Những “thân phận” may mắn hồi hương

Tường Minh |

Trong lịch sử, cổ vật triều Nguyễn đã bị mất với số lượng hàng chục nghìn món và lưu lạc ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, số cổ vật hồi hương được lại chỉ đếm trên đầu ngón tay và mũ quan cùng áo Nhật Bình chỉ là những ví dụ về sự may mắn.

Lấy đi mọi thứ dù nhỏ nhất

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, trong hơn 140 năm tồn tại, từ năm 1802-1945, từ năm 1802-1883 là thời kỳ an bình thịnh trị nhất nên cổ vật phát triển nhiều nhất. Sự giàu có của cổ vật triều Nguyễn đến từ việc cung tiến của các địa phương. Ví như tại lễ tứ tuần đa của vua Khải Định (lễ mừng vua tròn 40 tuổi) vào năm 1924, cả 3 căn nhà lớn do triều đình dựng lên trước quảng trường Ngọ Môn thuộc Đại nội Huế đều chật kín các sản vật cung tiến. Đến từ việc các đội phụ trách trong cung đình tự làm ra để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của triều đình. Mỗi đời vua có khoảng 60-70 nhóm nghệ nhân mà nhà Nguyễn đặt tên là Tượng cục, chuyên phụ trách sản xuất các đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của triều đình. Trong đó, mỗi tượng cục được giao nhiệm vụ khác nhau, có nhóm phụ trách chế tác các loại sản phẩm từ vàng; nhóm làm sản phẩm áo quần, xe cộ đi lại cho vua chúa, hoàng thân. Khu hoàng cung là nơi xưa kia vua chúa, hoàng thân ăn ở và thờ tự của nhà Nguyễn. Những nơi thờ tự trong hoàng cung như Thái miếu, điện Phụng Tiên, Triệu miếu... là các kho chứa báu vật triều Nguyễn.

Cùng với mũ quan triều Nguyễn, áo Nhật Bình cũng được Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine đấu giá 160.000 Euro để trao tặng Huế. Ảnh: H.V.M
Cùng với mũ quan triều Nguyễn, áo Nhật Bình cũng được Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine đấu giá 160.000 Euro để trao tặng Huế. Ảnh: H.V.M 

Tuy vậy, do những biến cố lịch sử, một lượng rất lớn cổ vật triều Nguyễn đã bị thất thoát. Nhiều nhất là sau sự kiện “thất thủ kinh đô” xảy ra vào ngày 5.7.1885. Sau khi chiếm được Kinh thành Huế, quân Pháp tràn vào các cung điện và thu được 10 triệu đồng, vô số vàng bạc, nhiều thỏi vàng. Theo một tư liệu tiếng Pháp có tên J. Chesneaux, Contribution à l’Histoire de la Nation vietnamienne xuất bản năm 1955, linh mục Père Siefert, người chứng kiến sự kiện cướp bóc này, kể: “Với những bản mục lục về tài sản đã có trước ngày 5.5.1885 cầm tay, người Pháp đã lấy ở nhà, các đội thân binh: 113 lượng vàng, 742 lượng bạc, 2.627 quan tiền. Tại cung thái hậu Từ Dũ - thân mẫu vua Tự Đức: 228 viên kim cương, 266 đồ nữ trang nạm kim cương, ngọc trai và đá quý, 271 đồ dùng bằng vàng; tại các lăng Thiệu Trị, Minh Mạng, Gia Long: đầy ắp những đồ dùng cá nhân các vua lúc sinh thời”.

