Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng 8 (19.9.1945-19.8.2021): Cần thêm những phim truyện hay về Cách mạng Tháng Tám

Việt Văn |

Năm nay, kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19.9.1945-19.8.2021), vẫn chưa có một phim truyện điện ảnh mới nào về chủ đề lớn này kể từ bộ phim kinh điển “Sao Tháng Tám” của cố đạo diễn, NSND Trần Ðắc sản xuất năm 1976. Vì sao, Cách mạng tháng Tám vẫn luôn là món nợ lớn với điện ảnh cách mạng Việt Nam?

76 năm mới có một “Sao Tháng Tám”

Giờ đây trên nhiều trang phim trực tuyến, khán giả vẫn có thể xem lại “Sao Tháng Tám” và đọc được nhiều bình luận, phản hồi của các bạn trẻ về một tác phẩm gợi lại mùa thu lịch sử của dân tộc. “Sao Tháng Tám” (Xưởng phim truyện Việt Nam, 1976), cho đến giờ được đánh giá là bộ phim thành công nhất về Cách mạng Tháng Tám (1945) tính đến thời điểm hiện tại, khi bộ phim tái hiện sinh động những ngày tháng sôi sục trước cuộc Cách mạng Tháng Tám cũng như nạn đói Ất Dậu kinh hoàng làm 2 triệu người chết đói…

Một cảnh trong phim Sao Tháng Tám. Nguồn ảnh: CĐA cung cấp
Một cảnh trong phim Sao Tháng Tám. Nguồn ảnh: CĐA cung cấp

Nghệ thuật điện ảnh là ngôn ngữ của hình ảnh, là tác động của thị giác. Những khuôn hình của nhà quay phim Đỗ Mạnh Hùng mang cấu tứ rõ nét, gợi lên tính biểu trưng, khái quát về một giai đoạn nhất định của lịch sử. Những mái nhà tranh liêu xiêu, những chiếc nón mê rách tướp chả còn vành nón, những thân người như bộ xương di động, vật vờ, cùng tiếng khóc, tiếng kêu rên ai oán khắp nơi, đối lập với những bộ quần áo đài các và ngôi nhà sang trọng của “ông lớn, bà lớn”... