NTK Từ Phương Thảo: Mật mã truyền thống luôn là chìa khoá thành công

Hà Chi (thực hiện) |

Là gương mặt nhà thiết kế dày dạn vốn sống và trải nghiệm sáng tạo, Từ Phương Thảo cũng là giám khảo cho hai mùa Vietnam Design Week năm 2020 và 2021. Giữa vùng dịch nóng bỏng phương Nam, Từ Phương Thảo mang đến cảm hứng cho người trò chuyện cùng chị qua phong cách cởi mở, tích cực, dồi dào năng lượng.

Là một nhà thiết kế, với chị văn hoá và đặc biệt là văn hoá truyền thống chắc hẳn luôn là mạch nguồn cho sáng tạo?

- Tôi may mắn được sinh ra vào thời điểm cái cũ chưa bị mất đi mặc dù đã mai một ít nhiều. Khi cái cũ chảy trong tôi một cách tự nhiên, với tôi đó là may mắn, khi công việc thiết kế thường xuyên phải động chạm đến mảng văn hoá.

Trong thiết kế điều gì là quan trọng nhất, thưa chị? Có lúc nào chị cạn ý tưởng không và khi đó (nếu có) thì chị làm gì để tìm lại cảm hứng sáng tạo?

- Công việc của một người thiết kế khác với một hoạ sĩ sáng tác, nó mang tính khoa học và ứng dụng nhiều hơn, nên với tôi, sự đồng cảm với khách hàng, hiểu ý đồ của người đặt hàng/người sử dụng là tiêu chí tiên quyết. Hai cái đầu sẽ tốt hơn một cái đầu, khách hàng hiểu về thị trường, nhu cầu sử dụng, thời điểm ra mắt sản phẩm, nhà thiết kế nắm rõ về công năng và thẩm mỹ. Nếu có được sự đồng thuận của hai cái đầu đó thì cơ may một và nhiều thiết kế tốt sẽ ra đời.

Còn cảm hứng sáng tạo ư? Khi thực sự vào việc, khi sức lực phải đạt đến một mức ổn định nào đấy, bạn sẽ không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào cảm hứng. Tất nhiên, có nó làm sẽ thú hơn, nhưng nếu đợi mãi nó không đến, thì tôi vẫn làm việc được như thường.

Tôi thích quan điểm của chị rằng các sản phẩm phục vụ những nhu cầu, nhóm đối tượng khác nhau, từ những người mộng mơ, những người muốn thể hiện, thích quyền uy đến những đối tượng ưa hoài cổ. Mọi thứ đều có chỗ đứng mà không phải giẫm đạp lên nhau. Đây có thể xem là một lựa chọn trong hoạt động văn hoá hay về bản chất là một ứng xử tất yếu?  

- Cuộc sống là một chuỗi tuần hoàn những xung đột và giải quyết những xung đột đó. Xã hội là một tổng thể những con người với muôn vàn những tính cách và mục đích sống khác nhau. Điều đó là bình thường và càng trải nghiệm, càng đi càng sống tôi càng thấy có thể chấp nhận mọi thứ dễ dàng hơn. Nói một cách khác, chính kịch hay hài kịch cũng đều tốt cho đời sống tinh thần của chúng ta.

Cái tên rất quan trọng, đôi khi nó gợi lên văn hoá cả một vùng đất. Thương hiệu Sadec district của chị và ekip khiến tôi liên tưởng tới một không khí lãng mạn trong "Người tình" của Marguerite Dugas. Sự ra đời của cái tên này cũng như cách đặt tên các bộ sản phẩm được gợi ý thế nào, thưa chị?

- Chúng tôi chọn Sadec trong một chuyến đi chợ nổi miền tây lần đầu tiên sau nhiều năm sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, và lập tức yêu ngay vùng đất có cái thị xã nhỏ xíu đó. Dành nhiều cảm tình cho một nơi chốn ta gặp lần đầu như một sự khởi đầu đẹp cho rất nhiều những chuyến đi ngược dòng Mekong sau đó của chúng tôi trong việc tìm kiếm và kết giao với những làng nghề truyền thống Đông Nam Á. Và cũng từ đó, những bộ sưu tập mang tên vùng đất cùng cây cỏ nơi này, trên con đường đã đi qua, được chúng tôi ưu ái đặt tên như: Collection Tonlé Sap cho bộ gốm của ngôi làng bên Biển Hồ Cambodia; Collection gốm Bassac, Mae Nam Khong cũng là tên các nhánh của sông Mekong chảy qua Thái Lan... Đó cũng như một lời cảm ơn tới những nghệ nhân bản địa đã âm thầm lưu giữ và phát triển nghề thủ công cho chính vùng đất của mình.