Theo Père Siefert, quân Pháp lấy đi mọi thứ của triều Nguyễn dù nhỏ nhất. Đó là vụ cướp phá trắng trợn, “tất cả những thứ gì có thể lấy mang đi được như vương miện, đai lưng, nệm trải nhà, cho đến những ống đựng tăm xỉa răng. Tại các ngân khố hoàng gia, cướp đi một số vàng, trị giá khoảng 24 triệu quan (franc)...” - vị linh mục này thuật lại. Còn Khâm sứ Rheinart trong một bản tường trình gửi Toàn quyền Richaud vào ngày 28.2.1889, viết: Ngày 5.7.1885, trong vụ bạo động Huế, quân Pháp cướp đi nhiều báu vật. Một sự việc vô cùng xấu hổ xảy ra lúc đó: Một con voi làm bằng vàng, rất kỳ công và có giá trị lớn bị cưa làm đôi vì 2 gã kình địch. Gã nào cũng muốn giành phần cho mình cái chất nguyên liệu của đồ vật ấy. Ngay bản thân tướng De Courcy, người chỉ huy cuộc tấn công kinh đô Huế, vào ngày 24.7.1885 đã gửi cho Chính phủ Pháp một bức điện. “Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc giấu kỹ trong các hầm kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng” - De Courcy đề nghị.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến lúc miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, ít nhiều cổ vật triều Nguyễn được bảo quản, trưng bày tại Tàng Cổ Viện (hiện là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) cũng bị thất thoát. Đến năm 1972, chiến sự xảy ra căng thẳng ở Quảng Trị, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho đóng những cổ vật quý nhất của Viện Bảo tàng Huế vào hơn 80 thùng rồi vận chuyển bằng máy bay vào Sài Gòn. Đến năm 1977, có tổng cộng 1.677 cổ vật được trao lại cho Huế...

Kiếm Thái A của vua Gia Long - một trong những cổ vật quý hiếm của triều Nguyễn đang lưu lạc ở nước ngoài. Ảnh: H.V.M
Kiếm Thái A của vua Gia Long - một trong những cổ vật quý hiếm của triều Nguyễn đang lưu lạc ở nước ngoài. Ảnh: H.V.M

Cần có chính sách “hồi hương” cổ vật

Cổ vật triều Nguyễn nói riêng và Việt Nam nói chung đang lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên thời gian qua, số cổ vật may mắn được hồi hương như mũ quan triều Nguyễn, áo Nhật Bình chỉ là những “thân phận” may mắn hi hữu nhờ những nỗ lực cá nhân. Theo TS Trần Đức Anh Sơn - nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế - là người có nhiều năm công tác trong ngành bảo tồn, bảo tàng, nhận xét: “Hồi hương” cổ vật là một nhiệm vụ vô cùng gian nan vì nhiều lý do. Trước hết, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho phép các tổ chức và cá nhân tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài. Vì thế khi có thông tin về cổ vật Việt Nam đấu giá ở nước ngoài, các bảo tàng, nhất là bảo tàng công lập, không biết dựa vào đâu để đề xuất với các cấp có thẩm quyền cho phép tham gia đấu giá.

Để chúng ta không phải luôn “chậm chân” khi mua cổ vật Việt Nam (và cổ vật cung đình triều Nguyễn) ở nước ngoài và để có thể “hồi hương” những cổ vật ấy, TS Trần Đức Anh Sơn đề xuất Nhà nước nên có những chính sách hợp lý và thông thoáng. Trước hết, Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp lý cho phép các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài. Cần có một thị trường mua bán cổ vật hợp pháp ở trong nước, được Nhà nước thừa nhận và được bảo trợ bởi hệ thống pháp lý chặt chẽ nhưng thông thoáng. Cần tạo điều kiện để những nhà đấu giá danh tiếng như: Sotheby’s, Christie’s, Butterfield, Nagel Auction, Loudmer, Spink... tham gia đầu tư vào thị trường đấu giá cổ vật và mỹ thuật ở Việt Nam.

