Phục dựng lịch sử từ những mảnh vỡ

Anh Tuấn |

Vụ nổ chất hóa học ở Beirut năm 2020 được coi như một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất thế giới. Không chỉ phá hủy thành phố Beirut và ảnh hưởng đến sinh mạng con người nơi đây, vụ nổ này còn "lỡ" xóa đi một phần lịch sử thế giới được lưu lại trong những cổ vật ở Bảo tàng Khảo cổ học Beirut.

Vào chiều ngày 4.8.2020, hai vụ nổ đã xảy ra tại bến cảng của thành phố Beirut, thủ đô nước Cộng hòa Liban. Đây được coi là một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại, khiến cho Chính phủ Liban phải ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài hai tuần nhằm ứng phó với thảm họa.

Vài ngày sau khi vụ nổ phá hủy phần lớn thành phố, bà Nadine Panayot bước vào Bảo tàng Khảo cổ học ở Beirut, nơi bà làm việc nhiều năm. Những cánh cửa gỗ trên tòa nhà bằng đá sa thạch cổ vĩ đại đã bị xé toạc khỏi bản lề, cửa sổ vỡ tan tành. Khi người phụ trách bước xuống hành lang lát đá cẩm thạch, thủy tinh vỡ vụn dưới chân bà.

Trước khi kho dự trữ amoni nitrat bốc cháy ở cảng Beirut, nơi đây có 74 đồ tạo tác bằng thủy tinh, chai lọ, cốc và đèn từ thời La Mã đến thời kỳ Hồi giáo. Tất cả những bảo vật này đều rất quý giá và dễ vỡ. Sau vụ nổ, tất cả chỉ còn là những mảnh vỡ trộn lẫn với phần còn lại của cửa sổ và giá sách đã hư hỏng, tạo thành một đống thủy tinh sáng lấp lánh trên nền đá cẩm thạch lạnh lẽo.

“Đó là một vụ thảm sát,” bà Nadine Panayot, 52 tuổi, nói về vụ nổ đã phá hủy hầu hết bảo vật trong bảo tàng khảo cổ học ở Beirut. “Tôi đang bơi trong một biển thủy tinh, thật là choáng ngợp”.

Việc phân loại mảnh vụn là rất khó khăn và vất vả. Ảnh: Bảo tàng Anh
Việc phân loại mảnh vụn là rất khó khăn và vất vả. Ảnh: Bảo tàng Anh

Sẽ thật dễ dàng để quét các mảnh vỡ, đặt chúng vào một chiếc hộp và quên chúng đi, nhưng bà đã không chọn cách làm đó. Thay vì vứt đi, bà Nadine và các đồng nghiệp đã quyết định ghép và khôi phục các bảo vật lại. Công việc này là một trong những câu đố phức tạp nhất trên thế giới, một câu đố sẽ khiến các chuyên gia từ bốn quốc gia mất hàng tháng trời làm việc với nhíp, đôi mắt tinh tường và đôi tay vững vàng.

Cuối tháng 8.2022, Bảo tàng Anh đã mở một cuộc triển lãm trưng bày tám chiếc bình thủy tinh cổ được các chuyên gia ở London phục chế. Các vết nứt trên bề mặt của chúng vẫn còn nguyên vẹn, như một cách để nhắc về vụ nổ và thiệt hại mà nó gây ra cho người dân Beirut.

“Chúng tôi muốn giữ lại những vết sẹo”, bà Nadine cho biết.

Đối mặt với câu hỏi "Tại sao?"

Hai năm sau vụ nổ, gần 80% người dân Liban đang sống trong cảnh nghèo đói, và phần lớn tầng lớp trung lưu đã bị xóa sổ tiền tiết kiệm của họ bốc hơi sau cuộc khủng hoảng ngân hàng. Một số gia đình hầu như không đủ tiền ăn. Nhiều gia đình chỉ có thể sử dụng được điện và nước vài giờ mỗi ngày.

