Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.

Bế tắc nhiều năm trời

Được đặt ra từ năm 1998, UBND TP.Hà Nội đã chủ trương di dân phố cổ với mục tiêu giảm mật độ dân cư cũng như áp lực lên cơ sở hạ tầng tại khu vực này. Khi đó, những con số từng rất hứa hẹn đã được đưa ra. Mật độ dân cư phố cổ sẽ được giảm từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020. Khu vực phố cổ nằm tại quận Hoàn Kiếm sẽ phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 20 năm với nhiều lần nâng lên đặt xuống, giãn dân phố cổ vẫn chỉ một đề án mang nhiều thách thức. Những hộ dân nằm trong diện di dời, giãn dân phố cổ vẫn cố bám trụ trong những căn nhà chật hẹp. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số lần thứ 5 cho thấy, khu vực quận Hoàn Kiếm (bao gồm toàn bộ khu phố cổ), mật độ dân số đã đạt 39.830 người/km2, gấp 137,3 lần mật độ dân số toàn quốc.

Anh Phạm Đức Bách (sinh năm 1980, trú tại số 74 phố Hàng Khoai, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là chủ một quán phở lâu năm trong khu phố cổ. Anh Bách thừa nhận, hầu hết các căn nhà trong phố Hàng Khoai đã quá mức xập xệ và chật hẹp với cuộc sống của một hộ gia đình. Nhưng bởi nhiều lý do, gia đình anh Bách gồm 4 nhân khẩu vẫn cố gắng bám trụ dù điều kiện sống vô cùng khó khăn và sinh hoạt chỉ bó hẹp trong diện tích khoảng 10m2.

“Nhiều người hỏi tôi vì sao không chuyển đến một căn nhà rộng rãi hơn, nhưng nếu chuyển đi, tôi cũng không biết tương lai sẽ phải là gì để kiếm tiền nuôi gia đình” - anh Bách nói. Gia đình anh Bách là điển hình của một hộ dân sinh sống dựa vào việc buôn bán tại khu phố cổ Hà Nội. Mỗi tháng, quán phở của anh Bách thu về từ 20 triệu đồng tiền lợi nhuận mà không phải trang trải các phụ phí như thuê mặt bằng, thuê nhân công.

Còn vợ chồng ông Hà Đình Thành (66 tuổi) đã gần 30 năm sống dưới gầm cầu thang trong con ngõ nhỏ hẹp tại số 33 (phố Hàng Vải, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nơi được gọi là "nhà" này chưa đầy 3m2, cả gia đình sống nhờ vào việc bán trà đá. Nơi ở hẹp đến nỗi chỉ đủ để kê được tấm phản làm giường chung cho cả vợ chồng ông cùng người con gái vào mỗi buổi tối. Ông Thành chia sẻ, vì nhà quá bé nên vợ chồng ông không dám sinh thêm con, cũng không bao giờ rủ bạn bè về nhà chơi. Mọi cuộc gặp gỡ, tiếp khách ông Thành đều bố trí ngay dưới quán trà đá của gia đình ở đầu phố Hàng Vải.

Bên cạnh đó, một thực trạng đáng báo động khác khi nhiều di tích tại khu phố cổ đang bị thu hẹp, xâm hại nghiêm trọng. Các di tích bị trưng dụng làm quán ăn, treo hàng hóa, trông giữ xe, làm điểm buôn bán của một số hộ gia đình. Điển hình trong số đó là các địa chỉ như: Chùa Vĩnh Trù (phố Hàng Lược), đền Hương Tượng (phố Mã Mây),...

Phân tích về vấn đề này, GS-TS-KTS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị cho biết: "Giãn dân là một đề án thực sự cần thiết. Bởi phố cổ hiện tại đang chất tải quá mức, khiến cho hạ tầng không còn được đảm bảo và bộ mặt của khu vực này đang trở nên nhếch nhác, mất vệ sinh, thậm chí là không an toàn. Nhưng đề án này là một bài toán khó, bởi tại đây, người dân đang tận dụng từng mét vuông vỉa hè để kinh doanh, buôn bán. Người ta đang không muốn chuyển đi bởi không muốn có sự thay đổi trong sinh kế của mình. Điều đó đồng nghĩa, chúng ta chưa làm được bởi chưa khiến cho người dân yên tâm về tương lai khi họ di dời. Đó là câu chuyện của chính sách đền bù, hỗ trợ, của nơi tái định cư, của tuyên truyền, vận động,...".

Quận Hoàn Kiếm nói gì?

Ngày 19.4, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trịnh Hoàng Tùng - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm đã cho biết thông tin mới nhất đến thời điểm hiện tại của đề án giãn dân phố cổ.

Theo đó, đề án gián dân phố cổ được triển khai theo 2 dự án báo gồm Dự án đầu đi (giải phóng mặt bằng các hộ dân) và Dự án đầu đến (xây dựng cơ sở hạ tầng và khu nhà ở phục vụ giãn dân).

Đối với Dự án đầu đi, bên cạnh công tác tuyên truyền, UBND quận đã chỉ đạo Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tích cực phối hợp chặt chẽ với UBND 10 phường trong khu phố cổ rà soát, thống kê các đối tượng di dời.

Qua rà soát cho thấy, tổng số hộ dân thuộc đối tượng giãn dân bắt buộc (sống trong các di tích đình, đền, chùa, công sở, trường học) là 478 hộ, khoảng 1.613 nhân khẩu. Tổng số hộ dân thuộc diện giãn dân tự nguyện (sống trong các khu chung cư cũ, số nhà đông hộ, nhà có giá trị và giá trị đặc biệt,... có diện tích dưới 5m2/người) là 3.998 hộ, khoảng 11.396 nhân khẩu.

