Tư duy đi trước thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hoàng Lâm |

75 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11.6.1948). Vượt qua thời gian, Lời kêu gọi cho đến nay còn nguyên giá trị, khẳng định tư duy đi trước thời đại của Bác trong đó có tư duy tiến bộ về doanh nghiệp, doanh nhân và đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Tư duy về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân

Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc công bố trước toàn thể đồng bào được đăng trên báo Cứu quốc số 968, ngày 24.6.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa các giải pháp cụ thể để thực hiện Thi đua ái quốc. Trong đó, Bác “xin” (chữ của Bác trong Lời kêu gọi - PV): Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp.

Đây không chỉ là quan điểm mới mà còn rất hiện đại. Phú hào là một lực lượng giàu có và quyền lực ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, từng được cho là “tàn dư của chủ nghĩa phong kiến”. Thế nhưng ở phương diện kinh tế, phú hào là những người nắm giữ vốn, đất đai, lực lượng sản xuất. Bác dùng 4 chữ “đồng bào phú hào” đã nâng tầm lực lượng này và đặt vào họ nhiệm vụ mở mang, phát triển doanh nghiệp.

Tư duy về doanh nghiệp, doanh nhân của Bác đã thể hiện rất rõ từ những ngày đầu giành độc lập. Khẳng định tầm quan trọng của giới công - thương, ngày 13.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công - thương (doanh nhân, doanh nghiệp ngày nay) Việt Nam. Trong thư, Bác nhận định: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.

Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng”.

Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp thời điểm đó gọi là các phú hào, nhà tư sản dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Chính sự trọng thị của Bác với các doanh nhân mà Tuần lễ vàng năm 1945 đã thu được kết quả: Các doanh nhân, các nhà tư sản dân tộc đã đóng góp vào các quỹ này trên 20 triệu đồng Đông Dương và khoảng 370 kg vàng. Trong số đó, tiêu biểu là vợ chồng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đóng góp hơn 5.000 lượng vàng...

Có thể nói, quan điểm về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, doanh nhân đã được Đảng phát huy và triển khai một cách sâu rộng. Tại Văn kiện Đại hội XIII, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và “khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh”. Đây là thông điệp vô cùng quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội. Từ đó, tạo cơ sở cho việc huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Bởi kinh tế tư nhân bản chất là thành phần kinh tế mà toàn dân có thể tham gia; luôn năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường và mang sẵn tố chất “cần cù và linh hoạt” của người Việt Nam.

Quan điểm của Đại hội XIII về vai trò “động lực quan trọng của nền kinh tế” của kinh tế tư nhân thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân trước những đóng góp to lớn của thành phần kinh tế này vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.

Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước.

Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Đến nay, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đã xấp xỉ con số 1 triệu, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp. Trong đó có 8.000 - 10.000 doanh nghiệp hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Điều đó càng thấy tầm nhìn và tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ sâu sắc mà đi trước thời đại.

Khẳng định vai trò của trí thức trong đổi mới sáng tạo

Cũng trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong mỏi: “Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh”.

Trong mọi thời đại, ở mọi quốc gia, đội ngũ trí thức luôn là một lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, đề cao vai trò của tri thức và đội ngũ trí thức. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3.9.1945, Bác đã nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức"; "... Trí thức là vốn quý của Dân tộc. Ở các nước như thế, ở Việt Nam càng như thế". Và "... Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức cũng phải hi sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân".

Thực hiện lời Bác, lực lượng trí thức Việt Nam ngày càng phát triển dưới sự quan tâm, chăm lo của Đảng. Trí thức vừa là một bộ phận của nguồn nhân lực, vừa là nguồn lực khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nối tiếp truyền thống của Dân tộc, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động, tập hợp và phát triển trí thức. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động đội ngũ trí thức.

Điển hình là Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6.8.2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, nhận thức chung trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò, vị trí của trí thức ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn.

Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng, chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu, ứng dụng, sáng tạo khoa học; là lực lượng đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ này trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nhân-nông dân-trí thức.

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực của trí thức trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xác định việc tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, huy động các nguồn lực xã hội; tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo; có cơ chế, chính sách đặc biệt trọng dụng nhân tài, trí thức tinh hoa, nhà khoa học đầu ngành, chính là tạo môi trường, điều kiện và động lực căn bản để phát triển và phát huy đội ngũ trí thức.

Mới đây, tại lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18.5.1963 - 18.5.2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26.3.1983 - 26.3.2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu và đặt ra yêu cầu: “Tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí cụ thể, thu hút, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nước ta không ngừng lớn mạnh, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập; có kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức một cách hợp lí; có chính sách thu hút trí thức trẻ được đào tạo chính quy thực sự có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tham gia hoạt động trong các viện nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, tập hợp trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới; quan tâm công tác khuyến khích, tôn vinh những trí thức có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”.

Đó cũng là kế thừa và phát huy quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lực lượng trí thức mà phần nào được thể hiện ngay trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc cách đây tròn 75 năm.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

VƯƠNG TRẦN |

Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc sẽ được tổ chức trang trọng vào ngày 11.6.2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11.6.1948 - 11.6.2023). Đây chính là những nhân tố điển hình xuất sắc đang khơi dậy những khát vọng mạnh mẽ về xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội đất nước, bảo vệ Tổ quốc theo đúng định hướng của Nghị quyết XIII của Đảng.

Phát động thi đua kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 27.4, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2022, phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dự hội nghị.

Tổ chức kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 11.4.2023 phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11.6.1948-11.6.2023).

Tiền vệ Quang Hải khẳng định mình không phải ngôi sao

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải khẳng định, bản thân không phải là ngôi sao mà mỗi cầu thủ ở đội tuyển Việt Nam đều có nhiệm vụ như nhau.

Tái chế bình cứu hoả thành kẻng báo cháy

KHÁNH AN |

Các cán bộ chiến sĩ đã tái chế các bình cứu hoả đã qua sử dụng thành những chiếc kẻng báo cháy, phát miễn phí ở các khu dân cư.

Tin 20h: Thuỷ điện Hoà Bình có thể thiếu điện nếu không vận hành linh hoạt

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 12.6 - Có bảo hiểm y tế, người chạy thận vẫn phải mua thuốc ngoài giá cao; Giám đốc Thủy điện Hoà Bình nói về khả năng duy trì phát điện; Mưa lớn, phố ngập, hàng loạt phương tiện chết máy giữa đường; Hé lộ hành vi dã man của nghi phạm vụ xác chết trong bao tải ở Hải Phòng...

Đà Nẵng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

THÙY TRANG |

Vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ tại Đà Nẵng hiện nay đang thiếu, người dân phải chờ hoặc lựa chọn mua vaccine dịch vụ.

Vụ Thuduc House, 3 cục thuế đề nghị tuyên thu hồi hơn 500 tỉ đồng hoàn thuế

NGỌC ÁNH |

Ngày 12.6, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử 67 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế TP Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan.

Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

VƯƠNG TRẦN |

Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc sẽ được tổ chức trang trọng vào ngày 11.6.2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11.6.1948 - 11.6.2023). Đây chính là những nhân tố điển hình xuất sắc đang khơi dậy những khát vọng mạnh mẽ về xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội đất nước, bảo vệ Tổ quốc theo đúng định hướng của Nghị quyết XIII của Đảng.

Phát động thi đua kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 27.4, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2022, phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dự hội nghị.

Tổ chức kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 11.4.2023 phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11.6.1948-11.6.2023).