Tác giả bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm": Mỗi năm chỉ viết vài bài

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

"Mẹ tôi chửi kẻ trộm" - một trong những bài thơ được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ 2019 – 2020 của Báo Văn Nghệ đang trở thành tâm điểm của những cuộc tranh lận nảy lửa trên mạng xã hội. Vậy tác giả bài thơ nói gì?

Tranh cãi

Mấy ngày nay, dư luận “dậy sóng” sau khi Báo Văn Nghệ công bố và trao giải cuộc thi thơ 2019 – 2020. Trong đó chủ đề tranh luận tập trung vào bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” một trong 3 bài thơ: Làm rể, Mẹ tôi chửi kẻ trộm và Nhà dưới nhà trên của tác giả Tòng Văn Hân (Điện Biên) đoạt giải cao nhất cuộc thi (đạt giải B, không có giải A).

Đa số cho rằng đây không phải là thơ, thậm chí còn có người nói “Đây là trao giải cho bài thơ dở nhất Việt Nam”. Các ý kiến khác thì cho rằng, một cuộc thi văn chương lớn mà lại dễ dãi, lại… phá nát nền thơ Việt.

Hay: “Tác giả viết quá vụng về, nên phơi bày sự ngây ngô, được chọn đăng trên báo, đã là một sự châm chước, còn trao giải thì hơi xem thường độc giả và xem thường thi ca"…

Số ít người ủng hộ thì cho rằng đây là bài thơ có tính nhân văn sâu sắc, cách thể hiện mộc mạc, độc đáo và xứng đáng đoạt giải.

Bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm.
Bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm.

Để rộng đường dư luận, phóng viên đã có buổi trao đổi với chính tác giả Tòng Văn Hân về chủ đề này.

Mặc dù vừa trở về từ “tâm bão”, sau hơn 500km “vật vã” trên chuyến xe khách giường nằm nhưng anh Tòng Văn Hân vẫn vui vẻ chỉ dẫn cho chúng tôi đến nhà. Đó là một ngôi nhà sàn khang trang nép mình dưới chân núi Cọ Luông thuộc bản Liếng, xã Nong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Vốn là người chuyên nghiên cứu về văn hóa dân gian dân tộc Thái, công việc của anh chủ yếu là ghi chép, sưu tầm những nét văn hóa độc đáo còn lưu truyền trong cộng đồng dân tộc mình để gìn gữ và truyền lại cho thế hệ sau.

Anh Tòng Văn Hân cũng tự nhận mình không phải người làm thơ giỏi và không có ý muốn so tài cao thấp với các nhà thơ chuyên nghiệp.

Một số tác phẩm và công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái của anh Tòng Văn Hân.
Một số tác phẩm và công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái của anh Tòng Văn Hân.

Việc mỗi năm anh làm một vài bài thơ là do ngẫu hứng hoặc muốn cô đọng một câu chuyện để người đọc, người nghe dễ hiểu. Hầu hết các bài thơ của anh đều làm bằng tiếng Thái trước để có thể phổ nhạc thành bài hát sau đó mới dịch ra tiếng Việt. Do vậy, anh Hân cho rằng thơ của mình mang "chất mộc mạc, gần giũi với văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái chứ không nặng về thủ pháp, tu từ hay vần điệu và luật lệ"…

"Không coi là thơ cũng chẳng sao"

Trở lại bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” vừa được giải đang gây nhiều tranh cãi, anh Tòng Văn Hân cho biết: “Khi viết bài thơ này tôi cũng chỉ muốn kể lại một nét văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái".

"Khi bị mất con gà, con lợn thì người Thái không chửi bới tục tĩu hay “khẩu nghiệp” mà họ sẽ báo với già làng, trưởng bản để gọi người nghi ăn trộm đến giải hòa; những người tham gia cuộc hòa giải sẽ phân tích để người nghi ăn trộm hiểu ra cái lỗi lầm của mình mà nhận, mà thay đổi.

