NSƯT Việt Hoàn: Được hát về lịch sử, về đất nước, tôi tự hào vô cùng

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện) |

Không khí của ngày Quốc khánh 2.9 luôn mang âm hưởng của lịch sử hào hùng. Những ngày này, nhiều thế hệ khán giả muốn lắng lòng trong những ca khúc Cách mạng, những giai điệu mang dấu ấn của một thời oanh liệt, hiển vinh của dân tộc, khi cả đất nước trải qua gian lao, bom đạn. Để thấy, giá trị của độc lập, của hai chữ Quốc khánh - linh thiêng đến nhường nào.

Nhân dịp này, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với NSƯT Việt Hoàn. Anh gắn bó với dòng nhạc Cách mạng, nhạc đỏ trong suốt hành trình sự nghiệp.

Chắc hẳn những ngày này, NSƯT Việt Hoàn nhận được nhiều lời mời biểu diễn cho các lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh. Anh thường thích hát những ca khúc nào trong dịp này?

- Đã là một người nghệ sĩ đứng trên sân khấu, tất cả các ca khúc được giao, đặc biệt là các ca khúc Cách mạng, thì bài nào tôi cũng yêu thích. Tôi không thể chọn bài mình thích nhất, nhưng giọng hát của tôi thiên về màu nhạc trữ tình, ví dụ như bài "Đất nước" hay "Tấm áo mẹ vá năm xưa". Những bài hát mang âm hưởng dân gian phù hợp với tôi và làm tôi có cảm xúc hơn.

Trong sự nghiệp của mình, hẳn anh đã nhiều lần hát những ca khúc Cách mạng hào hùng như: "Giai điệu Tổ quốc", "Tổ quốc gọi tên mình", "Màu hoa đỏ"... Cảm xúc của anh mỗi khi hát những ca khúc cách mạng có thay đổi theo thời gian?

- Mỗi lần biểu diễn trên sân khấu, cảm xúc của ca sĩ luôn có những cái mới, sự sâu thẳm thoát ra từ ca từ và những nốt nhạc mà người nghệ sĩ sáng tạo nên. Nhạc sĩ đã dành những cảm xúc thiêng liêng khi hướng về Tổ quốc, hướng sự tri ân cho thế hệ những anh hùng đã ngã xuống, cho những người mẹ, người vợ đi qua chiến tranh... Tôi chỉ là người thể hiện ca khúc.

Qua mỗi lần hát, tôi cố gắng hát hay hơn. Qua thời gian, khi đã được tôi luyện, được trải qua những lần biểu diễn còn chập chững, được đọc nhiều hơn về lịch sử... Tôi thấy mình hát tốt hơn, cảm thụ được tác phẩm tốt hơn.

NSƯT Việt Hoàn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
NSƯT Việt Hoàn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh có thể chia sẻ những kỷ niệm về ca khúc mình đặc biệt yêu thích trong sự nghiệp?

- Tôi nhớ có một lần hát ở nước ngoài. Khi tôi trình diễn bài "Tấm áo mẹ vá năm xưa", mọi người ủng hộ và nồng nhiệt vỗ tay. Có một bác người Việt sống ở nước ngoài đã lên ôm chặt lấy tôi và tặng hoa. Bác bật khóc và nói dù lâu rồi chưa về thăm quê, nhưng qua bài hát đó bác như thấy quê hương hiện hữu, và bác rất nhớ mẹ. Đó là một trong những bài hát mà tôi đã diễn ở nhiều sân khấu, lần nào khán giả cũng xúc động.

Khi cất tiếng hát về lịch sử, về Cách mạng, về tình yêu quê hương đất nước, anh cảm nhận khán giả đón nhận như thế nào?

- Năm 1985, tôi có theo đoàn lên biên giới phía Bắc, đến tham quan khu di tích lịch sử, nhìn những cái vết đạn trên bờ tường còn ghim lại, ở đó, giữa những mảnh vỡ của bờ tường lại có một cành hoa sim nhỏ mọc lên. Tôi nhớ đến bài hát "Hoa sim biên giới" của nhạc sĩ Minh Quang, cũng là ca khúc mà tôi biểu diễn cho các chiến sĩ bộ đội biên phòng. Lần đó, tôi hát một ca khúc mà tôi được cảm thấy, được trực tiếp nhìn thấy hình ảnh hoa sim nở trên những vết đạn để lại, tôi hát với rất nhiều cảm xúc chân thực.