Trong khi cuộc sống của mọi người đang rất khó khăn, bà Nadine liên tục nhận được câu hỏi: tại sao? Tại sao bà và nhóm của mình lại dành thời gian và sức lực để khôi phục một số ít đồ vật bằng thủy tinh cổ trong khi đất nước của họ đang khó khăn đến vậy? Trong khi đó, có rất ít công lao về mặt khoa học hoặc khảo cổ học được ghi nhận trong việc tái tạo các đồ tạo tác từ xa xưa.

Theo những gì người quản lý bảo tàng khảo cổ Beirut chia sẻ, điều hấp dẫn và khiến bà cùng nhóm của mình làm việc này là câu chuyện mà cổ vật kể. Một số cổ vật đã được trưng bày ở bảo tàng hơn 100 năm, kể từ trước khi Liban được thành lập. Chúng đã sống sót qua hai cuộc chiến tranh thế giới và nhiều biến cố khác trong lịch sử.

“Chúng đã sống sót sau tất cả những sự cố này và sau đó, chỉ trong một tích tắc, chúng biến mất. Vì vậy, với tư cách là người quản lý, nếu tôi có thể khôi phục chúng ngày hôm nay, những câu chuyện của chúng sẽ tiếp tục được kể. Nhưng quan trọng hơn cả là câu chuyện của ngày hôm nay”, bà cho biết thêm.

Nỗ lực khôi phục lịch sử từ nhiều nơi trên thế giới

Bảo tàng Anh đã bắt đầu chiến dịch hợp tác khôi phục cổ vật chỉ vài ngày sau khi vụ nổ diễn ra, và liên hệ với bà Nadine để hỏi xem họ có thể giúp gì không. Trong vòng vài tuần, Claire Cuyaubère, một nhà bảo tồn được Viện Di sản Văn hóa Quốc gia Pháp cử đến Beirut đã bắt đầu đánh giá thiệt hại.

“Tôi đã rất kinh hoàng,” cô ấy nói: “Về mặt lý thuyết, tôi biết mình mong đợi điều gì nhưng tận mắt chứng kiến ​​lại là một câu chuyện khác”.

Một “đội cứu hộ” cổ vật gồm các sinh viên do bà Nadine tập hợp đã bắt đầu lập bản đồ nơi những cổ vật nằm trên sàn, sử dụng hệ thống góc phần tư như một cuộc khai quật khảo cổ đích thực.

“Chúng tôi đã làm việc cả ngày, cố gắng sàng lọc hàng nghìn mảnh thủy tinh từ các bình, kệ...” bà Nadine kể lại: “Các kệ cũng được làm bằng kính, mảnh vỡ của chúng và các mảnh vỡ từ cửa sổ lẫn lộn vào nhau. Vì vậy, đó là một mớ hỗn độn thực sự”.

Thoạt nhìn, nhiều mảnh thủy tinh trông giống nhau; được bọc trong một lớp áo mỏng màu xanh lam và vỡ thành những mảnh nhỏ. Nhưng khi cả nhóm làm việc, đôi mắt của các chuyên gia đã thích nghi để nhìn thấy những khác biệt rất nhỏ giữa từng đồ tạo tác.

“Tôi đã nói với các sinh viên của mình rằng chúng ta có một tài sản và bí quyết mà những người khác không có, vì vậy có lẽ đây là nơi chúng ta có thể giúp đỡ", bà nói thêm: "Vào ngày đầu tiên, tôi đã cảm thấy đó là một nhiệm vụ bất khả thi. Bạn biết đấy, bạn đang ở đó trước hàng nghìn mảnh vỡ chỉ vài milimet. Nhưng khi bạn đặt hết tâm trí vào công việc cùng với tinh thần đồng đội, đây chính là điều đã mang lại cho chúng tôi cảm giác đoàn kết và ý nghĩa”.

