NSND Khải Hưng: "Với phim truyền hình, tôi chỉ giống như người xây nhà cấp 4"

Hiền Hương (thực hiện) |

Những năm 1990, đạo diễn - NSND Khải Hưng giữ vị trí Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình, ông là người đặt nền móng cho dòng phim truyền hình có những cú bứt phá để làm nên dấu ấn lịch sử trên giờ vàng dành cho phim Việt. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Khải Hưng về hành trình biến đổi của phim truyền hình.

“Tôi chỉ là người làm móng và xây căn nhà cấp bốn”

Thập niên 1990, ông và những cộng sự đầu tiên ở Trung tâm sản xuất phim truyền hình đã đặt nền móng, xây những viên gạch đầu tiên cho phim Việt trên giờ vàng nhằm chống lại sự tấn công ồ ạt của phim ngoại. Ông có còn nhớ những ngày tháng ấy?

- Tôi năm nay đã già, đã ngoài 70 tuổi, tôi chẳng còn nhớ được nhiều điều. Chỉ là, dù về hưu đã lâu, tôi vẫn dõi theo sự phát triển của phim truyền hình Việt.

Với phim truyền hình, tôi và những cộng sự đầu tiên giống như người đặt móng, xây trên đó một căn nhà cấp bốn. Khi tôi nghỉ hưu, thế hệ các đạo diễn sau này đã đập căn nhà cấp bốn ấy đi để xây trên nền móng cũ một ngôi nhà cao tầng đầy đủ tiện nghi, tiệm cận với công nghệ thế giới. Tôi thấy may mắn khi ngôi nhà cao tầng đầy đủ tiện nghi ấy được xây trên nền móng cũ của mình. Chỉ là vậy thôi!

NSND Khải Hưng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
NSND Khải Hưng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Dòng phim gia đình đang phát triển rầm rộ trên màn ảnh nhỏ. Vào những năm 1990, ông đã làm phim về đề tài này, đó là “Mẹ chồng tôi”. Nhưng, nếu “Mẹ chồng tôi” là câu chuyện nhân văn về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, dòng phim gia đình hiện nay lại xoáy sâu khai thác vào mâu thuẫn, kịch tính - “drama”. Theo ông, sự thay đổi này là do tính biến thiên của thời đại, hay do thị hiếu khán giả đã khác đi?

- Do thị hiếu khán giả. Với bộ phim “Mẹ chồng tôi”, khán giả ở độ tuổi U50 - U60 có thể thích, nhưng khán giả trẻ sẽ không thích. Hiện nay, đối tượng khán giả chính của phim truyền hình hướng tới nằm trong độ tuổi khoảng từ U30 - U40. Đây là đối tượng khán giả đang phải vật lộn đối diện với rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hôn nhân khi chịu sức ép từ nhiều phía của đời sống đương đại.

Nhiều người đang phải lo nghĩ đến chuyện giữ chồng, chuyện ngoại tình, đánh ghen... Bởi vậy, đề tài của phim gia đình bây giờ cũng phải cập nhật những vấn đề của đời sống đương đại. Phim nhiều “drama” hơn, từ giật chồng, đánh ghen, ngoại tình, đến mâu thuẫn giữa các thế hệ...

Thời tôi, câu chuyện gia đình sẽ giản dị hơn. Tôi cho rằng, những biến động trong đề tài phim gia đình là tất yếu, gắn liền với những biến động thời cuộc và sự thay đổi trong thị hiếu xem phim của khán giả.

Thời của ông - phim gia đình giản dị, và đề tài trong phim cũng đa dạng, phong phú. Những năm cuối thập niên 1990, đầu 2000 - dòng phim chính luận, phim nông thôn đạt đến hưng thịnh. Hàng loạt tác phẩm về nông thôn tưởng không thu hút khán giả, nhưng lại gây bão màn ảnh như “Ma làng”, “Gió làng Kình”, “Chuyện làng Nhô”... Ông có nghĩ, dòng phim nông thôn, phim chính luận đang gần như biến mất trước sự áp đảo của phim gia đình trên giờ vàng?

- Tôi hiểu cái khó của các đạo diễn phim hiện nay. Đài truyền hình Việt Nam cũng giống như nhiều cơ quan báo chí đã phải bước sang cơ chế tự thu, tự chi. Khi phải tự nuôi mình, chỉ số rating trở nên quan trọng với mọi chương trình.

Phim Việt phát sóng giờ vàng càng phải gánh trên vai trọng trách về rating để thu hút quảng cáo. Những chương trình có thể thu hút quảng cáo như phim truyền hình còn phải “gánh vác” cho nhiều chương trình khoa học, giáo dục kén khán giả. Bởi thế, đề tài nào có rating tốt sẽ được ưu tiên sản xuất, và đề tài gia đình hiện nay đang ăn khách.

