự truyện về cuộc đời ông…

Tác giả bài thơ ồn ào "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" giờ ra sao?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau những ồn ào xung quanh việc bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ vào cuối tháng 4 vừa qua, tác giả Tòng Văn Hân (Điện Biên) đã nhận thêm nhiều nhiệm vụ mới.