Sau đó sẽ phải làm 1-2 mâm rượu để “làm lý”. Trong lúc “uống rượu, ăn thịt” thì mọi người sẽ chúc cho người này làm ăn may mắn, lợn gà đầy chuồng…”

Một góc bản Liếng, xã Nong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nơi tác giả Tòng Văn Hân sinh sống.
Một góc bản Liếng, xã Nong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nơi tác giả Tòng Văn Hân sinh sống.

Anh Hân cũng cho biết, theo quan niệm về văn hóa của dân tộc Thái thì nếu chửi ác khẩu thì “cái hồn vía của miệng sẽ bị ô uế và gây ra những hệ quả như các bệnh về miệng; làm ăn không gặp may và nuôi con cái không gặp may"… Đó chính là cái tính nhân văn và cái hồn cốt văn hóa mà anh muốn thể hiện trong bài thơ này.

Về những nội dung đang gây tranh cãi, anh Hân cho biết: “Tôi chỉ ghi chép lại những nội dung có tính cô đọng nhất về một nét văn hóa mà mình nghiên cứu, để người đọc, chủ yếu là đồng bào dân tộc mình dễ hiểu, dễ nhớ. Còn việc người ta bảo đó không phải là thơ cũng chẳng sao”...

Được biết trong sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian của mình, anh Tòng Văn Hân đã có nhiều công trình nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá cao. Anh cũng đã xuất bản hơn chục đầu sách về văn hóa dân tộc Thái, còn thơ thì “mỗi năm chỉ viết vài bài”…

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Bài thơ “Vịnh trâu già” - Tài năng và khí tiết của thi sĩ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Đình Minh |

Vào năm 1902, cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) được tổ chức làm lễ khánh thành. Tham dự lễ có vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cùng nhiều quan văn võ triều Nguyễn và hàng nghìn người dân Hà Nội. Ở thời điểm này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, nhưng ông vốn là người danh tiếng từng ba lần đỗ đầu đại khoa và ba lần giữ chức Tổng đốc tại Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nên vẫn được mời dự.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc Tết các văn nghệ sĩ, nhà khoa học

Theo TTXVN |

Ngày 3.2 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý), Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nhạc sĩ Phạm Tuyên; nhà thơ Hữu Thỉnh; Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh tại nhà riêng ở Hà Nội.

Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao phục vụ người lao động

Hà Anh |

Hoạt động văn nghệ, thể thao được các cấp công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức rộng rãi nhân kỷ niệm các ngày lễ trong năm nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao sức khỏe cho công nhân viên chức lao động.

Trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phải tiên phong của đổi mới, sáng tạo

Vương Trần |

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: Trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phải là đội ngũ tiên phong của đổi mới, sáng tạo, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ, trong xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật, tạo động lực quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bài thơ “Vịnh trâu già” - Tài năng và khí tiết của thi sĩ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Đình Minh |

Vào năm 1902, cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) được tổ chức làm lễ khánh thành. Tham dự lễ có vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cùng nhiều quan văn võ triều Nguyễn và hàng nghìn người dân Hà Nội. Ở thời điểm này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, nhưng ông vốn là người danh tiếng từng ba lần đỗ đầu đại khoa và ba lần giữ chức Tổng đốc tại Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nên vẫn được mời dự.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc Tết các văn nghệ sĩ, nhà khoa học

Theo TTXVN |

Ngày 3.2 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý), Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nhạc sĩ Phạm Tuyên; nhà thơ Hữu Thỉnh; Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh tại nhà riêng ở Hà Nội.

Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao phục vụ người lao động

Hà Anh |

Hoạt động văn nghệ, thể thao được các cấp công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức rộng rãi nhân kỷ niệm các ngày lễ trong năm nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao sức khỏe cho công nhân viên chức lao động.

Trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phải tiên phong của đổi mới, sáng tạo

Vương Trần |

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: Trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phải là đội ngũ tiên phong của đổi mới, sáng tạo, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ, trong xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật, tạo động lực quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.