Sadec team của thương hiệu Sadec District (ảnh chụp thời điểm trước ngày 27.4 chưa bùng phát dịch COVID-19). Ảnh: NVCC
Sadec team của thương hiệu Sadec District (ảnh chụp thời điểm trước ngày 27.4 chưa bùng phát dịch COVID-19). Ảnh: NVCC
Chị từng nói, muốn hiểu về một vùng đất thì hãy đến 3 nơi: Chợ dân sinh, đám cưới, đám tang. Hãy nói về chợ. Không gian này có ý nghĩa thế nào trong cả ký ức và hoạt động sáng tạo của chị?

- Chợ là trái tim của một vùng đất. Bước qua cổng làng, ngôi chợ như một lời chào đón khách phương xa, nơi trao đổi cả vật chất lẫn tinh thần, là trung tâm truyền thông của làng xã, một bảo tàng sống về sản vật, âm thanh, mùi vị và cả kiến trúc nữa (nếu như những mái lá, mái ngói chợ quê không bị tàn nhẫn phá đi hàng loạt để xây hàng loạt chợ cửa nhôm kính).

Tôi vào chợ để thưởng thức những thứ thật nhất của đời sống: Tiếng rao, mặc cả và cả vài câu chửi vui vui đặc thù vùng miền, những bức tranh nhỏ độc đáo về màu sắc và hình khối, cách các bà các chị vận chuyển, sắp xếp, đóng gói rất đẹp và khoa học như thế nào từ những những chồng sọt cao ngất ngưởng tới mớ chén bát các loại, từ những bó lá chuối cồng kềnh cho tới bó rau thơm nhỏ xíu... Tôi học được cách sắp xếp tuần tự các gian hàng, dẫn dắt ta đi từ giác quan này đến giác quan khác. Tại sao đầu chợ luôn là hàng hoa mà không phải là hàng thịt? Sáng sớm bước vào chợ, chúng ta sẽ muốn nhìn thấy đầu tiên cái lúm đồng tiền của cô hàng hoa hay bộ mặt đỏ gay bốp chát của bà bán thịt? Nếu ở chợ vùng bắc Thái Lan, nơi người dân tiếp xúc với khách du lịch tứ xứ, tôi học được sự xếp hàng ấn tượng, cực kỳ bắt mắt thì ở chợ địa phương Lào, tôi được thấy sức hấp dẫn không hề thua kém từ sự mộc mạc không son phấn, giản dị như người dân ở đó vậy. Chợ phiên vùng cao thực sự là một ngày hội, tôi hiểu được màu sắc, họa tiết trong trang phục có liên quan thế nào tới lối sống và tín ngưỡng của đồng bào nơi đây.

Chị đã làm giám khảo cho Việt Nam Design Week lần thứ nhất. Chị cảm nhận thế nào về tiềm năng sáng tạo cũng như hạn chế của các bạn trẻ Việt Nam qua cuộc thi? 

- Cuộc thi thiết kế Vietnam Design Week lần đầu tiên có thể chưa đánh giá đúng và đủ tiềm năng của các bạn trẻ, nhưng với một số lượng bài thi tương đối đông đảo ở đầy đủ các lĩnh vực, tôi tin vào mức độ quan tâm tới những thiết kế Created & Crafted in Vietnam của thế hệ trẻ và rất trẻ sẽ ngày càng sâu sắc và đa dạng. Các bạn đã có những trăn trở thích đáng cho thời cuộc, đã có những manh nha ý tưởng, nhưng phần lớn các bạn chưa có được phương pháp triển khai, diễn giải chúng một cách sáng sủa, mạch lạc và thuyết phục. Đấy thực sự là một kỹ năng cần phải học, suy nghĩ và quan sát kỹ lưỡng, nghiêm túc.

