Những người chép sử đất nước bằng hình ảnh

Trần Mạnh Thường |

Với lòng yêu nước nồng nàn, các nhà nhiếp ảnh rời bỏ phòng chụp đi vào mô tả đời sống xã hội. Họ đã ghi lại một cách trung thực cuộc sống lầm than của những người công nhân mỏ, làm việc quần quật dưới làn roi vọt của những tên chủ Pháp ác ôn hay cuộc sống cơ cực của người nông dân chân lấm tay bùn, suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, nhưng cái đói nghèo vẫn đeo đẳng.

1. Nguyễn Bá Khoản, từ một thợ ảnh đã hăng hái xuống đường ghi lại cuộc biểu tình ngày 1.5.1938 của nhân dân Hà Nội chống chính quyền thực dân Pháp, trong đó có đoàn biểu tình của các nhà văn, nhà báo và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ đấu tranh đòi tự do, dân chủ. Bất chấp nguy hiểm, cụ Võ An Ninh, đã không quản mệt nhọc chụp được khá đầy đủ hình ảnh nạn đói năm Ất Dậu 1945, do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây ra, làm cho 2 triệu đồng bào ta chết đói thê thảm.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, nhiều nhà nhiếp ảnh như Nguyễn Bá Khoản, Vũ Năng An, Võ An Ninh, Đinh Đăng Định, Nguyễn Hồng Nghi, Vũ Đình Hồng... cùng nhân dân Thủ đô xuống đường phản ảnh cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Hà Nội vùng lên giành chính quyền ở Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ) cũng như cuộc đánh chiếm trại Bảo An binh của quân dân Thủ đô và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.

Tại Kinh đô Huế, các nhà nhiếp ảnh cũng đã kịp thời ghi lại hình ảnh có một không hai: Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao Ấn, Kiếm cho Phái đoàn Chính phủ Lâm thời do ông Trần Huy Liệu dẫn đầu, trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào Thừa Thiên, Huế tại cửa Ngọ Môn, kinh thành Huế, chấm dứt  vĩnh viễn chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta.

Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi bốt Hàng Đậu. Ảnh: Triệu Đại
Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi bốt Hàng Đậu. Ảnh: Triệu Đại

Trong lúc đó, nhân dân Sài Gòn - Gia Định theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh cùng cả nước nhất tề đứng lên cướp chính quyền thắng lợi và  tập trung tại Quảng trường thành phố để lắng nghe tiếng nói Bác Hồ truyền đi thế giới, khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập”. Những hình ảnh đó đã được các nhà nhiếp ảnh thu gọn vào ống kính và trở thành những tư liệu lịch sử vô cùng quý giá.

2. Trong những ngày đầu tiên vinh quang và phấn khởi, nhưng nhân dân và Chính phủ không quên những nhiệm vụ cấp bách đang đè nặng lên vai là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nhiều phóng viên ảnh vượt qua mọi khó khăn đi vào phản ảnh kịp thời hình ảnh các bà, các mẹ, các cháu thiếu nhi đêm đêm đến các lớp học bình dân học vụ, với ngọn đèn leo lét, cặm cụi học đọc, học viết... Đặc biệt là hình ảnh các gia đình nghe lời Bác Hồ thi đua lập hũ gạo cứu đói. Một số nhà nhiếp ảnh theo dõi cuộc mít tinh ở Nhà Hát Lớn, nhân dân Hà Nội hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, để mua sắm vũ khí chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đang cận kề.

Đất nước vừa giành được chính quyền, nhân dân Sài Gòn - Gia Định chưa hưởng trọn vẹn 21 ngày độc lập, thì thực dân Pháp nấp bóng quân đội Anh (thay mặt Đồng minh vào giải giáp quân Nhật) ngày 23.9.1945, đã nổ súng, đánh chiếm các công sở, mở đầu cuộc xâm lược nước ta một lần nữa. Các phóng viên ảnh lại khoác máy ảnh, ba lô lên đường ra mặt trận.

Chạy đâu cho thoát. Ảnh: Mai Nam
Chạy đâu cho thoát. Ảnh: Mai Nam

Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch ngày 19.12.1946: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, nhưng nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, trong cơn khói lửa đầu tiên khi thực dân Pháp gây hấn ở Hà Nội, các nhà nhiếp ảnh không quản hy sinh, bám sát cuộc chiến đấu một mất một còn ròng rã suốt 60 ngày đêm cùng quân dân Thủ đô, giành giật từng căn nhà, góc phố. Đó là hình ảnh các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô ôm bom ba càng xông lên tiêu diệt địch “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; là các trận đánh ác liệt ở chợ Đồng Xuân... Và trong rừng U Minh, miền Nam ruột thịt, nơi mồ chôn giặc Pháp, hay giữa Đồng Tháp Mười mênh mông, hay trên Tây Nguyên màu mỡ, các nhà nhiếp ảnh đã dũng cảm ghi được những “khoảnh khắc vàng” trong các trận đánh thắng vang dội tại đèo An Khê, La Bang, Mộc Hóa... Và ở đâu có tiếng súng của anh bộ đội công đồn, diệt bốt, là ở đó có mặt các chiến sĩ - nhà báo ghi lại những hình ảnh lịch sử vô giá. Đó là hình ảnh anh Vệ quốc đoàn xông lên trong chiến dịch Biên giới 1950; bắt hai tên trung tá Pháp Charton và Lepage; “Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê” của nhiếp ảnh gia Vũ Năng An. Tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, các phóng viên ảnh theo sát “Tổ xung kích băng qua lửa đạn trong chiến dịch Hà - Nam - Ninh”.

