"Từng kỳ thi nối tiếp nhau, tuổi thơ con trôi qua rất mau"

Thu Hương |

Có câu hát, “Từng kỳ thi nối tiếp nhau, tuổi thơ con trôi qua rất mau...” (trích ca khúc Nhật ký của mẹ) muốn gửi gắm thông điệp, chỉ vài kỳ thi nối nhau qua đi, tuổi thơ đã vụt mất. Thế mới có câu chuyện, một bà mẹ đã bật khóc khi con mình đã đánh mất tuổi thơ để học tập, nhưng “học bạ toàn 10” vẫn bị loại khi nộp vào trường chuyên vì không “hoàn thành xuất sắc” môn Âm nhạc.

Khi thủ phạm đánh cắp tuổi thơ là những điểm 10

Cách đây chỉ vài tuần, câu chuyện của bà mẹ dành cả thanh xuân đưa con đi học thêm và người con dành cả thơ ấu để luyện thi được chia sẻ rầm rộ. Câu chuyện này thu hút giữa bối cảnh sức ép của “cuộc chiến” vào lớp 10 và sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT đang “thiêu đốt” Hà Nội những ngày tháng 6. Trên thực tế, đây không phải là câu chuyện mới mẻ, thậm chí đã rất cũ.

Từ lâu, tiêu chuẩn vào trường điểm, trường chuyên ở Hà Nội từ cấp 2 (THCS) đến cấp 3 (THPT) học bạ luôn phải hoàn hảo toàn 10.

Bản thân phóng viên cũng từng trải qua "cú sốc" khi hồ sơ, học bạ của con bị một trường điểm ở huyện ngoại thành Hà Nội từ chối với lí do, cháu “dính” một điểm 9 ở học kỳ 1, hồi lớp 1.

Để vào được lớp 6 trường THCS có tiếng ở huyện ngoại thành, học bạ của học sinh yêu cầu từ lớp 1 đến lớp 5 không có điểm 9 (chỉ toàn 10) ở các môn Toán, Tiếng Việt, với các môn phụ như Âm nhạc, Thể dục luôn phải ở “chế độ” hoàn thành xuất sắc, nếu chỉ đạt mức “hoàn thành” cũng sẽ bị loại.

Ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 năm ấy, khi con của người viết bị loại vì điểm 9, một bạn khác của cháu có học bạ tương tự (nghĩa là cũng dính một điểm 9) lại được nhận, vì bạn đi thi văn nghệ cấp huyện đoạt giải nên được cộng thêm 2 điểm, giúp bạn “hạ cánh an toàn” vào trường điểm. Khi biết kết quả, con tôi òa khóc nức nở.

Sẽ có hàng trăm trường hợp như thế, khi Hà Nội bị quá tải về trường học. Số trường được đánh giá “chất lượng” quá ít so với lực lượng học sinh ngày càng gia tăng (do dân số nhập cư, tạm trú ở Hà Nội ngày càng đông).

Mỗi kỳ chuyển cấp đều trở thành nỗi ám ảnh đối với học sinh và phụ huynh. Tràn ngập mạng xã hội và truyền thông là câu chuyện về những đứa trẻ lớp 5, lớp 9 phải “bật khóc”, “òa khóc nức nở”, “ôm mặt khóc”... vì trượt trường yêu thích khi chuyển cấp.

Gần nhất, kỳ thi vào lớp 10 chuyên Đại học Sư Phạm được ghi nhận có hơn 6.000 thí sinh tham dự, trong khi chỉ tiêu chỉ lấy 315 suất. Có nghĩa, tỉ lệ chọi trung bình tương ứng 1/20. Cứ 20 thí sinh đi thi, chỉ 1 học sinh được chọn.

Sức nóng của kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay đã diễn ra với áp lực chưa từng thấy. Chỉ gần 60% học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội được tuyển sinh vào các trường THPT công lập. Tỉ lệ chọi vào lớp 10 chuyên khiến cả phụ huynh và học sinh “choáng váng”.

Chính áp lực từ những học bạ toàn 10 và tỉ lệ chọi “khủng khiếp” khi thi vào trường chuyên, trường điểm khiến “cuộc chiến” học tập của các con đã phải bắt đầu ngay từ lớp 1.

Những đứa trẻ 6 tuổi vốn vẫn được cho là “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” đã sớm phải gánh vác áp lực học hành quá lớn trên vai. Để có được học bạ hoàn hảo, nhiều gia đình đã đăng ký cho con theo học những khóa luyện thi, học thêm dày kín.

Ở thực tế, hàng trăm đứa trẻ có thể ngồi kể lại chuyện đã dành cả tuổi thơ để “chạy show” khắp các lớp học thêm, lò luyện thi như thế nào.

Biết bao cặp vợ chồng ở Hà Nội thấm thía cảnh phải chia nhau giờ giấc đưa con di chuyển khắp nơi cho kịp các ca học thêm, từ sáng đến đêm muộn. Vợ chồng đôi khi cãi vã chỉ vì không thể thỏa thuận được với nhau lịch đưa đón con sau giờ làm việc.