Thời ấy không có nhiều phương tiện giải trí, thiết bị điện tử như bây giờ. Các chiến sĩ lâu lắm mới có một đêm nghệ thuật, nên khi thấy ca sĩ hát họ luôn vỗ tay, vỗ tay mãi không thôi để ca sĩ hát tiếp. Có những bài hát tôi hát lại một đoạn đến 3 - 4 lần, tôi cứ đi vào, khán giả vỗ tay tôi lại đi ra, hát lại.

Trên thị trường âm nhạc có rất nhiều dòng nhạc, trong đó nhạc Cách mạng cũng như nhạc truyền thống đang phải đối diện với cuộc cạnh tranh lớn khi các trào lưu âm nhạc thế giới tác động mạnh mẽ đến thị hiếu khán giả trẻ Việt Nam. Anh đánh giá thế nào về sức sống của nhạc Cách mạng trước sự cạnh tranh của các thể loại Rap, Ballad... đang được giới trẻ yêu thích hiện nay?

- Tôi cho rằng nghệ thuật là trăm hoa đua nở. Nhạc nhẹ, nhạc đương đại có thể mang tính giải trí, còn nhạc cổ điển, thính phòng hay nhạc đỏ, dòng nhạc Cách mạng là để phục vụ cho đất nước, cho Tổ quốc, và trên hết là phục vụ cho người dân Việt Nam. Đó là dòng nhạc mà Việt Hoàn hay Trọng Tấn, Anh Thơ, Đăng Dương và nhiều ca sĩ khác theo đuổi. Tôi nghĩ ở đây không có sự cạnh tranh, vì tùy độ tuổi người ta lại nghe những dòng nhạc khác nhau. Lúc 10 tuổi ta thích nghe nhạc thiếu nhi, 20 - 30 tuổi thì thích nghe nhạc nhẹ, và nhiều khán giả trên 40 tuổi thích nghe nhạc Cách mạng.

Nhiều khán giả nói từ 35 tuổi trở đi, họ thích nghe những bài nhạc ca ngợi quê hương, đất nước. Dòng nhạc đỏ, dòng nhạc cách mạng sẽ không thể bị lấn át bởi bất kỳ dòng nhạc nào. Hồn cốt Việt Nam thấm đẫm trong trái tim mỗi người dân nên dòng nhạc này sẽ không bao giờ mất.

Ca sĩ Đăng Dương, Trọng Tấn và Việt Hoàn (từ trái qua) để lại dấu ấn sâu sắc khi hát dòng nhạc Cách mạng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ca sĩ Đăng Dương, Trọng Tấn và Việt Hoàn (từ trái qua) để lại dấu ấn sâu sắc khi hát dòng nhạc Cách mạng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Có khoảng thời gian, người ta lo lắng, âm nhạc hội nhập với rất nhiều thể loại mới mẻ, bắt tai, hiện đại... như R&B, Pop, Hip-Hop có thể lấn át nhạc truyền thống, nhạc Cách mạng. Anh đã bao giờ lo lắng về điều này?

- Tôi có một niềm tin rằng ở đâu có người Việt thì sẽ có những ca sĩ hát nhạc Việt. Bản thân tôi là một người cởi mở trong âm nhạc khi thử sức với các thể loại âm nhạc khác nhau, từ nhạc nhẹ, cải lương, nhạc đỏ, Bolero. Tôi cũng ngưỡng mộ nhiều ca sĩ trẻ như: Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn, Hòa Minzy, Tiên Tiên, Đen Vâu... Tôi thấy các em rất giỏi, và họ đại diện cho thế hệ trẻ. Theo tôi, dòng nhạc đỏ, nhạc Cách mạng và nhạc của giới trẻ sẽ luôn đi song song, không thể lấn át nhau.

Người Việt yêu âm nhạc, họ nghe cả dòng nhạc trẻ, Bolero, dòng nhạc Cách mạng. Và bạn cứ là một người nghệ sĩ chân chính, một người có tài năng, người có tâm hồn đẹp thì chắc chắn sẽ có khán giả theo dõi bạn.

