Tâm tư người sống trong phố cổ

DUY NGỌC |

Ông Đức ngồi trước mặt tôi là chủ nhân căn gác 3 đã ngoài 70 tuổi, người cao, gầy trắng trẻo đeo cặp kính viễn dầy cộp. Từ ngày nghỉ chế độ, hơn 10 năm ông làm nhiệm vụ giúp vợ sắp xếp những đồ vàng mã, hoa trái của khách mang đến, chả là vợ ông làm nghề tổ chức những chuyến đi chùa cúng bái, xin sao giải hạn cho những khách gặp năm cùng tháng hạn.

1. Sau chầu nước chè hoa cúc thơm ngon pha mời tôi, nhấp chén nước, ông Đức ngước mắt nhìn lên bức hoành phi sơn son thiếp vàng mà khi mới bước vào nhà đã đập ngay vào mắt tôi. Ông kể: “Gia đình tôi ở ngôi nhà này đã là thế hệ thứ ba. Khi hòa bình lập lại năm 1954, ông anh ruột mẹ tôi (tôi gọi bằng bác) di cư vào Nam để lại toàn bộ ngôi nhà này cho bố mẹ, lúc đó tôi còn nhỏ. Từ ngày đó mẹ tôi vẫn còn cửa hàng dưới nhà mà anh vừa đi qua vào đây. Cụ buôn bán hàng tấm, mà nay người ta gọi là kinh doanh mặt hàng vải. Sau nhà nước công tư hợp doanh, gia đình tôi chỉ được ở phần trên gác, còn toàn bộ phần dưới nhà do Phòng nhà đất quản lí. Thời gian sau, có vài gia đình cán bộ, hộ độc thân được phân đến ở. Đầu tiên lối đi chung rộng lắm, khoảng 1,2m. Thời gian này cũng chỉ có 4 hộ gia đình ở khu nhà này thôi. Cho đến năm 1975, thời kì giải phóng miền Nam, số gia đình ở đây đã chuyển dần vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhường lại cho người khác đến ở. Từ đây diễn biến nhiều phức tạp: Họ sinh con, đẻ cái, kéo người từ quê lên, rồi ngăn ra nhiều buồng riêng, biến thành những căn hộ độc lập, rồi chuyển nhượng, buôn đi bán lại. Người tứ phương đến ở. Những hộ mới đến lại cải tạo, nâng cấp, cơi nới, lấn dần ra lối đi, đến giờ anh biết đấy, chỉ dắt vừa chiếc xe máy, xe đạp, ai đi ra gặp người đi vào phải đi giật lùi nhường đường, nhiều lần đi làm đã muộn giờ, nhìn đằng trước có người cứ phải lùi dần đến tận sân chờ cho người kia vào hẳn mới dắt xe ra được”.

Ông Đức nhấc cặp kính lão đeo trên mắt lấy khăn lau, lim dim đôi mắt như ôn lại những năm tháng sống trong ngôi nhà này từ lúc ông còn cắp sách đến trường, ông chậm rãi kể tôi nghe: “Trước kia ở đây khổ lắm anh ạ, giờ cũng khá hơn nhiều. Cách đây vài năm thôi, không ngày nào là không xảy ra cãi, chửi nhau. Không nước thì điện. Vào những tháng hè nhà tôi phải phân nhau suốt đêm xuống nhà chầu chực xách từng xô nước máy lên gác để có nước dùng trong ngày. Nhà có bể chứa, có máy bơm nhưng không được dùng. Lý do: Các hộ dưới nhà sợ gia đình tôi vét sạch nước trong đường ống, họ không có nước dùng. Còn về điện, không tháng nào là không cãi nhau về chia tiền điện. Cũng chỉ vì lí do có vài gia đình không chiu đóng tiền, chi nhánh cắt điện. Gia đình tôi phải thắp đèn dầu oan mấy ngày liền. Khổ nhất là khu vệ sinh dưới nhà. Hiện nay, ngoài gia đình nhà tôi trên này và một hại hộ dưới đã cải tạo nhà vệ sinh khép kín tự hoại, còn lại vẫn phải tắm rửa đi vệ sinh tập thể, đã tồn tại hàng mấy chục năm qua. Có nghững ngày gió nồm thổi bốc lên tận trên này đến khổ mà không biết làm thế nào, đành phải đóng tất cả các cửa lại. Có một câu chuyện mà giờ đây mỗ khi nhắc lại tôi vẫn thấy xấu hổ: Cách đây đã lâu, có vợ chồng anh bạn từ Thành phố Hồ Chí Minh ra chơi, sau bữa cơm khách buổi trưa, chị vợ muốn đi toa lét, nhà tôi cẩn thận đưa chị xuống tận nơi... rồi quay lên. Vừa lên tới nhà đã thấy chị đứng đằng sau, rồi giục anh chồng ra phố mua ít đồ. Người chồng hiểu ý vợ vội vàng xin phép chúng tôi đi ngay và không thấy anh chị quay lại nữa. Quả thật, vào khu vệ sinh ấy đến đàn ông chúng mình còn ngại, đừng nói đến phụ nữ Sài Gòn nữa”.