Áp lực học hành, thi cử bủa vây không chỉ những đứa trẻ, còn đè nặng lên chính các phụ huynh, khi Hà Nội ngày càng “đất chật người đông”.

Ai cũng muốn con được học trường tốt, sẵn sàng đánh đổi cả tuổi thơ và thanh xuân vì trường tốt, nhưng trường tốt lại không đủ chỗ cho mọi cố gắng, nỗ lực.

Mùa hoa phượng nở gắn nhiều kỷ niệm của thời học sinh. Ảnh: Hào Hoa
Mùa hoa phượng nở gắn nhiều kỷ niệm của thời học sinh. Ảnh: Hào Hoa

Đừng để những kỳ thi ám ảnh

Kỳ thi chuyển cấp cũng là mùa hè cuối cùng trong một chặng đường đời quan trọng. Kỳ thi đánh dấu bước ngoặt của chặng hành trình mới, đồng thời cũng khép lại từng chặng tuổi thơ.

Một kỳ thi chỉ kéo dài vài ngày, nhưng ký ức về kỳ thi, về áp lực học hành phải trải qua sẽ đeo bám mỗi người đến cả đời.

Phóng viên khi viết bài này, vẫn nhớ thời là “gà chiến” ở trường chuyên, ngày ngày chỉ lo luyện đề để đi thi. Ký ức về thanh xuân năm ấy chỉ gói gọn trong những ngày luyện đề kéo dài từ sáng sớm đến đêm khuya.

Thậm chí cho đến bây giờ, khi ở tuổi 40, đôi khi vẫn choàng dậy hốt hoảng vì giấc mơ muộn giờ thi, vẫn khóc trong mơ vì điểm kém.

Tuổi thơ trôi qua rất nhanh. Thanh xuân vườn trường chỉ như khoảnh khắc. Hãy để thơ ấu của thế hệ các con có những điều tươi đẹp, có câu chuyện đáng nhớ, có cảm xúc khó quên dưới tàng phượng vĩ... Thay vì, chỉ mải miết “chạy show” trong lò luyện, mải miết chạy theo những điểm 10 ám ảnh.

Thu Hương
TIN LIÊN QUAN

Nỗi khổ của “Vợ nhặt” ở kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hào Hoa |

Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân bỗng đứng trong tâm bão tranh cãi suốt những ngày qua do liên quan đến đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT. Vì sao “Vợ nhặt” phải gánh vác “nỗi khổ” này?

Những câu chuyện đặc biệt trong kì thi tốt nghiệp THPT 2023

Nhóm PV |

Kì thi tốt nghiệp THPT 2023 đã chính thức khép lại với rất nhiều những hình ảnh đẹp, câu chuyện tử tế, ấm áp lòng người.

Đáp án môn tiếng Anh đầy đủ 24 mã đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Trang Hà |

Đề thi, gợi ý đáp án môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được Báo Lao Động cập nhật đầy đủ, chính xác để bạn đọc tham khảo.

Những bi kịch cuộc đời vì trót ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch

Nhóm Phóng Viên Thời Sự |

Tin lời quảng cáo hoa mỹ của của một số công ty kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch tại Việt Nam, nhiều người dân đã sập bẫy và rơi vào bi kịch, thậm chí tan cửa nát nhà.

Phụ huynh Hà Nội bất lực nhìn con trượt trường công: Thủ tướng yêu cầu báo cáo

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát báo cáo đầy đủ, chính xác về công tác tuyển sinh vào lớp 10 hệ công lập năm học 2023-2024 của Thành phố Hà Nội.

Gỡ phim chứa "đường lưỡi bò" trên các nền tảng ở Việt Nam

Huyền Chi |

Chiều 10.7, nền tảng Netflix đã gỡ bỏ phim "Hướng gió mà đi" có đường lưỡi bò phi pháp.

Khởi tố, bắt giam 2 Phó Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai thi hành quyết định khởi tố bị can, tống đạt lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 2 Phó giám đốc và 1 đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm 81-03D.

Ở 15m2 mới được đăng ký thường trú, tâm tư của lao động nghèo ở nhà trọ 6m2

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Quy định mới về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn Hà Nội đang khiến nhiều người lao động thu nhập thấp lo lắng lâm vào cảnh "không chốn nương thân".

Nỗi khổ của “Vợ nhặt” ở kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hào Hoa |

Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân bỗng đứng trong tâm bão tranh cãi suốt những ngày qua do liên quan đến đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT. Vì sao “Vợ nhặt” phải gánh vác “nỗi khổ” này?

Những câu chuyện đặc biệt trong kì thi tốt nghiệp THPT 2023

Nhóm PV |

Kì thi tốt nghiệp THPT 2023 đã chính thức khép lại với rất nhiều những hình ảnh đẹp, câu chuyện tử tế, ấm áp lòng người.

Đáp án môn tiếng Anh đầy đủ 24 mã đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Trang Hà |

Đề thi, gợi ý đáp án môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được Báo Lao Động cập nhật đầy đủ, chính xác để bạn đọc tham khảo.