NSND Tạ Minh Tâm: Hát “Đất nước trọn niềm vui” cảm xúc nhất khi đứng ở Trường Sa

Hiền An (thực hiện) |

Gần 5 thập kỉ qua, tên tuổi của NSND Tạ Minh Tâm gắn với ca khúc “Đất nước trọn niềm vui”. Nghệ sĩ cho biết anh thể hiện tác phẩm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trước những đối tượng khán giả khác nhau, nhưng lần nào cũng đầy ắp kỷ niệm và cảm xúc.

Vài ngày trước khi NSND Tạ Minh Tâm lên đường đi Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2023), phóng viên Lao động có buổi trò chuyện với anh.

NSND Tạ Minh Tâm chia sẻ trong mỗi chuyến công tác tại hải đảo xa xôi hay đến những vùng quê nghèo khó trên khắp đất nước, nghệ sĩ vẫn luôn nhận được đề nghị hát các ca khúc cách mạng, và tác phẩm được yêu cầu nhiều nhất là "Đất nước trọn niềm vui" (sáng tác: nhạc sĩ Hoàng Hà).

“Ca khúc Đất nước trọn niềm vui mang lại cho tôi nhiều thứ”

Ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" đã theo anh gần 5 thập kỉ. Anh thể hiện tác phẩm trong nhiều hoàn cảnh và thời điểm lịch sử khác nhau. Khi hát ở Trường Sa, cảm xúc của anh có gì đặc biệt?

- Năm nào cũng vậy, vào dịp 30.4, tôi sẽ tham gia vào nhiều sự kiện, chương trình nghệ thuật để kỷ niệm ngày lễ quan trọng của đất nước. Năm nay, tôi sẽ đi cùng UBND Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM ra Trường Sa.

Với Trường Sa, đây là lần thứ 5 tôi vinh dự được có mặt tại đây. Tôi vẫn tiếp tục mang giọng hát của mình để gửi tặng các cán bộ, chiến sĩ ở vùng đất thân thương này.

Khi đặt chân lên hòn đảo có vị trí địa lí, lịch sử quan trọng của Tổ quốc, cảm xúc trong tôi đã rất đặc biệt. Sóng biển vỗ mạnh, gió lồng lộng, khung cảnh nên thơ và những con người chân chất, dung dị sống nơi hải đảo xa xôi khiến cho ai tới đây đều dâng lên những rung cảm mãnh liệt.

Mỗi lần hát ở Trường Sa là một cảm xúc mới. Đặc biệt là với bài hát "Đất nước trọn niềm vui" càng trở nên ý nghĩa hơn khi được vang lên ở nơi đầu sóng ngọn gió. Thời điểm nào đến đây, tôi cũng mang trong mình những kỷ niệm khó quên.

Và lần nào hát "Đất nước trọn niềm vui" ở Trường Sa, với tôi, cũng đặc biệt và cảm xúc nhất.

Anh từng chia sẻ đã thể hiện nhạc phẩm "Đất nước trọn niềm vui" hàng nghìn lần. Đâu là kỷ niệm để lại ấn tượng lớn nhất với anh đến thời điểm này?

- Mỗi lần tôi hát ca khúc này là một sân khấu khác, khán giả khác và thời điểm khác. Vì vậy, cảm xúc trong tôi cũng không bao giờ giống nhau.

Tôi nhớ nhất là vào tháng 2.2021, tôi có lịch biểu diễn quan trọng tại chương trình “Khát vọng - Tỏa sáng” chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng.

Trước ngày ra Hà Nội, tôi bị đau ruột thừa phải nhập viện cấp cứu. Sau ca mổ kéo dài 3 tiếng, bác sĩ đề nghị tôi phải ở lại bệnh viện để theo dõi trong 10 ngày. Tuy nhiên, do lịch trình biểu diễn gấp rút, tôi đã quyết định không nghỉ ngơi mà bay ra Hà Nội luôn.

