Mảng màu phố cổ

Bộ ảnh của Việt Văn |

Phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An có những điểm khác biệt (dĩ nhiên) và tương đồng. Nếu phổ cố Hà Nội với 36 phố phường dọc ngang như bàn cờ người ngoại tỉnh thấy như lạc vào mê cung thì phố cổ Hội An nhắm mắt cũng mò ra đường vì loanh quanh cũng chỉ bấy nhiêu. Đẹp thì mỗi nơi một vẻ, duy có những gánh hàng rong ở cả Hà Nội và Hội An đều luôn thu hút du khách, nhất là khách nước ngoài.

Hàng rong như những nét chấm phá tô điểm cho sắc màu phố cổ lung linh hơn, thú vị hơn. Nếu phố cổ là một bức tranh lớn thì hàng rong là mảng màu nhỏ nhoi nhưng lại vô cùng quan trọng. Chân chất và mộc mạc, những gánh hàng rong đi vào từng ngõ hẻm, con phố, người bán như nhà phân phối hàng hóa bán lẻ đến tận tay người dân.

Những người hàng rong phần lớn từ ngoại tỉnh - vùng quê - lên phố bán hàng để kiếm tiền mưu sinh. Họ thường sống trong những căn nhà trọ lụp xụp thiếu thốn đủ thứ. Ai cũng có một câu chuyện riêng, một số phận riêng. Không ít người tần tảo, cần mẫn ngày qua ngày chỉ mong bán được đồng quà, tấm bánh, nuôi con ăn học...

Hối hả.
Hối hả.

Ngày nay, tốc độ đô thị phát triển nhanh đến chóng mặt, những người bán hàng rong ngày càng thưa dần đi. Dẫu biết cuộc sống là vô thường, nhưng sao lòng ta cứ thấy nuối tiếc một chút gì của hoài niệm...

Thời COVID-19, đến Hội An, thấy vắng hoe, nhà nhà đóng cửa, chỉ vài cửa hàng bán lẻ, buồn hơn khi hàng cà phê phải bán kèm cả thịt nướng để mời khách. Bà Xong - người lái đò - “người phụ nữ đẹp nhất thế giới” trong ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn giờ đã không còn lái đò nữa, sau khi chồng bà mất.

Và những gánh hàng rong ở Hội An giờ cũng vắng hoe, đi mãi mới gặp một người. Bà Ngô Thị Đại năm nay đã 83 tuổi, mặt đầy những nếp nhăn mang dấu thời gian luôn nở nụ cười, dù bà phải nuôi đứa cháu bị ốm ở nhà. Những quả chuối vàng ươm bé xíu trên gánh hàng của bà ăn vào hơi chát, nhưng sau lại đọng vị ngọt.

Nhịp sống.
Nhịp sống.

Trong khi trên phố cổ Hà Nội, số lượng những người bán rong vẫn khá đông. Nhất là vào những ngày lễ, Tết thì không khí sôi động, với những người bán hàng rong mang đủ thứ mặt hàng đi bán. Từ rau, củ, quả tươi đến những vật dụng trong nhà, các đồ gốm sứ, từ gánh hoa tươi đến chậu cây cảnh... Tất cả tạo nên những sắc màu sống động.

Những ngày COVID-19 bùng phát, không khí có ảm đạm hơn, cuộc sống của những người bán rong khó khăn hơn nhưng với nghị lực của mình họ luôn biết cách vượt lên...

Tương phản.
Tương phản.
Phố Hàng Mã.
Phố Hàng Mã.
Tần tảo.
Tần tảo.
Phút nghỉ chân.
Phút nghỉ chân.
Phố vắng mùa COVID-19.
Phố vắng mùa COVID-19.
Bộ ảnh của Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Phố cổ Hội An vẫn đông du khách đến tham quan dù đã tạm dừng các lễ hội

Thanh Chung |

Dù TP.Hội An đã tạm dừng các lễ hội, sự kiện tập trung đông người, tuy nhiên, du khách vẫn đổ đến phố cổ Hội An tham quan.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chưa rà soát xong, chưa thể tiếp tục triển khai

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết hiện đề án giãn dân phố cổ chưa thể triển khai các bước tiếp theo vì công tác rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân vẫn chưa hoàn thành.

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.

Du khách quốc tế phát sốt với món bánh mì thịt chả Việt Nam

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TP Hồ Chí Minh - Bánh mì góp mặt trong top đầu danh sách những món ăn phải thử khi đến Việt Nam của nhiều du khách quốc tế. Tại Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ I được tổ chức trong vòng 4 ngày, không khó để bắt gặp hình ảnh những đoàn khách du lịch nước ngoài đang chờ đợi mua bánh mì và say sưa nói chuyện về món ăn mang đậm đặc sắc ẩm thực Việt này.

Sạt lở ở TP. Sa Đéc: Ngày 3.4, đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành khảo sát

HOÀNG LỘC |

Ngay sau sạt lở, chính quyền xã Tân Phú Đông huy động lực lượng dân quân địa phương di dời tài sản có giá trị của người dân, gia cố đoạn sạt lở dài hơn 70m ở tuyến đường kênh Đốc Phủ Hiền (ấp Tân Thuận, xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).

Công ty của những người mắc chứng tự kỷ

Thùy Linh |

"Những khách hàng đến đây ngoài sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ còn hiểu thêm về giá trị lao động của người tự kỷ", anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ đầu tiên tại Việt Nam (VAPs) - chia sẻ.

Loạt ảnh hiếm chưa từng công bố về Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung thời trẻ

Việt Phong |

Trong triển lãm "Giọt nước rơi trên kính", những hình ảnh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung lần đầu được công bố qua ống kính của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long.

Phố cổ Hội An vẫn đông du khách đến tham quan dù đã tạm dừng các lễ hội

Thanh Chung |

Dù TP.Hội An đã tạm dừng các lễ hội, sự kiện tập trung đông người, tuy nhiên, du khách vẫn đổ đến phố cổ Hội An tham quan.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chưa rà soát xong, chưa thể tiếp tục triển khai

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết hiện đề án giãn dân phố cổ chưa thể triển khai các bước tiếp theo vì công tác rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân vẫn chưa hoàn thành.

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.