Văn hóa - sức mạnh nội sinh của đất nước

PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân) |

Đầu tháng 2.1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, thảo luận và thông qua bản Đề cương Văn hóa - một văn kiện có tính lịch sử mang tầm chiến lược chỉ đạo cách mạng nước ta, không chỉ áp dụng cho thời điểm hiện tại đó, mà còn cho đến hôm nay, khi đất nước ta đang mạnh bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển.

Đề cương Văn hóa năm 1943 gồm 5 phần lớn, có mấy luận điểm rất căn cốt và quan trọng, vẫn còn có giá trị thời sự cho tới hôm nay. Đó là, mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa). Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa. Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Đặc biệt, Đề cương đã nêu lên 3 nguyên tắc của hoạt động văn hóa gồm dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa.

Điểm xuyết qua các quan điểm và nguyên tắc nêu trên, chúng ta thấy rõ tầm nhìn trí tuệ và xuyên thấu của Đảng trong thời điểm mà thực dân Pháp cùng phát xít Nhật nuôi chung một dã tâm là, một mặt, tiến hành vơ vét, bóc lột tài nguyên, sức lao động cùng kiệt của nhân dân ta; mặt khác, ra sức triệt tiêu truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, tiến hành tuyên truyền đề cao cái gọi là “văn minh” của văn hóa thực dân Nhật, Pháp nhằm làm dân ta ngu muội, ru ngủ thế hệ trẻ và lôi kéo họ đi theo con đường phản dân tộc.

Trong bối cảnh phải hơn 2 năm sau, Đảng ta mới giành được chính quyền (tháng 8.1945) thì Đề cương Văn hóa năm 1943 thật sự là ngọn đuốc soi đường, quy tụ, tập hợp các lực lượng có ý thức dân tộc lúc bấy giờ tham gia bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vạch trần dã tâm của bọn thực dân, phát xít (mà lực lượng chủ công là Hội Văn hóa cứu quốc ra đời ngay sau khi có Đề cương), thật sự đã góp sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để thúc đẩy cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành lại chính quyền vào tháng 8.1945.

Rõ ràng là, trong những điều kiện nghiệt ngã nêu trên, Đảng ta đã coi văn hóa Việt Nam là sức mạnh nội sinh của đất nước và dân tộc. Do đó, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mới diễn ra 11 tháng, thì tháng 11.1946, Bác Hồ đã đích thân chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc, mà tư tưởng của Bác Hồ trong toàn văn bài phát biểu quan trọng hôm đó là, Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi!

Tháng 4.1948, Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2; sau đó viết tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”, vừa bổ sung, hoàn chỉnh các luận điểm về văn hóa, vừa cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo của Đề cương Văn hóa và những chỉ dẫn của Bác Hồ.

Khẩu hiệu “kháng chiến hóa văn hóa” và “văn hóa hóa kháng chiến” được các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân hưởng ứng, tạo nên khí thế tự tin, động viên sức người, sức của cho cuộc kháng chiến kiến quốc. Năm 1947, nhân cuộc Triển lãm Hội họa toàn quốc, Bác Hồ gửi thư động viên các văn nghệ sĩ và khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Còn với đội ngũ báo chí, Bác viết: “Báo chí cũng là mặt trận. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén”.

Theo những quan điểm cốt lõi của tư tưởng Đề cương năm 1943 cùng những văn kiện và chỉ đạo tiếp theo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, các hoạt động văn hóa đã sôi động ở mọi vùng miền Tổ quốc làm xuất hiện những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, góp sức bồi đắp lòng yêu nước, ý chí chiến đấu quật cường, tinh thần vượt lên gian khó, hy sinh..., tạo nên sức mạnh nội sinh, đánh bại đội quân viễn chinh Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, hàng ngàn lượt văn nghệ sĩ hăng hái vượt Trường Sơn vào chiến trường ác liệt, sáng tác những bài ca đi cùng năm tháng, ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, góp sức làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc sum họp một nhà.

Từ ngày Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và tiến hành hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33 “Về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (năm 2013), công tác văn hóa - văn nghệ có những bước tiến mới, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Văn hóa trong chính trị và kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả. Hợp tác, giao lưu với quốc tế có bước phát triển mới. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được lan tỏa, góp sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Nhằm phát huy mạnh mẽ những thành tựu nêu trên, khắc phục nhanh những thiếu sót, bất cập, trong lĩnh vực văn hóa, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, tháng 11 năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của văn hóa là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam..., kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.

Đảng ta đồng thời chỉ rõ, trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế. Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng...

Theo phương hướng đó, chúng ta đang tích cực triển khai nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Suy cho cùng, mọi chủ trương để thành hiện thực, vẫn là đổi mới cách tổ chức thực hiện sao cho thiết thực, sát hợp tình hình, đạt hiệu quả cao.

Vì vậy, nhiều người đặt kỳ vọng vào Chương trình hành động tổng thể thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của văn hóa trong thời kỳ mới do ngành văn hóa chủ trì, phối hợp xây dựng dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ. Đó cũng là cách thể hiện sự kế thừa, phát triển những quan điểm cơ bản của Đề cương Văn hóa năm 1943 vào tình hình thực tiễn hiện nay.

Tháng 3.2023

PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân)
TIN LIÊN QUAN

Đề cương văn hóa Việt Nam mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững

. |

Ngày 27.2, hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Sứ mệnh thời đại và 9 năm rực rỡ của văn học Việt Nam nhìn từ Đề cương Văn hóa

Hào Hoa |

Đề cương văn hóa năm 1943 đã soi rọi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân dân, tinh thần chiến đấu cho văn học Việt Nam và làm nên 9 năm rực rỡ bậc nhất của văn học cách mạng giai đoạn 1945-1954.

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

Hải Ngọc |

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương văn hóa Việt Nam" (1943-2023).

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bất chấp thách thức pháp lý, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ

Thảo Phương |

Phiên triệu tập đại bồi thẩm đoàn trong vụ xét xử ông Donald Trump đã bị huỷ không rõ lý do và dù có chuyện gì xảy ra, cựu Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục tranh cử.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Đón khách Trung Quốc và cơ hội “làm sạch” thị trường du lịch

Nguyễn Hùng |

Trước dịch COVID-19, các điểm bán hàng phục vụ khách Trung Quốc tại Quảng Ninh luôn là những điểm “nóng” bởi những chiêu trò trốn thuế, gian dối về chất lượng sản phẩm. Tỉnh Quảng Ninh từng huy động các lực lượng mở một “chiến dịch” chấn chỉnh hoạt động của những điểm bán hàng này nhưng sau đâu lại vào đó.

Đề cương văn hóa Việt Nam mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững

. |

Ngày 27.2, hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Sứ mệnh thời đại và 9 năm rực rỡ của văn học Việt Nam nhìn từ Đề cương Văn hóa

Hào Hoa |

Đề cương văn hóa năm 1943 đã soi rọi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân dân, tinh thần chiến đấu cho văn học Việt Nam và làm nên 9 năm rực rỡ bậc nhất của văn học cách mạng giai đoạn 1945-1954.

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

Hải Ngọc |

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương văn hóa Việt Nam" (1943-2023).