Vậy chị có thể chia sẻ và nhắn nhủ đôi điều với các nhà thiết kế trẻ khi hoạt động sáng tạo trong môi trường cởi mở và ít nhiều thuận lợi hiện nay?

- Tôi mong chờ những thiết kế, ý tưởng sống động và tươi trẻ của NGÀY HÔM NAY dựa trên sự tìm tòi có chọn lọc, sự tinh giản có ý tứ, sự cô đọng ‘có nghề’ về hành trình tìm lại truyền thống bằng cách này hay cách khác, tạo ra được MẬT MÃ TRUYỀN THỐNG của riêng mình. Đó luôn là chìa khoá thành công cho những sáng tác của ngày hôm nay và nhiều năm sau nữa.

Cảm ơn những chia sẻ của chị!


Hà Chi (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tin văn hóa trong tuần: Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường nhận con nuôi thứ 9

Hạ Âu |

Văn hoá – giải trí trong tuần nổi bật với thông tin nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường tiếp tục nhận con nuôi thứ 9.

Những lần Rosé - Blackpink tỏa sáng với đầm của Nhà thiết kế Công Trí

THU HƯƠNG |

Sau “On The Ground”, Rosé - Blackpink tiếp tục khiến fan Việt Nam phấn khích khi diện đầm của Nhà thiết kế (NTK) Công Trí trong MV "Gone".

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường chính thức nói về lý do nhận con nuôi thứ 8

Thái An |

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường phản hồi chính thức về lý do quyết định nhận con nuôi thứ 8, tên thân mật ở nhà là Sóc, tên thật là Đỗ Phạm Gia Linh.

Nàng Á hậu "ở ẩn" 4 năm trị bệnh đã trở lại là nhà thiết kế thời trang

ĐÔNG DU |

Sau 4 năm "ở ẩn" để điều trị bệnh cường giáp, Á hậu Trương Tri Trúc Diễm cho biết sức khỏe của cô hiện ổn định và có thể trở lại hoạt động nghệ thuật.

Nhà thiết kế Cần Thơ mang bộ sưu tập áo dài "Mai vàng Yên tử" tới Festival

AN NHIÊN |

Festival áo dài là sự kiện quy mô và ý nghĩa nhằm tôn vinh di sản áo dài Việt Nam, với sự tham gia của các nhà thiết kế tên tuổi ở Việt Nam thực hiện. Trong số này, nhà thiết kế Huệ Thi đến từ Cần Thơ vinh dự góp mặt với BST mang tên “Mai vàng Yên Tử - Sắc màu non thiêng”.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Tin văn hóa trong tuần: Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường nhận con nuôi thứ 9

Hạ Âu |

Văn hoá – giải trí trong tuần nổi bật với thông tin nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường tiếp tục nhận con nuôi thứ 9.

Những lần Rosé - Blackpink tỏa sáng với đầm của Nhà thiết kế Công Trí

THU HƯƠNG |

Sau “On The Ground”, Rosé - Blackpink tiếp tục khiến fan Việt Nam phấn khích khi diện đầm của Nhà thiết kế (NTK) Công Trí trong MV "Gone".

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường chính thức nói về lý do nhận con nuôi thứ 8

Thái An |

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường phản hồi chính thức về lý do quyết định nhận con nuôi thứ 8, tên thân mật ở nhà là Sóc, tên thật là Đỗ Phạm Gia Linh.

Nàng Á hậu "ở ẩn" 4 năm trị bệnh đã trở lại là nhà thiết kế thời trang

ĐÔNG DU |

Sau 4 năm "ở ẩn" để điều trị bệnh cường giáp, Á hậu Trương Tri Trúc Diễm cho biết sức khỏe của cô hiện ổn định và có thể trở lại hoạt động nghệ thuật.

Nhà thiết kế Cần Thơ mang bộ sưu tập áo dài "Mai vàng Yên tử" tới Festival

AN NHIÊN |

Festival áo dài là sự kiện quy mô và ý nghĩa nhằm tôn vinh di sản áo dài Việt Nam, với sự tham gia của các nhà thiết kế tên tuổi ở Việt Nam thực hiện. Trong số này, nhà thiết kế Huệ Thi đến từ Cần Thơ vinh dự góp mặt với BST mang tên “Mai vàng Yên Tử - Sắc màu non thiêng”.