Được hỏi về những căn nhà tồi tàn ở khu nhà bếp, ông Đức cho tôi biết: “Hiện có 4-5 gia đình ở thuê, chen chúc sinh sống. Hầu như suốt ngày họ ở ngoài đường để kiếm sống bằng đủ thứ nghề khác nhau. Bán tân dược dạo (loại dành riêng cho quý ông, quý bà), địa điểm thường là phố hàng Chiếu buôn bán hàng Tàu cò con, hay những mẹt hàng tạp phẩm di động đầu đường góc phố... Chỉ đến khuya họ mới quay về ngủ. Khoảng 9-10h sáng hôm sau là mất tăm khỏi nhà. Trước đây những căn nhà này là cái sân chung nối liền với khu nhà phụ là bếp và vệ sinh. Sau mỗi chủ chia nhau, lấn chiếm, giữ làm kho, dần dà họ cải tạo thành từng căn hộ rồi cho thuê như hiện nay mà anh đã nhìn thấy. Phức tạp lắm, may mà gia đình tôi sống biệt lập trên này, không sinh hoạt chung, va chạm với các hộ dưới, nhưng thi thoảng vẫn phải nghe những trận khẩu chiến, thậm chí có cả không chiến bằng gạch, đá vù vù từ đâu bay tới. Do tranh chấp chỗ ở, va chạm lối đi chung, vay mượn, lô đề...”.

2. “Tại sao phức tạp thế bác lại không có ý định chuyển chỗ ở đi nơi khác, vừa thoáng mát, rộng rãi, riêng biệt lại không va chạm?” - tôi hỏi ông Đức.

“Câu hỏi này đã được nhiều người trong cơ quan, bạn bè nơi trước tôi công tác hỏi như anh. Đã đôi lần vợ chồng tôi bàn bạc, đưa ra phương án sang nhượng lại cho người khác, rồi mua đất ra ngoại thành xây dựng nhà ở (phương án này các con tôi đều đồng tình, ủng hộ). Suy đi tính lại đều không thành. Lý do rất đơn giản: Số tiền bán nhà đi không đủ mua mảnh đất, tiền xây ngôi nhà, do nhà tôi ở trên gác, chung nhiều chủ phức tạp, phần nối đi nhỏ hun hút, tối om...  Họ cứ đồn thổi nhà phố cổ đắt như vàng, hàng tỷ /mét vuông?!

Đúng cũng đắt thật nhưng tùy nhà, chủ yếu là mặt tiền có cửa hàng kinh doanh buôn bán... Còn như nơi tôi đang ở chẳng ai dại gì chui vào rọ... Nói cho cùng, phần cũng tự an ủi mình: “Tuy ở đây chật chội, phức tạp, nhưng vẫn là trung tâm của phố cổ Hà Nội. Còn những mặt tiền dưới nhà chẳng ai dại gì họ chuyển đi đâu. Với diên tích trên dưới 10m2 , họ vẫn ngồi rung đùi  mỗi tháng thu đút túi vài chục triệu tiền cho thuê nhà mà không cần phải làm gì”.

