Trùng tu di tích và những điều trăn trở

TS NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử, Đại học KHXHNV - Đại học Quốc gia Hà Nội) |

Mỗi di tích văn hóa là một trầm tích, một chứng nhân quan trọng của lịch sử, ở đó người ta thấy được một thời kỳ văn hóa, thấy được truyền thống tốt đẹp và trí tuệ của cha ông, xây dựng lên nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Dưới tác động của thời gian, chiến tranh, điều kiện môi trường, các di tích khó tránh khỏi việc xuống cấp và hư hại. Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích đã được Chính phủ, các tỉnh thành quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, việc trùng tu đảm bảo di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản. Nhiều câu chuyện thực tế đáng buồn đã xảy ra trong thời gian qua khi quá trình trùng tu di tích không mang lại hiệu quả như mong muốn. Khi đó, trùng tu đứng giữa giới hạn mong manh của phá hủy, gây biến dạng di tích và gìn giữ, bảo tồn di tích.

Từ những “thảm họa”

Thời gian qua, lĩnh vực di sản liên tiếp đón nhận nhiều tin không vui khi việc trùng tu di tích không theo thiết kế ban đầu, thậm chí làm mới, làm hỏng di tích. Câu chuyện khi thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo di tích đền tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước, Bình Định - là “báu vật” cổ có niên đại hơn 1.000 năm - các đơn vị thi công đưa máy múc vào di tích để thi công, đổ đất lấp và xây dựng bồn hoa dưới chân đế đền tháp. Ngay sau đó, dự án trùng tu đình Chèm tại Hà Nội cũng gây xôn xao dư luận. Đình Chèm có kinh phí trùng tu lên tới 10 tỉ đồng nhưng trùng tu rất “lem nhem”, đơn vị thi công chặt gốc đa xum xuê, to bằng mấy người ôm, phá vỡ không gian di tích.

Năm nào cũng vậy, việc các di tích bị biến dạng do trùng tu vẫn luôn là bài học không mới ở nhiều địa phương. Nhẹ thì sơn phết bên ngoài di tích cấp Quốc gia bằng một bức họa lớn như ở đình cổ Tự Đông (TP.Hải Dương); nặng thì phá bỏ như giếng ngọc trong khuôn viên di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thay vào đó, địa phương xây dựng giếng mới có kích thước nhỏ hơn. Đã có không ít di tích khi được trùng tu, bảo tồn lại chẳng khác gì làm mới, thậm chí làm cho biến dạng khiến giới chuyên môn và dư luận đặt câu hỏi làm như thế là trùng tu hay xâm hại di tích.

Trùng tu lẽ ra phải là công cuộc cứu giữ các giá trị nguyên gốc của di tích nhưng những thực tế trên khiến chúng ta phải gọi đây là những công trình, dự án trùng tu “thảm họa” không đáng có. Một số di tích bị trùng tu sai cách nên phá hỏng  những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích.

Giáo sư Trần Lâm Biền - một chuyên gia trong giới nghiên cứu di sản văn hóa từng nói rằng: “Nhiều người tưởng tu bổ di tích là làm lại ngôi nhà, làm lại kiến trúc để cho thần thánh ở. Nhưng điều đó không phải, cái sửa chữa ấy quan trọng hơn là cho thần linh, cái sữa chữa ấy phải giữ bằng được các dấu tích văn hóa của người xưa, nghĩa là giữ lại được bản sắc dân tộc. Những mảng chạm khắc trong di tích là tiếng nói, là vấn đề của lịch sử, là vấn đề của xã hội, là cái tâm hồn của người Việt được gửi gắm ở trong đó, chứ không phải nó chỉ mang tính chất làm đẹp cho di tích và lấy việc thờ cúng làm chính. Nếu không hiểu được, người ta sẽ làm hỏng đi”.

Những vấn đề đặt ra

Mặc dù công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đã tạo được bước chuyển đáng kể và mang lại nhiều kết quả tích cực. Song, khách quan nhìn nhận, đây là nhiệm vụ vừa khó khăn, phức tạp, vừa cần nguồn lực lớn cả về kinh phí và nhân lực. Do đó, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi có những hạn chế, bất cập phát sinh. Trong đó phải kể đến, công tác lập quy hoạch, khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích chưa được quan tâm đúng mức,

Trong việc bảo tồn, việc trùng tu di tích đúng thời điểm là rất quan trọng bởi nếu không kịp thời, chúng ta không có cơ hội để bảo tồn, lưu giữ. Nhiều di tích còn chậm được trùng tu, tôn tạo dẫn đến xuống cấp. Cách ứng xử với di tích ở nhiều nơi cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại để bảo tồn di tích đã xuống cấp thì trùng tu là cần thiết nhưng trùng tu như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả vẫn luôn là câu hỏi lớn. Việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích và phải đảm bảo tính nguyên vẹn của nó. Dư luận cũng đặt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm, vai trò giám sát của từng đơn vị khi được chức năng, nhiệm vụ khi tiến hành trùng tu.

