Nước mắt hậu ly hôn: “Đòn thù” đổ đầu trẻ

huyên nguyễn |

Liên tiếp nhiều vụ bạo hành trẻ em diễn ra trong thời gian qua với nạn nhân là các em nhỏ đều rơi vào tình trạng cha mẹ ly hôn, ở với cha hoặc mẹ bị bạo hành khiến dư luận băn khoăn đặt câu hỏi: Tại sao những sự việc đau lòng như vậy vẫn cứ diễn ra một cách tự nhiên, cho đến khi đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì xã hội mới biết? Cha mẹ ly hôn - cách nào để bảo vệ con trẻ tránh những tổn thương?

Đánh con riêng “thập tử nhất sinh”

Những hình ảnh chằng chịt các vết tích bạo hành trên khuôn mặt, cơ thể của bé trai T.G.K. (SN 2008, Cầu Giấy, Hà Nội) do hành vi bạo hành của chính người bố đẻ và mẹ kế trong suốt hai năm liền bị phát giác mới đây khiến ai cũng phải xót xa, phẫn nộ. Rồi câu chuyện chưa lắng xuống thì một bé trai khác (SN 2009, Đông Anh, Hà Nội) cũng bị cha ruột “dạy dỗ” đến bầm dập khắp người... Trước đó, câu chuyện bé gái 7 tuổi ở Kiên Giang bị cha ruột và mẹ kế bạo hành bằng cách dí thanh sắt nóng vào mặt làm cháu cháy sém cả da thịt, chuyện cô giáo dạy mầm non ở Hà Nội đánh con riêng của chồng nhập viện... cũng khiến dư luận tiếp tục “dậy sóng”. Không ai có thể hiểu nổi vì sao người cha đẻ lại nhẫn tâm bạo hành dã man đứa con ruột của mình như vậy! Vì ích kỷ cá nhân, vì thiếu quan tâm, sự hiểu biết, nhiều ông bố, bà mẹ sau ly hôn đẩy con vào những bi kịch, tạo thành những vết thương hằn sâu trong tâm hồn trẻ.

Trước sự việc trên, chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn nhận định: Thực tế, những vụ con bị bạo hành trong thời gian dài cũng do bố hoặc mẹ sau khi ly hôn ít có thời gian quan tâm tới con. Họ cho rằng nếu tòa đã phán quyết rằng đứa con ở với bố, hay với mẹ, thế là trách nhiệm nuôi dạy con thuộc về “người kia”, bản thân mình yên tâm. Hơn nữa, sau ly hôn, nhiều người mải đi tìm cho mình cuộc tình duyên mới, say sưa với mối tình hay cuộc hôn nhân sau, quên rằng mình đã có con và nó đang không ở với mình. Hiện nay trẻ em cũng không được an toàn khi ở trong nhà của bố hay mẹ đẻ của mình. Vì vậy, người không nuôi con cũng đừng quá yên tâm, hãy để mắt, quan tâm đến con, thăm hỏi, quan sát, nhạy cảm để nhận ra những thay đổi ở con, kịp thời có những biện pháp hỗ trợ, tránh trường hợp trẻ bị bạo hành trong thời gian dài mà không ai biết.

Còn chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Thanh (Văn phòng tâm lý Nguyễn Ngọc Thanh) cho rằng, việc chậm phát hiện các trường hợp trẻ bị bạo hành còn do nhiều các nguyên nhân khác mà một trong những nguyên nhân đó chính là trẻ đã bị đe nẹt từ trước hoặc còn quá nhỏ không thể nói ra được.

Theo ông Thanh, việc cha mẹ kỷ luật con bằng “đòn roi” trong một số tình huống nào đó thì là điều cần thiết và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đánh con đến mức thương tật thì đó không còn là giáo dục và nhân tính nữa. Nếu không sớm cách ly hoàn toàn đứa trẻ khỏi người bạo hành thì trẻ sẽ còn phải tổn thương về thể xác và tâm lý thêm nhiều lần nữa. Hơn nữa, một người mà con mình còn có thể bạo hành thì còn điều gì là không thể làm với những người xung quanh. Cho nên việc áp dụng các quy định pháp luật đối với họ là điều thực sự cần thiết.