Khi đó, tôi hát trong tình trạng bụng vẫn đau. Nhưng may mắn là buổi biểu diễn diễn ra thuận lợi, trọn vẹn. Sau đó, tôi trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị. Nhắc lại kỷ niệm này, tôi vẫn không sao quên được. Trong sự nghiệp ca hát, người nghệ sĩ ai cũng trải qua những lần vì công việc mà quên đi sức khỏe bản thân như vậy.

Nhắc đến NSND Tạ Minh Tâm, người ta sẽ nghĩ ngay đến "Đất nước trọn niềm vui". Nhạc phẩm này đã mang lại giá trị thương hiệu cho anh?

- Đúng như bạn nói, ca khúc này tạo nên tên tuổi của tôi, đó là giá trị lớn nhất trong cuộc đời của một người nghệ sĩ.

Tất nhiên, sự nghiệp ca hát của tôi, ngoài "Đất nước trọn niềm vui", còn có nhiều ca khúc cách mạng khác như: "Đường chúng ta đi", "Tổ quốc gọi tên mình", "Ngọn đèn đứng gác", "Nổi lửa lên em", "Sông Lô", "Giai điệu Tổ quốc"...

Tuy nhiên, "Đất nước trọn niềm vui" là ca khúc mang lại cho tôi nhiều thứ, quan trọng nhất là sự yêu mến, đón nhận của công chúng ở nhiều thế hệ. Tôi nghĩ vậy là đủ rồi!

NSND Tạ Minh Tâm gắn liền với ca khúc “Đất nước trọn niềm vui“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
NSND Tạ Minh Tâm gắn liền với ca khúc “Đất nước trọn niềm vui“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
NSND Tạ Minh Tâm trong chuyến đi Trường Sa hồi tháng 4.2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp
NSND Tạ Minh Tâm trong chuyến đi Trường Sa hồi tháng 4.2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp
NSND Tạ Minh Tâm trong chuyến đi Trường Sa hồi tháng 4.2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Con, cháu tôi vẫn thích nghe nhạc cách mạng"

Qua mỗi thời kì, những ca khúc cách mạng thường có những sứ mệnh khác nhau. Theo anh, sứ mệnh của dòng nhạc cách mạng trong thời bình sẽ như thế nào? 

- Trong thời chiến tranh, dòng nhạc cách mạng là vũ khí chiến đấu cùng các chiến sĩ, góp phần làm nên chiến thắng cuối cùng. Ở thời bình, dòng nhạc cách mạng góp phần củng cố niềm tin, ôn lại quá khứ bi hùng của cha anh.

Trong những giai đoạn khó khăn nhất, những ca khúc cách mạng giúp chúng ta nhớ về tinh thần hi sinh, quả cảm của lớp người cũ để luôn giữ vững lí tưởng, cống hiến cho Tổ quốc ngày một giàu mạnh hơn. Khi nghe những ca khúc này, ai ai cũng tin tưởng rằng khó khăn mấy rồi cũng qua đi và hạnh phúc sẽ tới.

Nếu nói những ca khúc cách mạng chỉ dành cho ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi, đã đi qua giai đoạn chiến tranh - hòa bình. Còn thế hệ Gen Z, họ sẽ không thấm thía hết được cảm xúc của dòng nhạc này. Anh nghĩ như thế nào? 

- Tôi không nghĩ vậy đâu! Giới trẻ ngày nay cũng không hẳn là không nghe các ca khúc cách mạng. Bởi vì những bài hát cũ, càng theo thời gian, càng bồi đắp những giá trị lớn lao về tinh thần. Tất nhiên, đến một lúc nào đó, người ta cũng sẽ ít nghe các bài nhạc xưa cũ. Đó là quy luật tự nhiên của bất kì dòng nhạc nào, không chỉ nhạc cách mạng.

Nhưng đó không phải là sự quay lưng hay đoạn tuyệt với các giá trị truyền thống. Nếu hiểu đúng hơn, đó là sự lắng đọng. Và khi người ta nhắc lại, nghe lại, chứng tỏ các tác phẩm đó là bất tử, bất hủ. Nhiều năm trước, người ta tự hỏi mai sau nghệ sĩ hay khán giả, còn ai nghe, hát nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn hay không. Nhưng thực tế chứng minh rằng, tên tuổi của các nhạc sĩ và những bài hát của họ vẫn trường tồn, bất biến theo thời gian. Huống hồ, đây là cả một dòng nhạc, một kho tàng đồ sộ.