Thời của tôi, khán giả cũng có xu hướng thích xem phim nông thôn, phim chính luận. Quả thật thời đó, dòng phim nông thôn phát triển vượt bậc với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng, đã tạo thành thương hiệu riêng, làm nên tên tuổi cho nhiều đạo diễn.

Bối cảnh phim “Ba lẻ một“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bối cảnh phim “Ba lẻ một“. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ở hậu trường phim luôn có nhiều giai thoại, các đạo diễn kể lại rằng, ông là giám đốc rất... “ngầu” và “đầu gấu”. Thời kỳ “xây nhà cấp 4”, ông đã đấu tranh để hãng phim có được từng máy quay phim, đấu tranh để nhiều dự án gây tranh cãi được đưa vào sản xuất, ví dụ “Chuyện làng Nhô” hay “Bí thư tỉnh ủy”...

- Thời ấy chúng tôi làm phim rất nghèo. Khi thành lập, hãng gần như chẳng có tài sản gì, mấy máy quay cũ, lỗi thời. Tôi có sang gặp ban giám đốc Đài nói rằng, với những máy quay như thế, chúng tôi không làm nổi phim. Bây giờ, công nghệ đã được đầu tư, tân tiến hơn rất nhiều.

Tôi vốn là một đạo diễn, chỉ mê làm phim, không hề muốn làm lãnh đạo. Bởi vậy, ngay cả khi ngồi ở vị trí giám đốc, tôi vẫn chỉ nghĩ mình là một người làm phim, tất cả những gì tôi quan tâm và dốc sức chỉ xoay quanh chuyện làm phim.

Bộ phim “Chuyện làng Nhô” có phần kịch bản cập nhật thời sự, rất giống với vụ đất đai đang nóng ở Thái Bình thời điểm ấy. Khi tôi mang phim sang Đài duyệt, anh thư ký biên tập có nói, phim nhạy cảm, không nên phát sóng.

Tôi nói với anh ấy, tôi xin phép được mang phim lên Ban tuyên giáo để xem phim có nhạy cảm không, có thể lên sóng được hay không.

Tôi mang “Chuyện làng Nhô” lên cho ông Trần Hoàn xem. Ông Trần Hoàn khi ấy là Phó trưởng Ban Văn hóa tư tưởng Trung Ương. Xem xong, ông Trần Hoàn nói, “Phim tốt”, ông ký cho phim phát sóng luôn.

Từ đó, dòng phim nông thôn cũng phát triển rực rỡ với “Ma làng”, “Gió làng Kình”... Hay với bộ phim “Bí thư tỉnh ủy”, cũng là cả sự kỳ công, quyết liệt của chúng tôi để phim được đưa vào sản xuất, rồi lên sóng. “Bí thư tỉnh ủy” được thực hiện dựa trên câu chuyện có thật về ông Kim Ngọc. Khi chúng tôi về tỉnh xảy ra vụ việc, cán bộ tỉnh cũng quan ngại, bởi ông Kim Ngọc khi đó đã bị kỷ luật. Sau hành trình dài, “Bí thư tỉnh ủy” lên sóng, ông Kim Ngọc cũng được minh oan rất nhiều.

Ông có thấy tiếc khi những dự án phim chính luận như thế, những dự án có nhiều vấn đề nóng ở nông thôn đang ngày càng khan hiếm?

- Tôi nghĩ, phải cần có thời gian. Gần nhất, tôi có cộng tác làm phim “Sinh tử” với các bạn đạo diễn trẻ. “Sinh tử” là dự án mang hơi hướng chính luận, đặt ra những vấn đề nóng về doanh nghiệp và quan chức cấp tỉnh như thế.

Các bạn ấy bây giờ làm phim đã khác xa thời chúng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ được sẽ làm phim với sự hiện đại như vậy. Mỗi thế hệ đạo diễn ở mỗi thời điểm đều phải gánh trên vai sứ mệnh và trách nhiệm xã hội khác nhau, rất khó để so sánh.

“Sức ép về rating lớn, điều kiện sản xuất phim còn khó khăn”

Kể từ “Về nhà đi con”, “Sống chung với mẹ chồng” - khi phim gia đình được sản xuất quá dày, độ “hot” cũng không còn như trước. Nếu khai thác quá đà một đề tài, rating hẳn cũng sẽ chững lại?

- Sự phát triển của bất kỳ dòng phim nào cũng đi theo đồ thị hình sin, có lên, ắt có xuống. Đi xuống để rồi tìm cách để đi lên. Nếu chững lại - cũng là chuyện thường tình.

Như tôi đã nói, phim giờ vàng bây giờ còn chịu thêm sức ép về rating, quảng cáo. Chưa kể, nếu so sánh với điều kiện sản xuất của những quốc gia hàng đầu về công nghệ phim như Hàn Quốc, Trung Quốc... các bạn đạo diễn Việt Nam còn đang phải xoay xở trong muôn vàn khó khăn về kinh phí, trường quay.

