Sắc vua ban và chuyện khỉ, chuyện cọp ở Xẻo Gừa

CAO LONG |

Với không ít người ở Sóc Trăng thì chợ xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú vốn không lạ vì từ Bố Thảo vô Mỹ Hương chỉ tầm non chục cây số. Đường về Mỹ Hương hiện giờ cũng là con đường ngắn nhất để đi từ TP.Sóc Trăng đến thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. Nhưng có lẽ gần gũi và đậm chất miền tây mộc mạc thì phải nói là “Xẻo Gừa”; “xứ Xẻo Gừa”. Tỉ như: Chủ nhựt này vô Xẻo Gừa câu cá nhe mấy đứa!? Nếu xét về mặt hành chánh thì đây chỉ là một ấp thuộc xã Mỹ Hương. Nhưng là ấp ở ngay trung tâm xã nên lâu nay người dân địa phương cứ xem Xẻo Gừa cũng là Mỹ Hương; nói ở Xẻo Gừa cũng nghĩa là nói ở Mỹ Hương.

Đình Mỹ Hương và lễ kỳ yên “có một không hai”

Thiện Mỹ là tên gọi về mặt hành chánh đầu tiên của Mỹ Hương, được đặt theo yêu cầu nêu trong đơn xin lập thôn của những người khẩn hoang đầu tiên. Thiện Hương là tên làng đối diện với làng Thiện Mỹ cách nhau một con rạch, được lập vào năm 1925 do nhập hai làng Thiện Hòa và Hòa Hương. Năm 1956 thì Thiện Hương và Thiện Mỹ được gộp lại thành Mỹ Hương; địa danh Thiện Mỹ, Thiện Hương lúc này không còn được sử dụng nữa.

Những chuyện xưa ở “Xứ Xẻo Gừa” hẳn các vị cố cụ ở đây vẫn còn rành nhiều. Và chúng tôi đã lần tìm được một vị như vậy. Đó là ông Nguyễn Ngọc Thanh, năm nay đã trên 70 tuổi. Nhà ông ở số nhà 189, ấp Xẻo Gừa. Chuyện về những người mở đất đất, lập làng, rồi chuyện về những vị điền chủ thủa xưa, cho đến những chi tiết “ngóc ngách của ngôi đình Mỹ Hương” hiện giờ ông đều rành rẽ. Dẫn chúng tôi qua thăm đình Mỹ Hương, ông kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện lý thú của vùng đất này mà cánh trẻ thật khó hình dung ra được:

- Đúng theo tên xưa thì đình này là “Đình Thiện Mỹ”. Đình hồi đó được các cụ ở làng Thiện Mỹ mô phỏng theo quy mô của Đình Bình Thủy mà làm theo với kíp thợ từ Huế vào xây dựng trong suốt 3 năm mới xong phần tổng thể, chưa tính thời gian chạm trổ và trang trí ở bên trong. Hồi kháng chiến 9 năm còn ít, sau này tới thời “cộng hòa” thì mỗi lần lễ kỳ yên, rước sắc là có cả tiểu đội lính đồn bồng súng đi rước. Lại nơi để sắc, bồng súng bắn 3 loạt đạn, rước tới đình cũng bồng súng bắn 3 loạt đạn để đưa sắc vào đình. Xong lễ thì cũng có một tiểu đội lính bồng súng đưa sắc về. Vui lắm!

Cụ Dương Văn Bảy. Ảnh: Minh Ly
Cụ Dương Văn Bảy. Ảnh: Minh Ly

Theo “dòng thời gian dâu bể”, ngôi đình làng giờ nhỏ bé, đơn sơ tĩnh lặng bên con lộ nhỏ. Tuy không cổ kính, rêu phong nhưng dưới mái đình làng mới, những câu chuyện xưa của “Xứ Xẻo Gừa” như vẫn vẹn nguyên bởi đất này khi ấy vốn dễ làm ăn, nhiều người đã trở nên giàu có chỉ với nghề làm ruộng như những hào phú: Trương Đại Lượng, Nguyễn Duy Tiên - người đã mộ phu đào con kênh mới, đắp lộ đổ đất để xe hơi của mình chạy thong dong mỗi khi đi thăm đồng.

Ông Thanh cho biết: Ông địa chủ Tiên dân gốc Bến Tre qua đây lấy vợ ở Bố Thảo. Phần đất điền của ông là của bên vợ ổng hưởng. Nhà của ổng hồi đó là căn biệt thự lớn và kiên cố lắm. Tụi tui hồ đó học “a-bê-xê com” là ở cái lẫm lúa của ổng. “Thời 9 năm” Tây lấy cùng căn nhà này làm đồn. Bên kháng chiến cũng có một thời đóng Ủy ban hành chánh kháng chiến ở đó. Khi đó ông Phạm Văn Chiêu là “Chủ tịch Ủy Ban hành chính kháng chiến tỉnh Sóc Trăng”. Sau khi tập kết ra bắc, ông từng giữ chức vụ “thứ trưởng bộ nông nghiệp”. Ổng cũng là “dân Xẻo Gừa” nhưng ở khúc trong một chút.