Những người có kinh nghiệm hay gắn bó với đời sống âm nhạc trong thời gian dài sẽ hiểu nhất về điều này. Vài trăm năm trôi qua, cả thế giới vẫn nghe nhạc, nghiên cứu các tác phẩm của Mozart. Tôi không có ý định so sánh một cách khiên cưỡng. Nhưng tôi nói như vậy để khẳng định rằng, một tác phẩm hay không bao giờ chết đi. Có thể ca khúc đó ít được nghe nhưng nó vẫn luôn là tác phẩm quý nằm trong kho tàng chung của nhân loại.

Những nơi anh đã đi qua, khán giả thể hiện sự yêu thích các ca khúc cách mạng ra sao?

- Con, cháu của tôi đều rất thích những ca khúc cách mạng. Ví dụ thật đơn giản, mọi người dạo qua các quán karaoke, người ta vẫn thích hát những bài như: "Đất nước trọn niềm vui", "Năm anh em trên một chiếc xe tăng"... Đời sống âm nhạc phong phú lắm! Không phải các bạn trẻ thích nhạc giải trí thì những dòng nhạc khác vô nghĩa.

Có thể như bạn nói, giới trẻ bây giờ ít nghe nhạc cách mạng hơn bởi vì mỗi ngày có bao nhiêu ca khúc phát hành, ca sĩ mới ra mắt. Trong một ngày, người ta không có đủ thời gian để nghe trọn tất cả các thể loại nhạc. Nhưng trong các dịp đặc biệt, người ta vẫn nghe, vẫn hát nhạc cách mạng. Vậy là đủ!

Trên một số nền tảng mạng xã hội, nhiều bạn trẻ nhảy múa trên nền nhạc cách mạng hoặc remix các ca khúc này. Góc nhìn của anh?

- Cái đó tôi không phản đối. Trong sự học, tôi yêu cầu nghiêm túc, chuyên sâu. Còn ngoài đời sống xã hội, các bạn trẻ thích gì họ sẽ làm. Đúng sai đã có khán giả nhận định.

Nhiều người cũng cho rằng làm mới ca khúc cách mạng để tiếp cận rộng rãi với giới trẻ hơn, bằng cách thực hiện các bản phối khác nhau, remix, rock-rap hóa... Trên thực tế, có khán giả thích và cũng không ít người chê. Bởi nhạc cách mạng gắn liền với một giai đoạn hào hùng của dân tộc, thể hiện tình cảm mãnh liệt của người dân.

Vì thế, nếu chúng ta làm mới một cách thô bạo, mọi thứ sẽ phản tác dụng. Thế nên, trong những lần thể hiện "Đất nước trọn niềm vui", tôi từng phối lại nhưng vẫn trên nền tinh thần, cảm xúc cũ.

Nhìn lại chặng đường dài đã đi qua với âm nhạc, cảm xúc lớn nhất của anh ra sao?

- Ở mỗi giai đoạn và tùy vào quan điểm của từng người mà khái niệm về thành công cũng khác nhau. Tôi cảm thấy mình may mắn nhiều hơn. May mắn vì ở thời điểm nào trong cuộc đời, tôi cũng nỗ lực. Không chỉ trong âm nhạc, tôi còn thử sức mình với phim ảnh, thực hiện liveshow...

Bây giờ, tôi là người đã hết hạn sử dụng về mặt hành chính rồi (cười). Tôi đi dạy, nói chuyện với học trò, đi hát... Công việc cũng nối đuôi nhau liên tục, không còn cố định theo một thời khóa biểu như trước đây.

Ở thời điểm nào trong cuộc đời, tôi vẫn hát để vui và vui khi hát.