Những vết thương khó lành

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn, khi cha mẹ ly hôn, trẻ rất dễ rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo sợ bị bỏ rơi. Một số em sẽ phải sống với bố mà thiếu mẹ, hoặc ngược lại.

Mặt khác, trước ly hôn, bao giờ mâu thuẫn gia đình cũng xảy ra, lên đến cao trào, đỉnh điểm, đôi vợ chồng mới quyết định “đường ai nấy đi”. Vì vậy, trẻ cũng đã sống trong bầu không khí gia đình không hòa thuận trong một thời gian dài. Nay lại sống trong cảnh ly tán, tan tác, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của trẻ như nếp ăn, nếp ngủ, nghỉ, sinh hoạt, học tập. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý, tới kết quả học tập của các em cũng như để lại “di chứng” lâu dài.

Một loạt các vấn đề mà trẻ sẽ phải đối mặt trên cả phương diện thể chất lẫn tâm lý khi bố mẹ ly hôn hoặc thậm chí mới chỉ là những rạn nứt, mâu thuẫn hay xung đột.

“Về mặt thể chất, những khó khăn tâm lý của chính các ông bố bà mẹ khi họ xảy ra các rạn nứt về mặt tình cảm hoặc ly hôn dẫn đến họ không dành những sự chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho con. Thậm chí, con cái lúc đó còn trở thành “nơi” để giải tỏa các khủng hoảng tâm lý của các cặp vợ chồng khi hạnh phúc đổ vỡ. Một điều quan trọng nữa là trẻ phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn về bạo hành thể chất, xâm hại tình dục từ những người bố dượng, mẹ kế. Đây là điều rất đáng xem xét”, chuyên gia Nguyễn Ngọc Thanh chỉ rõ.

Ngoài ảnh hưởng về mặt thể xác, theo ông Thanh, ảnh hưởng về mặt tâm lý là rất nặng nề. Không phải ngẫu nhiên mà Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công bố số liệu về 71% trẻ vị thành niên phạm tội là do thiếu sự quan tâm chăm sóc chu đáo từ gia đình, trong đó một phần không nhỏ các em có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn. Khi bố mẹ ly hôn, rất nhiều trẻ em xảy ra những bất ổn về mặt tâm lý như: Trở nên thiếu tự tin, buồn chán, bất cần, lối sống buông thả dẫn đến dễ bị cám dỗ vào những tiêu cực của xã hội.

Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, dù vì bất cứ lý do gì việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình sẽ để lại hệ quả rất tiêu cực đối với con cái, ông Thanh nhấn mạnh.

Chính từ những sự việc đau lòng trên, theo các chuyên gia cha mẹ cần chuẩn bị thật kỹ về tâm lý cho trẻ khi cha mẹ ly hôn. Nếu buộc phải ly hôn, hãy nghĩ đến những đứa trẻ, là nạn nhân của cuộc hôn nhân bất hạnh. Chúng không có lỗi, nhưng lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Hãy thống nhất với nhau cách trao đổi với con. Nếu cả hai đồng quan điểm rằng vợ chồng bỏ nhau chứ không ai bỏ con, thì hãy nói cho con biết về sự kiện sắp xảy ra.

Nếu trẻ còn quá nhỏ, chỉ cần nói rằng tới đây bố mẹ không sống cùng nhau nữa, nhưng vẫn yêu thương con, con sẽ sống với bố (hoặc mẹ) và mẹ (hoặc bố) vẫn thăm con. Nếu trẻ đã lớn, cần nói chuyện với chúng như với những “người lớn”, rằng bố mẹ có những điểm không đồng thuận, nên tới đây mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng, nhưng con vẫn được bố mẹ lo cho đầy đủ, dù con sống với ai. Với trẻ lớn tuổi, hãy hỏi ý kiến con xem nó muốn sống với ai và hãy tạo điều kiện để con thỏa mãn nguyện vọng. Đừng lôi kéo con về phía mình để chống lại người kia, bởi trẻ không muốn chống lại bất kỳ ai, chúng yêu cả bố lẫn mẹ.