Có thể thấy, các vụ việc đều đã diễn ra trong một thời gian dài, phải khi dư luận lên tiếng thì các cơ quan trách nhiệm địa phương mới vào cuộc kiểm tra, xử lý. Điều đó cho thấy vai trò bị động, giám sát, bảo vệ của cộng đồng dân cư tại địa phương cũng chưa được nêu cao, quan tâm. Những bài học về bảo vệ di sản dường như chưa bao giờ cũ. Nó cũ ở địa phương này thì ở địa phương khác nó lại mới hoàn toàn và di sản lại tiếp tục bị bóp méo. Không thể để diễn ra hiện tượng bức tử các di tích như thời gian qua vì di sản quý báu đó chứa đựng hồn cốt của dân tộc, là đời sống văn hóa tính thần là giá trị lịch sử lớn lao mà chúng ta giữ lại cho hậu thế mai sau.

Dù cho pháp luật có đặt ra, tuy rằng nhận thức có được nâng lên nhưng những người làm công tác trùng tu chưa coi trọng trí tuệ, chưa coi trọng giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của người xưa để lại. Cho nên, khi trùng tu họ còn làm một cách tùy tiện. Sự tùy tiện đó xuất phát bởi sự không hiểu biết.

Để những câu chuyện buồn không lặp lại

Di tích không dễ hình thành, lại rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy di tích vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa mang tính lâu dài; đồng thời, không phải nhiệm vụ của một cấp, một ngành hay riêng địa phương, đơn vị nào.

Về cơ bản, các di tích được tu bổ, tôn tạo, phục hồi đã bảo đảm các nguyên tắc và quy định của Luật Di sản văn hóa năm hóa năm 2001 (bổ sung, sửa đổi một số điều năm 2009). Theo Điểm a khoản 1 và khoản 2, Điều 34 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định: “Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, hạn chế can thiệp làm giảm hoặc thay đổi đặc điểm, giá trị di tích, đồng thời ưu tiên bảo quản, gia cố, sau đó mới đến tu bổ, tôn tạo”.

Đánh giá hiệu quả của trùng tu phải đáp ứng hai yêu cầu: Yêu cầu của khoa học và yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa liên quan tới vấn đề trùng tu di tích. Tuân thủ đúng yêu cầu khoa học giúp chúng ta nhận diện được đúng, chính xác và đầy đủ những giá trị về mặt lịch sử, khoa học của di tích chúng ta dự kiến trùng tu, tu bổ. Từ đó, chúng ta đề xuất những giải pháp tu bổ phù hợp. Tuân thủ quy định pháp luật về trùng tu di tích đó là điều kiện cần thiết để đưa khoa học vào tu bổ di tích một cách triệt để nhất. Những đối tượng tham gia vào tu bổ, trùng tu di tích phải là những người am hiểu về di tích thì quy định pháp luật cần chặt chẽ và quy định cụ thể.

Văn hóa là nguồn lực, động lực cho sự phát triển; muốn phát triển thì phải dựa vào cộng đồng.Qua câu chuyện văn hóa và thưởng thức giá trị văn hóa tinh thần, người dân hiểu hơn về giá trị của các di tích để bảo vệ. Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện - Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng từng cho rằng: “Di tích phải được gắn với di sản văn hóa phi vật thể để tạo ra sân chơi; từ đó gắn kết, cùng nhau tồn tại, cùng bảo vệ và phát huy. Người dân thẩm thấu hết được những giá trị đó thì bản thân họ mới đứng ra bảo vệ di tích”.

Việc đào tạo tu bổ di tích còn thiếu. Chúng ta có rất ít đơn vị đào tạo tu bổ di tích, đây là nhược điểm dẫn đến sai phạm trong hoạt động tu bổ di tích. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để xây dựng các khoa, các chuyên ngành liên quan tới hoạt động đào tạo, góp phần nâng cao hàm lượng khoa học, tránh được và giảm được sai phạm trong tu bổ di tích.

Di tích là dấu vết còn lại của lịch sử và lịch sử thì luôn có giá trị trọn vẹn khi nó được giữ nguyên là chính nó. Chỉ khi những di tích được bảo vệ, phát huy đúng cách thì những giá trị tích cực không chỉ phát huy về văn hóa mà còn phát huy thành di sản, thành những sản phẩm du lịch vô giá.

TS NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử, Đại học KHXHNV - Đại học Quốc gia Hà Nội)
TIN LIÊN QUAN

Trùng tu di tích - không thể tùy tiện!

Hải Nguyễn - Mai Hương |

Để bảo tồn di tích đã xuống cấp, trùng tu là điều cần thiết nhưng trùng tu thế nào để thực sự mang lại hiệu quả vẫn luôn là câu hỏi quan trọng.

Cận cảnh trùng tu tượng đài Trần Hưng Đạo và công viên Mê Linh ở TPHCM

Anh Tú |

Sau vài tháng thi công, khu vực công viên Mê Linh, tượng đài Trần Hưng Đạo đã hoàn thành được khoảng 70% tiến độ. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối với công viên Bạch Đằng hướng tới mục tiêu tạo ra không gian văn hóa cho TPHCM.

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Trùng tu di tích - không thể tùy tiện!

Hải Nguyễn - Mai Hương |

Để bảo tồn di tích đã xuống cấp, trùng tu là điều cần thiết nhưng trùng tu thế nào để thực sự mang lại hiệu quả vẫn luôn là câu hỏi quan trọng.

Cận cảnh trùng tu tượng đài Trần Hưng Đạo và công viên Mê Linh ở TPHCM

Anh Tú |

Sau vài tháng thi công, khu vực công viên Mê Linh, tượng đài Trần Hưng Đạo đã hoàn thành được khoảng 70% tiến độ. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối với công viên Bạch Đằng hướng tới mục tiêu tạo ra không gian văn hóa cho TPHCM.

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...