3. Vinh quang và tự hào thay các phóng viên mặt trận Điện Biên Phủ: Triệu Đại, Đinh Ngọc Thông, Nguyễn Tiến Lợi, Hồng Nghi... đã được chứng kiến tinh thần chiến đấu ngoan cường của bộ đội ta “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt” và sự thất bại nhục nhã của thực dân Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954 “chấn động địa cầu”, đánh dấu một sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ.

Hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Một nhiệm vụ to lớn đặt ra cho giới nhiếp ảnh là phản ảnh kịp thời, sinh động công cuộc lao động hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng miền Bắc XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đội ngũ nhiếp ảnh luôn luôn ở mũi đầu của tuyến lửa. Trong hòa bình họ lại hăm hở lao vào phản ảnh công cuộc lao động sản xuất. Bằng tiếng nói nghệ thuật của mình, họ đã phản ảnh trung thực những biến đổi vĩ đại hằng ngày, hằng giờ trong đời sống xã hội miền Bắc XHCN. Đối tượng mô tả là những con người mới, con người lao động tập thể có năng suất cao, làm chủ khoa học kỹ thuật. Đó là những tác phẩm giàu chất thơ, mang đến cho người xem những cảm xúc sâu sắc, tươi mới như bức ảnh “Ngày sản xuất, đêm học tập” (Đức Vân), “Mẻ gang đầu” (Trần Chính), “Trên sân phơi Hợp tác”, “Niềm vui” (Đỗ Huân), hay “Cõng bạn đi học” (Trần Hổ)...

O du kích nhỏ. Ảnh: Phan Thoan
O du kích nhỏ. Ảnh: Phan Thoan

Cần phải nói thêm rằng, thời kỳ sôi nổi nhất của nhiếp ảnh Việt Nam là giai đoạn “chống Mỹ cứu nước”. Ngoài đội ngũ nhiếp ảnh không ngừng tăng lên, lại được trang bị kỹ thuật tốt, được học hành bài bản, sẵn bản lĩnh kiên cường, cùng với cả dân tộc, các nhà nhiếp ảnh một lần nữa xung trận, tiếp tục truyền thống cha anh 9 năm chống Pháp. Giới nhiếp ảnh lại dép lốp, mũ rơm, ba lô, máy ảnh lên vai tiến ra mặt trận, đến những vùng tuyến lửa, ngày đêm lăn lộn với bom đạn, đem tiếng nói nghệ thuật của mình hòa chung vơi tiếng súng chống Mỹ cứu nước. Nhiều chiến công vang dội của thời kỳ này được ghi lại trên phim nhựa với những nét hào hùng: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn (Cao Văn Thuận), “Hiên ngang” (Vũ Tạo), “Đi trực chiến” (Mai Nam), hay “Tiếp thêm sức” (Đoàn Công Tính)... Tất cả đều nói lên khí phách anh hùng của nhân dân ta vừa sản xuất vừa chiến đấu.

Bên cạnh những hình ảnh ca ngợi con người mang tầm vóc thời đại, ống kính các nhà báo không quên vạch trần tội ác diệt chủng, diệt sinh, diệt môi trường sống của giặc Mỹ xâm lược. Những cảnh nhà thờ, chùa chiền bị tàn phá, bệnh viện bị đổ nát bởi bom đạn Mỹ, làm cho cả loài người tiến bộ xúc động căm phẫn. Ống kính nhiếp ảnh Việt Nam một lần nữa làm cho thế giới kinh ngạc trước sức mạnh của chiến tranh nhân dân đã đạt đến đỉnh cao. Thời đại “đe nạt” thế giới đã qua rồi. Hình ảnh tên giặc Mỹ “Lênh khênh bước cúi đầu” (O du kích nhỏ - Phan Thoan), hay “Chạy đâu cho thoát” (Mai Nam), “Một sự trừng phạt đích đáng” (Quan Văn), “Vào lửa” (Vũ Ba)... đã đập tan cái ảo tưởng “sức mạnh của không lực Huê Kỳ”, mà điển hình cao độ của sự thất bại thảm hại đó là “Mười hai ngày đêm Điện Biên Phủ trên không - Hà Nội”, pháo đài bay B52, “con ngoáo ộp” của không quân Mỹ, cháy đỏ rực trời đêm soi bóng nước Hồ Tây, giặc lái Mỹ cúi đầu nhận tội. Đúng như bài thơ Tố Hữu ngợi ca:

Cả thế giới hoan hô Hà Nội,

Pháo đài bay đỏ cháy mặt hồ.