Hiền An (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

NSND Khải Hưng: "Với phim truyền hình, tôi chỉ giống như người xây nhà cấp 4"

Hiền Hương (thực hiện) |

Những năm 1990, đạo diễn - NSND Khải Hưng giữ vị trí Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình, ông là người đặt nền móng cho dòng phim truyền hình có những cú bứt phá để làm nên dấu ấn lịch sử trên giờ vàng dành cho phim Việt. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Khải Hưng về hành trình biến đổi của phim truyền hình.

NSND Lê Khanh: Làm nghệ thuật không được ảo giác về vinh quang

Hào Hoa (thực hiện) |

NSND Lê Khanh được mệnh danh là bà hoàng của sân khấu kịch một thời. Chị đảm nhận những vai kinh điển như Đan Thiềm (vở Vũ Như Tô), Lý Chiêu Hoàng (vở Rừng trúc)... Rời sân khấu, Lê Khanh trở thành nhan sắc trụ cột của loạt phim điện ảnh “Gái già lắm chiêu”. Suốt sự nghiệp của mình, NSND Lê Khanh biến hóa, tỏa sáng với nhiều dạng vai. Chị có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động.

"Tôi hát tuồng, chèo ở Táo Quân để gợi nhắc về sân khấu cổ truyền"

Hiền Hương (thực hiện) |

NSND Tự Long sinh năm 1973, hiện anh giữ chức Phó giám đốc nhà hát chèo Quân Đội. NSND Tự Long được biết đến nhiều nhất với những vai Táo trong chương trình Táo Quân. NSND Tự Long thừa nhận, dù gắn bó với chèo lâu năm, nhưng thương hiệu cá nhân anh có được lại nhờ từ truyền hình. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Tự Long về hiện trạng ngày càng mai một của sân khấu chèo.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm phụ trách Bệnh viện Việt Đức

Thùy Linh |

Từ ngày 1.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Việt Đức.

Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 32C, 4 người thương vong

Tô Công |

Phú Thọ - Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra trên tuyến Quốc lộ 32C, đoạn qua huyện Cẩm Khê khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.

Đặc sản 'lục bửu' từ trai lấy ngọc ít người biết ở Phú Quốc

Lục Tùng |

Nhiều người bị mê hoặc bởi vẻ của ngọc trai Phú Quốc, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ăn từ thịt trai sau khi khai thác ngọc.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng: "Liệu hồn. Lại ra đó mà đề đóm"...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.


NSND Khải Hưng: "Với phim truyền hình, tôi chỉ giống như người xây nhà cấp 4"

Hiền Hương (thực hiện) |

Những năm 1990, đạo diễn - NSND Khải Hưng giữ vị trí Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình, ông là người đặt nền móng cho dòng phim truyền hình có những cú bứt phá để làm nên dấu ấn lịch sử trên giờ vàng dành cho phim Việt. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Khải Hưng về hành trình biến đổi của phim truyền hình.

NSND Lê Khanh: Làm nghệ thuật không được ảo giác về vinh quang

Hào Hoa (thực hiện) |

NSND Lê Khanh được mệnh danh là bà hoàng của sân khấu kịch một thời. Chị đảm nhận những vai kinh điển như Đan Thiềm (vở Vũ Như Tô), Lý Chiêu Hoàng (vở Rừng trúc)... Rời sân khấu, Lê Khanh trở thành nhan sắc trụ cột của loạt phim điện ảnh “Gái già lắm chiêu”. Suốt sự nghiệp của mình, NSND Lê Khanh biến hóa, tỏa sáng với nhiều dạng vai. Chị có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động.

"Tôi hát tuồng, chèo ở Táo Quân để gợi nhắc về sân khấu cổ truyền"

Hiền Hương (thực hiện) |

NSND Tự Long sinh năm 1973, hiện anh giữ chức Phó giám đốc nhà hát chèo Quân Đội. NSND Tự Long được biết đến nhiều nhất với những vai Táo trong chương trình Táo Quân. NSND Tự Long thừa nhận, dù gắn bó với chèo lâu năm, nhưng thương hiệu cá nhân anh có được lại nhờ từ truyền hình. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Tự Long về hiện trạng ngày càng mai một của sân khấu chèo.