Đối với Dự án đầu đến, tiếp tục được chia thành các dự án nhỏ hơn. Cụ thể, Dự án xây dựng hạ tầng nhà trẻ mẫu giáo cho khu giãn dân đã hoàn thành từ năm 2016. Dự án xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị khu giãn dân đã thực hiện xong hạng mục di chuyển Trạm biến áp, hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các hạng mục còn lại bao gồm các tuyến đường giao thông, cấp, thoát nước, chiếu sáng, cấp điện trung thế và hệ thống hào cáp kỹ thuật. Dự án xây dựng công trình hỗn hợp tại ô đất CT-08A đã hoàn thành việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

Tuy vậy, đáng chú ý trong số này, dự án xây dựng nhà ở giãn dân hiện vẫn đang trong giai đoạn thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, chưa thực hiện đầu tư xây dựng.

Theo thông tin từ phía quận Hoàn Kiếm, việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng nhà ở giãn dân kéo dài do phải điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế đầu tư (do chính sách và các quy định của Luật và Nghị định có sự thay đổi, điều chỉnh) và rà soát Đề án giãn dân phố cổ theo ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố và Thành ủy Hà Nội. Đồng thời, các số liệu khảo sát để xây dựng và phê duyệt đề án thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012-2013 đã có sự thay đổi, biến động, cần phải rà soát để phù hợp với thực tế.

"Việc triển khai đề án là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, UBND quận đã bám sát chỉ đạo của UBND Thành phố, chỉ đạo các phòng, ban đơn vị thuộc quận tập trung triển khai. Tuy nhiên, do các yếu tố khách quan nên đã không hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Trong thời gian tới, UBND quận sẽ chỉ đạo quyết liệt công tác rà soát, điều chỉnh Đề án (nếu có), đồng thời hoàn thiện thủ tục điều chỉnh cơ chế đầu tư trình UBND Thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện" - đại diện phía quận Hoàn Kiếm cho biết.

Trong phản hồi của UBND quận Hoàn Kiếm, những giải pháp mới để xử lý vấn đề chưa được đề cập. Trong khi đó, trao đổi với PV Báo Lao Động, các chuyên gia về quy hoạch đều cùng chung nhận định, cần phải thay đổi tư duy trong vấn đề giãn dân phố cổ bởi đây là khu vực có tính đặc thù cao và cần có các chính sách, phương án riêng biệt, đột phá.

"Để hấp dẫn người dân ra khỏi khu vực nội đô, cần có chính sách ưu đãi về giá đất, thuận tiện trong việc lựa chọn mô hình phát triển trong các khu đô thị. Đối với những khu vực mới, thành phố cần đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện và hướng tới chất lượng cuộc sống cao. Đặc biệt phải liên kết thuận tiện giữa hệ thống giao thông với nội đô; gắn kết văn hóa, kiến trúc truyền thống nơi ở cho người tái định cư. Điều này sẽ giúp người dân dù có di dời khỏi nội đô nhưng vẫn có những mối liên hệ mật thiết với khu vực này" - ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam bày tỏ quan điểm.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Đột phá tư duy bằng các phương án khả thi, thiết thực hơn

ĐÌNH TRƯỜNG |

Đề án giãn dân phố cổ rơi vào tình trạng bế tắc với hàng loạt vướng mắc về chính sách đền bù, tái định cư, duy trì sinh kế cho người dân... Những thách thức đòi hỏi sự đột phá trong tư duy của người trong cuộc và các biện pháp khả thi hơn, thiết thực hơn.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Nếu cứ cố đẩy họ đi, họ sẽ tìm cách để ở lại

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Để tháo gỡ những khó khăn cho bài toán giãn dân phố cổ - một bài toán kéo dài hơn 20 năm chưa thể có cái kết thỏa đáng, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS-TS-KTS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị. Ông Khôi bình luận vừa với tư cách của một chuyên gia quan sát, vừa dưới góc độ của một người dân có nhà tại khu phố cổ.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Giá đất phố cổ cao, chính sách đền bù cần hợp lý

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Một số nhà nhưng có tới cả chục hộ dân sinh sống. Chen chúc, khổ sở, tự quy định đến cả giờ đi vệ sinh, dân phố cổ đang sống “chồng” lên nhau trong một không gian xuống cấp nặng nề. Để giải quyết thực trạng trên, giãn dân là một giải pháp cốt yếu.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Đột phá tư duy bằng các phương án khả thi, thiết thực hơn

ĐÌNH TRƯỜNG |

Đề án giãn dân phố cổ rơi vào tình trạng bế tắc với hàng loạt vướng mắc về chính sách đền bù, tái định cư, duy trì sinh kế cho người dân... Những thách thức đòi hỏi sự đột phá trong tư duy của người trong cuộc và các biện pháp khả thi hơn, thiết thực hơn.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Nếu cứ cố đẩy họ đi, họ sẽ tìm cách để ở lại

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Để tháo gỡ những khó khăn cho bài toán giãn dân phố cổ - một bài toán kéo dài hơn 20 năm chưa thể có cái kết thỏa đáng, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS-TS-KTS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị. Ông Khôi bình luận vừa với tư cách của một chuyên gia quan sát, vừa dưới góc độ của một người dân có nhà tại khu phố cổ.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Giá đất phố cổ cao, chính sách đền bù cần hợp lý

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Một số nhà nhưng có tới cả chục hộ dân sinh sống. Chen chúc, khổ sở, tự quy định đến cả giờ đi vệ sinh, dân phố cổ đang sống “chồng” lên nhau trong một không gian xuống cấp nặng nề. Để giải quyết thực trạng trên, giãn dân là một giải pháp cốt yếu.