Tôi nghe nhạc nhiều, cả những ca sĩ trẻ như: Hoàng Yến Chibi, Hoàng Thùy Linh, Rap - tôi có nghe nhạc của Đen Vâu. Tôi cũng mê lắm vì mỗi lần mở bài "Để Mị nói cho mà nghe", cả 4 bố con tôi đều nhảy nhót, mở âm lượng thật to. Tôi ở ngoại ô, thỉnh thoảng cũng được mở nhạc to, nên tôi thích nghe nhạc trẻ.

Bản thân các nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc Cách mạng, nhạc mang âm hưởng quê hương đất nước như anh, hay Anh Thơ, Trọng Tấn... có chịu sức ép phải đổi mới, phải có những bản phối mới cập nhật hơn với thị hiếu, thị trường?

- Đây là câu hỏi mà tôi rất thích. Sự đổi mới là nhiệm vụ chính của nghệ sĩ. Ngày nay, ta không thể trình diễn phiên bản "Chào em cô gái Lam Hồng” của những năm 1960 - 1970. Bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng” mang tinh thần của những năm tháng ấy, nhưng giờ phải được thể hiện bằng sự nồng nàn và tươi trẻ của những người hôm nay.

Đặc biệt, không thể để khán giả nghe đi nghe lại một bản phối, một bản hòa âm xưa cũ mãi. Người nhạc sĩ phối khí cho tôi phải làm sao để bản phối hay hơn những năm trước, còn nhiệm vụ của tôi là phải khai thác sâu hơn bài hát đó, thay đổi câu hát ra vào để khán giả thấy đó là bài hát cũ nhưng có phong cách mới.

Sự sáng tạo của nghệ sĩ khiến những ca khúc không nhàm chán. Có rất nhiều bài nhạc Cách mạng như: “Bài ca hy vọng”, “Bài ca người giáo viên nhân dân”, mỗi ca sĩ lại hát theo một phong cách khác nhau. Tôi thấy các ca sĩ càng về sau càng hát hay hơn.

Có ý kiến cho rằng các ca sĩ trẻ hát dòng nhạc đỏ, nhạc Cách mạng không có sự hào hùng, cảm xúc như thế hệ ca sĩ gạo cội. Quan điểm của anh như thế nào?

- Tôi may mắn được học ở trong nhạc viện và học những người thầy cô giỏi như cô Lê Dung, thầy Gia Khánh, thầy Quang Thọ... Các thầy cô đã chứng kiến cuộc chiến tranh của đất nước, họ hiểu về con người Việt Nam trong những ngày tháng gian khổ. Sau đó, các thầy cô truyền tải lại cho tôi. Cá nhân tôi cũng là thế hệ cuối cùng trải qua cuộc sống bao cấp, được nhìn thấy đất nước trong những năm tháng gian lao, tôi hiểu và thấm thía những ca từ trong bài mình hát.

Thế hệ ca sĩ trẻ, các em hát rất hay, giọng rất tốt, chỉ là thiếu sự trải đời, kinh nghiệm sống như những người đi trước. Sau một thời gian nữa, các ca sĩ trẻ đọc nhiều sách hơn, tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử, chắc chắn các bạn sẽ hát hay hơn. Chưa kể ngoài giọng hát tốt hơn, hình thức của các em ưa nhìn, đẹp hơn thế hệ của tôi nhiều.

Cảm xúc của nghệ sĩ chi phối rất lớn đến cách họ hát. Cảm xúc lớn nhất của NSƯT Việt Hoàn khi hát nhạc Cách mạng?

- Tuyệt vời lắm, tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Bao tháng năm lịch sử hiện ra trong từng câu hát, tôi hát lên rất thấm thía.(Tôi muốn truyền tải những cảm xúc ấy, truyền tải tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc trong từng câu, từng chữ khi hát lên.