Sau khi phân loại thủy tinh vào các hộp, mười trong số các cổ vật đã được Cuyaubère tái tạo ở Beirut, sau đó sáu món đồ khác cũng được khôi phục dưới sự giám sát của Stephen Koob, một chuyên gia hàng đầu về bảo tồn thủy tinh, người đã bay từ Mỹ tới để giúp đỡ.

Tám trong số những đồ tạo tác bị vỡ vụn đã được đóng gói - mỗi mảnh được bọc trong giấy không axit và sau đó được giữ bên trong một hộp đựng bằng bọt biển - và gửi đến Bảo tàng Anh. Chuyên gia khảo cổ Pháp Cuyaubère đã đi cùng họ để tiếp tục công việc của mình.

Duygu Camuroglu, trưởng nhóm bảo quản dự án thủy tinh Beirut tại Bảo tàng Anh cho biết: “Chúng là những ví dụ khá quan trọng và độc đáo của giai đoạn lịch sử đó”.

Tổng cộng, có 24 trong số 72 món đồ tạo tác bị đổ vỡ đã được phục dựng lại. Một số cũng được quét và nghiên cứu để hiểu sâu hơn về sự phát triển của nghề thổi thủy tinh ở Liban vào thế kỷ 1 trước Công nguyên.

Khi cuộc triển lãm khai mạc tại Bảo tàng Anh, bà Nadine đã phải xem qua điện thoại của mình vì các quan chức Vương quốc Anh đã không giải quyết kịp thời hồ sơ xin thị thực của bà. Nhưng dù không được đến gần, bà vẫn cảm thấy rằng việc phục hồi các đồ tạo tác, theo một cách nào đó, đã chữa lành cho bà và nhóm của mình.

“Bạn biết đấy, giống như chúng tôi có một sứ mệnh phải hoàn thành, và điều này cho chúng tôi cảm giác hy vọng,” bà nói: “Nó không có nhiều ý nghĩa với một số người, nhưng đối với chúng tôi thì nó rất nhiều”.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Huế: Phục dựng bia "Khuynh cái hạ mã" ở Phu Văn Lâu

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phục dựng bia "Khuynh cái hạ mã" (Nghiêng lọng xuống ngựa) ở Phu Văn Lâu, trước Ngọ môn.

Phục dựng đình Chợ Trổ tại di tích Nguyễn Du: Băn khoăn cách đặt tên đình

TRẦN TUẤN |

Sau khi gây tranh cãi chuyện nên trả lại đình Chợ Trổ về nơi nó được sinh ra là xã Bùi La Nhân (huyện Đức Thọ), hay tiếp tục dựng lại tại di tích Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân), cuối cùng ngôi đình đã được dựng xong tại di tích Nguyễn Du cùng với mua sắm nội thất, đồ thờ hết tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng.

Phục dựng kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở Hoàng thành Thăng Long

Hải Ngọc |

Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là kiến trúc biểu trưng cho quyền lực của triều đình và khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Huế: Phục dựng bia "Khuynh cái hạ mã" ở Phu Văn Lâu

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phục dựng bia "Khuynh cái hạ mã" (Nghiêng lọng xuống ngựa) ở Phu Văn Lâu, trước Ngọ môn.

Phục dựng đình Chợ Trổ tại di tích Nguyễn Du: Băn khoăn cách đặt tên đình

TRẦN TUẤN |

Sau khi gây tranh cãi chuyện nên trả lại đình Chợ Trổ về nơi nó được sinh ra là xã Bùi La Nhân (huyện Đức Thọ), hay tiếp tục dựng lại tại di tích Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân), cuối cùng ngôi đình đã được dựng xong tại di tích Nguyễn Du cùng với mua sắm nội thất, đồ thờ hết tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng.

Phục dựng kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở Hoàng thành Thăng Long

Hải Ngọc |

Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là kiến trúc biểu trưng cho quyền lực của triều đình và khu di sản Hoàng thành Thăng Long.