Tôi đã đi qua nhiều quốc gia, ở bất kỳ quốc gia nào có nền phim ảnh phát triển, họ đều có trường quay. Dù nhỏ hay lớn, việc có một trường quay đủ để xây vài căn nhà, đã rất tốt cho việc thu tiếng (được sạch sẽ) và ghi hình.

Còn ở đây, từ thời của tôi đến bây giờ, hơn 20 năm đã trôi qua, chúng ta vẫn chưa thể có nổi một trường quay. Khi tôi còn làm việc, tôi đã kêu ca suốt về trường quay, được cắt đất rồi - nhưng cuối cùng một cơ quan cấp bộ khác lại dùng mảnh đất đó.

Các đoàn phim hiện nay vẫn phải đi thuê bối cảnh. Khi tìm được căn nhà ưng ý để quay, thì xung quanh lại ồn ào, tiếng máy nổ ầm ầm pha lẫn tiếng karaoke, không thể thu tiếng. Phim nối sóng liên tục trên 2 kênh sóng mà không có trường quay, đó là một nỗ lực rất lớn.

Bối cảnh trong phim “Hợp đồng hôn nhân“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bối cảnh trong phim “Hợp đồng hôn nhân“. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kịch bản cũng là câu chuyện khó khăn khác. Khi biên kịch Việt Nam luôn bị chê về thiếu vốn sống, thiếu sáng tạo. Phim nào có kịch bản thuần Việt cũng đuối và non... Ông đánh giá như thế nào?

- Một biên kịch Hàn Quốc có thể sống sung túc cả đời khi một kịch bản của họ thành công. Nhưng biên kịch Việt Nam được trả rất thấp.

Chúng tôi vẫn đùa với nhau, “phim Việt chỉ cần đứng dậy là hết tiền”. Chúng ta không có tiền, nên mọi khâu đều phải rất cố gắng. Ngay đến các diễn viên, họ đóng phim cũng chỉ là để lấy danh tiếng. Từ danh tiếng ấy, họ chạy sự kiện, đóng quảng cáo - để có thêm thu nhập.

Nếu chỉ lấy cát sê từ đóng phim truyền hình, tôi đảm bảo rằng, diễn viên không đủ sống, kể cả đóng vài phim một năm.

Tôi chỉ muốn nói rằng, khi chúng ta chê ai cũng cần biết thêm rằng, họ đã làm việc trong điều kiện như thế nào.

Hiền Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

NSND Khải Hưng tiết lộ hậu trường "Giờ thứ 9"

NHÓM PV |

Lên sóng từ tháng 1.2022, chương trình "Giờ thứ 9" do Báo Lao Động phối hợp với NSND Khải Hưng sản xuất đã nhanh chóng trở thành chương trình được yêu thích đối với độc giả của báo. Từng số phát sóng đều được ekip thực hiện chăm chút để đưa một sản phẩm thật chỉn chu tới khán giả, đặc biệt là những người công nhân lao động sau 8 tiếng làm việc căng thẳng.

NSND Khải Hưng lý giải vì sao các đợt xét tặng danh hiệu NSND gây tranh cãi

Linh Chi - Phương Anh |

Đạo diễn, NSND Khải Hưng cho rằng những tranh cãi xoay quanh việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT chứng tỏ công chúng và cả nghệ sĩ đều quan tâm đến những danh hiệu này.

NSND Khải Hưng: Danh hiệu NSND, NSƯT là niềm khao khát của nhiều nghệ sĩ

Linh Chi - Phương Anh |

NSND Khải Hưng đã có những trao đổi thẳng thắn về những ồn ào xung quanh việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

NSND Khải Hưng tiết lộ hậu trường "Giờ thứ 9"

NHÓM PV |

Lên sóng từ tháng 1.2022, chương trình "Giờ thứ 9" do Báo Lao Động phối hợp với NSND Khải Hưng sản xuất đã nhanh chóng trở thành chương trình được yêu thích đối với độc giả của báo. Từng số phát sóng đều được ekip thực hiện chăm chút để đưa một sản phẩm thật chỉn chu tới khán giả, đặc biệt là những người công nhân lao động sau 8 tiếng làm việc căng thẳng.

NSND Khải Hưng lý giải vì sao các đợt xét tặng danh hiệu NSND gây tranh cãi

Linh Chi - Phương Anh |

Đạo diễn, NSND Khải Hưng cho rằng những tranh cãi xoay quanh việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT chứng tỏ công chúng và cả nghệ sĩ đều quan tâm đến những danh hiệu này.

NSND Khải Hưng: Danh hiệu NSND, NSƯT là niềm khao khát của nhiều nghệ sĩ

Linh Chi - Phương Anh |

NSND Khải Hưng đã có những trao đổi thẳng thắn về những ồn ào xung quanh việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.