4. Cùng với anh chị en nhiếp ảnh miền Bắc, các phóng viên ảnh miền Nam đã góp phần không nhỏ vào kho tàng tư liệu ảnh lịch sử Việt Nam. Thấm nhuần tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, các nhiếp ảnh miền Nam đã thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của “người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”. Đã phản ảnh khá đậm nét chất anh hùng ca của quân dân Thành đồng Tổ quốc. Đó là tác phẩm: “Tải đạn” (Lê Chí Hải); “Mở đường trong mây”; “Giặc phá ta cứ đi” (Văn Sắc); “Chiếm căn cứ Đầu Mầu”; “Thành cổ Quảng Trị” (Đoàng công Tính); “Chiếm căn cứ Đầm Dơi” (Trần Bình Khuôl)... Để có được những tấm hình này đã có nhiều phóng viên ảnh ngã xuống khi trên tay còn cầm máy ảnh.

Tự hào biết mấy khi các nhà nhiếp ảnh Việt Nam đã được chứng kiến hai cuộc thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Phóng viên ảnh Việt Nam đã giơ cao máy ghi lại hình ảnh lịch sử “Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội” và hai mươi năm sau đó là “Tên lính Mỹ cuốn cờ rút khỏi Việt Nam”, dưới sự giám sát của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân chiến thắng.

Và trong trận cuối cùng, các nhà nhiếp ảnh cùng đoàn quân tiến thẳng vào Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên, đồng thời theo sát bước chân chiến sĩ “chân đồng vai sắt” thần tốc tiến vào giải phóng Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và biết bao tên sông, tên núi làng mạc, thành thị đã lướt qua ống kính các anh, để tất cả đều tiến về Sài Gòn “giải phóng thành đô”.

Ống kính các anh đã từng ghi lại hình ảnh nhân dân Hà Nội năm 1945, tay không trèo qua hàng rào chiếm Phủ Khâm sai, làm nên Cách mạng tháng Tám thành công, thì hôm nay trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ống kính các anh một lần nữa chứng kiến sự sụp đổ hoàn toàn của tập đoàn bán nước. Hình ảnh hiện lên trong khung ngắm của các phóng viên ảnh là những đoàn xe tăng hùng dũng húc đổ cánh cửa tiến vào Dinh Độc lập, cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Tổ quốc tung bay trên nóc Dinh, trước sự hân hoan của cả nước, nức lòng bè bạn năm châu.

Trần Mạnh Thường
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng 8 (19.9.1945-19.8.2021): Cần thêm những phim truyện hay về Cách mạng Tháng Tám

Việt Văn |

Năm nay, kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19.9.1945-19.8.2021), vẫn chưa có một phim truyện điện ảnh mới nào về chủ đề lớn này kể từ bộ phim kinh điển “Sao Tháng Tám” của cố đạo diễn, NSND Trần Ðắc sản xuất năm 1976. Vì sao, Cách mạng tháng Tám vẫn luôn là món nợ lớn với điện ảnh cách mạng Việt Nam?

Sức mạnh lòng dân từ Cách mạng Tháng Tám tới cuộc chiến chống dịch COVID-19

Thành An |

Thành công của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa “ý Đảng” với “lòng dân” là yếu tố quyết định. Ngày nay, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, bài học về lòng dân tiếp tục được phát huy và trở thành yếu tố quyết định để chiến thắng đại dịch.

Hào khí Cách mạng Tháng tám ở một góc miền Tây

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Những ngày mùa thu tháng Tám năm ấy bà là cô gái mới tuổi trăng tròn, nhưng nhờ lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng nên bà sớm ý thức giá trị của cuộc cách mạng và bà đã cùng cha về Sài Gòn dự “Tết Độc lập” ngày 2.9.1945. Để rồi cuộc đời bà đã gắn chặt với cuộc kháng chiến 30 năm của dân tộc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng 8 (19.9.1945-19.8.2021): Cần thêm những phim truyện hay về Cách mạng Tháng Tám

Việt Văn |

Năm nay, kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19.9.1945-19.8.2021), vẫn chưa có một phim truyện điện ảnh mới nào về chủ đề lớn này kể từ bộ phim kinh điển “Sao Tháng Tám” của cố đạo diễn, NSND Trần Ðắc sản xuất năm 1976. Vì sao, Cách mạng tháng Tám vẫn luôn là món nợ lớn với điện ảnh cách mạng Việt Nam?

Sức mạnh lòng dân từ Cách mạng Tháng Tám tới cuộc chiến chống dịch COVID-19

Thành An |

Thành công của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa “ý Đảng” với “lòng dân” là yếu tố quyết định. Ngày nay, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, bài học về lòng dân tiếp tục được phát huy và trở thành yếu tố quyết định để chiến thắng đại dịch.

Hào khí Cách mạng Tháng tám ở một góc miền Tây

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Những ngày mùa thu tháng Tám năm ấy bà là cô gái mới tuổi trăng tròn, nhưng nhờ lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng nên bà sớm ý thức giá trị của cuộc cách mạng và bà đã cùng cha về Sài Gòn dự “Tết Độc lập” ngày 2.9.1945. Để rồi cuộc đời bà đã gắn chặt với cuộc kháng chiến 30 năm của dân tộc.