Sau cùng, Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để khuyến khích “hồi hương” cổ vật (không chỉ cổ vật Việt Nam) từ nước ngoài. “Tôi được biết, nhiều Việt kiều đang sở hữu những sưu tập cổ vật Việt Nam rất có giá trị. Họ muốn “hồi hương” những cổ vật này nhưng còn e ngại vì không biết rõ chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với những cổ vật “hồi hương” này như thế nào” - TS Trần Đức Anh Sơn nói. Cũng theo TS Trần Đức Anh Sơn, hiện các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc... đã thực hiện thành công việc "hồi hương" cổ vật bằng nhiều chính sách linh hoạt và hữu dụng gồm: Áp dụng thuế suất nhập khẩu bằng 0% và đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu đối với tất cả vật phẩm văn hoá, lịch sử, mỹ thuật... có niên đại hơn 100 năm. Nhờ vậy, không chỉ các cổ vật đã “châu về hợp phố” sau nhiều năm lưu lạc mà nhiều di sản văn hoá của các quốc gia khác cũng tìm về với hai nước này.

Đặc biệt, họ cử chuyên gia đi khắp thế giới để nghiên cứu, thống kê, lập hồ sơ khoa học cho những cổ vật của đất nước, đặc biệt là bảo vật quốc gia đang lưu lạc ở nước ngoài và in thành vựng tập. Sau đó, mời các nhà sưu tập, các bảo tàng nước ngoài đang sở hữu những món cổ vật đó đưa chúng về trong nước trưng bày, triển lãm với quan điểm “chưa thể đưa về hẳn thì tạm thời đưa về để công chúng trong nước được tận mắt chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia đang lưu lạc”. Thương lượng để trao đổi hoặc mua lại những món cổ vật này cho các bảo tàng hoặc các nhà sưu tập tư nhân trong nước. Vận động những người giàu bỏ tiền mua những món cổ vật này để giữ chúng lại và nếu được thì tặng cho các bảo tàng công lập. Những người này sẽ được Chính phủ miễn, giảm thuế thu nhập nhờ vào các hoạt động hiến tặng cổ vật này.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Miễn phí 1 tháng cho du khách chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hai cổ vật triều Nguyễn trúng đấu giá hàng chục tỉ đồng ở nước ngoài vừa về Huế sẽ được trưng bày và miễn phí vé 1 tháng cho người dân, du khách.

Cần một sàn đấu giá cổ vật do Nhà nước “cầm cương”

Huy Minh |

Chuyên gia sưu tầm, giám định của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Ngọc Chất nói với tôi: “Thị trường cổ vật nửa kín đáo nửa công khai, không biết thế nào. Những cổ vật có hiện trạng tốt, thể khối lớn, giá trị cao thì thường bán trao tay, đa số là mua bán ngầm, rất khó tiếp cận. Không biết cổ vật đi đâu về đâu, nếu tư nhân không công bố thì mình chịu”.

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.

Doanh nghiệp tặng 2 cổ vật triều Nguyễn sau khi trúng đấu giá

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - 2 cổ vật triều Nguyễn có giá trị lớn vừa được một doanh nghiệp đấu giá tặng lại cho Huế.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Miễn phí 1 tháng cho du khách chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hai cổ vật triều Nguyễn trúng đấu giá hàng chục tỉ đồng ở nước ngoài vừa về Huế sẽ được trưng bày và miễn phí vé 1 tháng cho người dân, du khách.

Cần một sàn đấu giá cổ vật do Nhà nước “cầm cương”

Huy Minh |

Chuyên gia sưu tầm, giám định của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Ngọc Chất nói với tôi: “Thị trường cổ vật nửa kín đáo nửa công khai, không biết thế nào. Những cổ vật có hiện trạng tốt, thể khối lớn, giá trị cao thì thường bán trao tay, đa số là mua bán ngầm, rất khó tiếp cận. Không biết cổ vật đi đâu về đâu, nếu tư nhân không công bố thì mình chịu”.

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.

Doanh nghiệp tặng 2 cổ vật triều Nguyễn sau khi trúng đấu giá

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - 2 cổ vật triều Nguyễn có giá trị lớn vừa được một doanh nghiệp đấu giá tặng lại cho Huế.