Mặt khác, bố mẹ có thể suy nghĩ tới việc gửi con về nội (ngoại) một thời gian để con tập làm quen với cuộc sống thiếu vắng bố (mẹ) bên cạnh.

Bên cạnh chuẩn bị tâm lý cho con, bà Trần Thu Hương - Giảng viên Khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đề cập tới câu chuyện về ý thức pháp luật đối với bố, mẹ. Trong các câu chuyện về bạo hành, có thể ông bố, bà mẹ không hề nghĩ rằng mình đã vi phạm pháp luật...

Vẫn tồn tại tâm lý “mấy đời bánh đúc có xương,

mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”

Thực tế đau buồn của các sự việc bạo hành gần đây xảy ra đều có sự xuất hiện của mẹ kế khiến cho tâm lý “mẹ kế con chồng”, “khác máu tanh lòng”... thêm hằn sâu trong định kiến xã hội. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, không thể “vơ đũa cả nắm” và không ai dám khẳng định rằng đã là mẹ ghẻ, dì ghẻ, cha dượng là xấu, là ác.

“Trong thực tế, một số người mẹ kế, cha dượng đã rất tâm lý, đối xử công bằng, nhân hậu với con riêng của vợ hay chồng mình, được các cháu yêu thương như cha mẹ ruột. Tuy nhiên, ở đời vẫn còn có những người ác, vẫn khư khư giữ quan điểm “khác máu tanh lòng”. Tỉ lệ ly hôn và tái hôn hiện nay khá cao, nhưng những vụ cha dượng, mẹ kế hành hạ con riêng của chồng hay vợ mình không quá phổ biến... Vì vậy, chúng ta cũng không nên vì định kiến dư luận mà luôn có cái nhìn ác ý với mẹ kế, cha dượng”, ông Đinh Đoàn chia sẻ.

huyên nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Trẻ em bị xâm hại, bạo hành: Sau những trận đòn roi là dị tật về tâm lý

ngô cường |

Những vụ xâm hại, bạo hành trẻ em diễn ra gần đây gây phẫn nộ dư luận. Hiện tượng này chưa dừng lại bởi hình phạt chưa nghiêm, cộng vào đó là sự vào cuộc yếu ớt của các cơ quan chức năng. Với những vụ trẻ em bị xâm hại, nhiều người thắc mắc họ có những kênh tư vấn, hỗ trợ nào?

Chống xâm hại, bạo hành trẻ: Tổng đài 111 không phải "chiếc đũa thần"

Dung Hà |

Theo TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em từ trước đến nay hoạt động không hiệu quả.

Chúng ta đang sai lầm trong chăm sóc con?

Dung Hà |

Các bố mẹ thường quyết định hết mọi thứ của con. Đó là quan điểm của TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) về quan điểm dạy con của bố mẹ Việt.  

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Trẻ em bị xâm hại, bạo hành: Sau những trận đòn roi là dị tật về tâm lý

ngô cường |

Những vụ xâm hại, bạo hành trẻ em diễn ra gần đây gây phẫn nộ dư luận. Hiện tượng này chưa dừng lại bởi hình phạt chưa nghiêm, cộng vào đó là sự vào cuộc yếu ớt của các cơ quan chức năng. Với những vụ trẻ em bị xâm hại, nhiều người thắc mắc họ có những kênh tư vấn, hỗ trợ nào?

Chống xâm hại, bạo hành trẻ: Tổng đài 111 không phải "chiếc đũa thần"

Dung Hà |

Theo TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em từ trước đến nay hoạt động không hiệu quả.

Chúng ta đang sai lầm trong chăm sóc con?

Dung Hà |

Các bố mẹ thường quyết định hết mọi thứ của con. Đó là quan điểm của TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) về quan điểm dạy con của bố mẹ Việt.