Vừa qua thành phố Hà Nội cũng có chủ trương vận động người dân phố cổ, những hộ đông người, chật chội đăng kí chuyển ra ngoại thành. Nhà nước sẽ cấp đất, hoặc bán nhà tái định cư. Xem ra người dân phố cổ không mặn mà cho lắm. Đa phần vẫn muốn cố thủ bám vào những căn nhà chen chúc, ẩm thấp, chật chội, thậm chí ô nhiễm cả về môi trường trong sinh hoạt đời sống, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ sinh sống. Điều dễ hiểu: Nơi đây vẫn dễ kiếm sống hàng ngày. Đã từ xa xưa nơi phố cổ Hà Nội vẫn là nơi được coi là trung tâm kẻ chợ.

Chia tay ông Đức ra về, trong đầu tôi ngổn ngang bao suy nghĩ đan xen về những những căn nhà nơi phố cổ được mệnh danh là trung tâm văn hóa của Hà Nội xưa ngàn năm văn hiến...

3. Được biết sắp tới Hà Nội có chủ trương tiến hành tôn tạo, bảo tồn những kiến trúc khu phố cổ, sắp xếp lại những đường phố văn minh, thanh lịch để du khách trong ngoài nước biết đến Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước. Thiết nghĩ phương án di dời dân sống trong khu phố cổ cũng là việc làm cần thiết, có ý nghĩa góp phần giảm sự quá tải mật độ dân số hiện đang sinh sống trên địa bàn này. Mặt khác, thành phố cũng dần khắc phục, cải tạo, sửa chưa nhiều ngôi nhà đã trải qua hàng trăm năm đang bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân hiện đang sinh sống. Trước mắt là những kiến trúc cần bảo tồn đã trải qua nhiều niên đại, mang nét văn hóa, lịch sử của Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Câu chuyện “phố cổ, vẫn là phố cổ” đã tồn tại nhiều năm qua, và người dân nơi đây vẫn dài cổ chờ đợi một phương án: “ Đến nơi ở mới nhưng có cuộc sống tốt lành hơn...?”.

DUY NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Tạm dừng hoạt động kinh doanh "chợ nhà giàu" ở phố cổ Hà Nội

Tùng Giang |

UBND phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) yêu cầu tạm dừng kinh doanh trên các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (chợ Hàng Bè, hay còn được biết đến là "chợ nhà giàu") để tăng cường kiểm soát dịch bệnh.

Mảng màu phố cổ

Bộ ảnh của Việt Văn |

Phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An có những điểm khác biệt (dĩ nhiên) và tương đồng. Nếu phổ cố Hà Nội với 36 phố phường dọc ngang như bàn cờ người ngoại tỉnh thấy như lạc vào mê cung thì phố cổ Hội An nhắm mắt cũng mò ra đường vì loanh quanh cũng chỉ bấy nhiêu. Đẹp thì mỗi nơi một vẻ, duy có những gánh hàng rong ở cả Hà Nội và Hội An đều luôn thu hút du khách, nhất là khách nước ngoài.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chưa rà soát xong, chưa thể tiếp tục triển khai

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết hiện đề án giãn dân phố cổ chưa thể triển khai các bước tiếp theo vì công tác rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân vẫn chưa hoàn thành.

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Tạm dừng hoạt động kinh doanh "chợ nhà giàu" ở phố cổ Hà Nội

Tùng Giang |

UBND phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) yêu cầu tạm dừng kinh doanh trên các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (chợ Hàng Bè, hay còn được biết đến là "chợ nhà giàu") để tăng cường kiểm soát dịch bệnh.

Mảng màu phố cổ

Bộ ảnh của Việt Văn |

Phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An có những điểm khác biệt (dĩ nhiên) và tương đồng. Nếu phổ cố Hà Nội với 36 phố phường dọc ngang như bàn cờ người ngoại tỉnh thấy như lạc vào mê cung thì phố cổ Hội An nhắm mắt cũng mò ra đường vì loanh quanh cũng chỉ bấy nhiêu. Đẹp thì mỗi nơi một vẻ, duy có những gánh hàng rong ở cả Hà Nội và Hội An đều luôn thu hút du khách, nhất là khách nước ngoài.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chưa rà soát xong, chưa thể tiếp tục triển khai

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết hiện đề án giãn dân phố cổ chưa thể triển khai các bước tiếp theo vì công tác rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân vẫn chưa hoàn thành.

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.