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Anh Đào: "Là diễn viên, nếu không nổi tiếng sẽ nghèo"

MI LAN - HUYỀN CHI (thực hiện) |

Diễn viên Anh Đào đang góp mặt trong bộ phim "Vui lên nào anh em ơi". Cô là gương mặt đã quen thuộc với khán giả truyền hình, từng tham gia nhiều tác phẩm như "Lối về miền hoa", "Đấu trí", "Gặp em ngày nắng". Trên màn ảnh rộng, cô ra mắt với vai thi sĩ Đoàn Thị Điểm trong phim "Hồng Hà nữ sĩ".

Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn: Nhiều thông điệp từ hình ảnh “ánh sao vàng soi đường” trong bài hát về Báo Lao Động

hiền hương (thực hiện) |

Đại tá, nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn - Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã sáng tác ca khúc “Hành khúc Lao Động” nhân dịp kỷ niệm 90 năm Báo Lao Động ra số báo đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2019). Trước thềm kỷ niệm 95 năm - dấu mốc mới trên chặng đường lịch sử của Báo Lao Động, phóng viên có cuộc trò chuyện với Đại tá, nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn về những câu chuyện xoay xung quanh bài hát truyền thống của Báo.

Diễn viên Maya: Tôi cũng thấy tiếc cho mình

Mi Lan - huyền chi (thực hiện) |

Đi qua nhiều thăng trầm, từng vướng không ít ồn ào, diễn viên Maya trở lại đóng phim truyền hình và nhận phản hồi tích cực.

Một huyện ở Nam Định giảm 4 xã sau sắp xếp đơn vị hành chính

Vương Trần |

Nam Định - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, huyện Vụ Bản có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 1 thị trấn (giảm 4 xã).

Sự đối nghịch ở các rạp chiếu phim dịp nghỉ lễ 2.9

NGUYỄN ĐẠT |

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9, nhiều cụm rạp ghi nhận số lượt khách xem phim tăng cao, trong khi đó một số rạp lại chứng kiến tình trạng thưa thớt, vắng vẻ.

2 kình ngư của Việt Nam hụt huy chương Paralympic 2024

HOÀNG HUÊ |

Hai kình ngư Lê Tiến Đạt và Đỗ Thanh Hải lọt top 5 chung kết bơi ếch 100m nam - hạng thương tật SB5 tại Paralympic 2024 và không thể có huy chương.

Cháy trên đỉnh dốc Cun

Đặng Tình |

Hòa Bình - Sáng 2.9, Công an huyện Cao Phong xác nhận vừa xảy ra vụ cháy cửa hàng sửa chữa xe máy tại khu vực đỉnh dốc Cun ven Quốc lộ 6.

Mâm cơm giỗ Bác ngày Tết Độc lập

Nhật Hồ |

Mỗi năm, vào dịp 2.9, người dân xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đều làm mâm cơm giỗ Bác tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Anh Đào: "Là diễn viên, nếu không nổi tiếng sẽ nghèo"

MI LAN - HUYỀN CHI (thực hiện) |

Diễn viên Anh Đào đang góp mặt trong bộ phim "Vui lên nào anh em ơi". Cô là gương mặt đã quen thuộc với khán giả truyền hình, từng tham gia nhiều tác phẩm như "Lối về miền hoa", "Đấu trí", "Gặp em ngày nắng". Trên màn ảnh rộng, cô ra mắt với vai thi sĩ Đoàn Thị Điểm trong phim "Hồng Hà nữ sĩ".

Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn: Nhiều thông điệp từ hình ảnh “ánh sao vàng soi đường” trong bài hát về Báo Lao Động

hiền hương (thực hiện) |

Đại tá, nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn - Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã sáng tác ca khúc “Hành khúc Lao Động” nhân dịp kỷ niệm 90 năm Báo Lao Động ra số báo đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2019). Trước thềm kỷ niệm 95 năm - dấu mốc mới trên chặng đường lịch sử của Báo Lao Động, phóng viên có cuộc trò chuyện với Đại tá, nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn về những câu chuyện xoay xung quanh bài hát truyền thống của Báo.

Diễn viên Maya: Tôi cũng thấy tiếc cho mình

Mi Lan - huyền chi (thực hiện) |

Đi qua nhiều thăng trầm, từng vướng không ít ồn ào, diễn viên Maya trở lại đóng phim truyền hình và nhận phản hồi tích cực.