Bản “Sắc phong thần” và những vị tiền hiền, hậu hiền

Cũng từ vị lão nông cố cựu Nguyễn Ngọc Thanh, chúng tôi mới có dịp biết đến “họ Phạm trứ danh” ở mảnh đất này. Câu chuyện về họ tộc được anh Phạm Trường Hải diễn giải cùng chúng tôi qua bộ gia phả đã được “quốc ngữ hóa” từ năm 1973 và đến nay vẫn còn đang được ghi chép, bổ sung. Theo đó thì vị “Tiền hiền” của làng Thiện Mỹ là ông Bùi Văn Quới, gốc người ở Vĩnh Long. Sau khi định cư, định canh, làm chủ ít đất ruộng mới khai phá, ông Bùi Văn Quới và những người cùng khai khẩn nghĩ đến sự thể hiện quyền làm chủ đất của mình bằng “bằng khoán”. Khi đã được cấp bằng khoán và quy tụ được đủ số người quy định lập Ấp, ông xin lập làng mới - đó chính là thôn Thiện Mỹ.

Theo lệ, người khai khẩn đầu tiên nào được thừa nhận về mặt pháp lý, gọi là ông Khai Canh hoặc ông Khai Khẩn, khi mất dân làng dành một bàn thờ riêng ở đình làng, gọi là Tiền Hiền. Vị Tiền Hiền ở Thiện Mỹ \ chính là ông Bùi Văn Quới. Chúng tôi đã ghi hình trọn vẹn được bản “sắc phong thần” mà triều đình đã ban cho làng Thiện Mỹ vào ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (1853) - Tự Đức ngũ niên.

Lần theo những con đường xưa, theo dấu con kênh mới, rồi cột mốc điền địa, chúng tôi lại gặp may khi gặp được cụ Dương Văn Bảy (92 tuổi) ở Xóm lớn. Hồi ấy gia đình cũng có khá nhiều ruộng đất và bầy trâu với 19 con nên cũng có khá đông “bạn chăn trâu” đến phụ tiếp việc coi sóc. Khi đó ông đã 11 tuổi nên còn nhớ rõ:

- Giàn Gừa ở Xóm Lớn khúc chợ Mỹ Hương bây giờ đó lớn lắm. Bầy khỉ ở đó có cả trăm con thường khi hay giành đồ ăn của người đi ruộng. Mấy bà đội cơm hay xách đồ ăn ra ruộng thường bị mấy con khỉ nhảy xuống giựt đồ. Sau có mấy người trộn ớt cay thiệt cay vô cơm, vô đồ ăn. Mấy con khỉ nhảy giựt đồ ăn bị cay rồi dụi mắt, cay chạy hoảng. Người ta mới lấy mấy cây nạng xóc cổ đè xuống trói lại đem về mần thịt. Riết khỉ sợ bỏ đi. Có một bữa vô mùa gặt nên lu bu công chuyện, bạn chăn lùa bầy trâu về trễ nên cũng hổng để ý. Tới chừng đếm lại thấy thiếu 2 con? Đốt đuốc đi kiếm. Lên tới giàn gừa thì gặp con trâu mẹ đang ghì đầu vô gốc gừa lòi đít ra ngoài. Xúm lại kéo ra được thì thấy con nghé bị con cọp móc họng chết rồi, còn con cọp thì cũng gãy be sườn kẹt chết ở trỏng. Kéo 2 con về mần cả xóm cùng chia thịt ăn. Lần đầu tiên tui được ăn ăn thịt cọp ngheo. Mà thịt cọp ăn dở hơn thịt con nghé. Hôi rình mà cũng lạt nhách.

Giàn Gừa và miếu thổ thần ở “Cầu Năm Ngà”. Ảnh: Minh Ly
Giàn Gừa và miếu thổ thần ở “Cầu Năm Ngà”. Ảnh: Minh Ly

Mỹ Hương nay, “Xẻo Gừa” xưa giờ vườn đã lập thành khoảnh gọn gàng dọc theo những con rạch, con kênh, đồng đất đã thuộc làm lúa không lo hạn mặn. Chạy dọc theo kênh Mỹ Hương, rồi rảo theo suốt con rạch Xẻo Gừa, nhà cửa, làng xóm đông đúc, khang trang. Phải mãi đến gần cuối ngọn chúng tôi mới gặp được một giàn gừa lớn nhưng đã bị đốn phá bởi nằm ngay đầu một cây cầu mới đang xây dựng. Chiếc cầu này do ông Năm Ngà đứng ra vận động quyên góp theo hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” nên người ở đây cứ gọi luôn là “Cầu Năm Ngà” cho tiện.

Ngay dưới giàn gừa, một miếu thổ thần nằm im lìm tư lự, hẳn “ông thổ thần” vẫn còn nhớ chuyện “khỉ phá, cọp um” ở xứ này hồi nẳm.

CAO LONG
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng: Phấn đấu đến năm 2023, toàn tỉnh có 63.000 đoàn viên Công đoàn

Anh Khoa |

Sóc Trăng - LĐLĐ tỉnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2023 toàn tỉnh có 63.000 đoàn viên; phấn đấu thành lập công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên.

Về Sóc Trăng ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ dịp Tết

BẠCH CÚC |

Sóc Trăng - Không chỉ là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách gần xa. Về Sóc Trăng, ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ (Bôtum Vong Sa Som Rong) du khách không chỉ choáng ngợp trước công trình đồ sộ, uy nghiêm, mà nơi đây còn là điểm du xuân lý tưởng trong những ngày Tết.

Sóc Trăng tấp nập người đi sắm Tết, thi công xuyên đêm công trình chào Xuân

Đạt Phan |

Sóc Trăng - Tối 28 Tết, các ngã đường tại các khu vực trung tâm mua sắm của Thành phố tấp nập người đi chợ đêm. Từ hoa quả, rau thịt trong chợ trung tâm đến chợ hoa, quần áo đều rất đông người dân tham quan, mua sắm. Trong khi đó, tại các công trình chính chào Xuân Nhâm Dần, công nhân đang ráo riết thi công xuyên đêm để kịp phục vụ người dân đón Tết.

Sóc Trăng chính thức về "vùng xanh", không còn huyện nào vùng cam

BẠCH CÚC |

Sóc Trăng - Ngày 17.1, Sở Y tế Sóc Trăng đã ban hành quyết định số 35/QĐ-SYT về việc công bố phân loại cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Sóc Trăng chính thức trở về "vùng xanh", không còn huyện nào thuộc vùng cam.

Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.

Xe đỗ thành 3 hàng chiếm nửa lòng đường, cảnh sát xử phạt không xuể

Tô Thế |

Hà Nội - Đoạn đường trước Khu chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) luôn có hàng loạt xe ôtô dừng, đỗ sai quy định, xếp thành 3-4 hàng, chiếm nửa lòng đường. Mặc dù biết là vi phạm nhưng nhiều chủ xe đành chịu bị xử phạt vì "làm gì có chỗ khác mà đỗ".

Nghi nước sinh hoạt tại Hoàng Mai bẩn: Sẽ lấy mẫu nước để xét nghiệm

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của người dân tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội sau khi thau rửa bể nước sinh hoạt đã phát hiện có rất nhiều cặn bẩn, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Công ty Nước sạch Hoàng Mai cho rằng, muốn biết rõ nguyên nhân phải xét nghiệm nước.

Tranh cãi về việc đối chiếu máy đo nồng độ cồn

Quý An |

Tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả đo của cơ quan chức năng đang là vấn đề gây tranh cãi.

Sóc Trăng: Phấn đấu đến năm 2023, toàn tỉnh có 63.000 đoàn viên Công đoàn

Anh Khoa |

Sóc Trăng - LĐLĐ tỉnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2023 toàn tỉnh có 63.000 đoàn viên; phấn đấu thành lập công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên.

Về Sóc Trăng ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ dịp Tết

BẠCH CÚC |

Sóc Trăng - Không chỉ là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách gần xa. Về Sóc Trăng, ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ (Bôtum Vong Sa Som Rong) du khách không chỉ choáng ngợp trước công trình đồ sộ, uy nghiêm, mà nơi đây còn là điểm du xuân lý tưởng trong những ngày Tết.

Sóc Trăng tấp nập người đi sắm Tết, thi công xuyên đêm công trình chào Xuân

Đạt Phan |

Sóc Trăng - Tối 28 Tết, các ngã đường tại các khu vực trung tâm mua sắm của Thành phố tấp nập người đi chợ đêm. Từ hoa quả, rau thịt trong chợ trung tâm đến chợ hoa, quần áo đều rất đông người dân tham quan, mua sắm. Trong khi đó, tại các công trình chính chào Xuân Nhâm Dần, công nhân đang ráo riết thi công xuyên đêm để kịp phục vụ người dân đón Tết.

Sóc Trăng chính thức về "vùng xanh", không còn huyện nào vùng cam

BẠCH CÚC |

Sóc Trăng - Ngày 17.1, Sở Y tế Sóc Trăng đã ban hành quyết định số 35/QĐ-SYT về việc công bố phân loại cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Sóc Trăng chính thức trở về "vùng xanh", không còn huyện nào thuộc vùng cam.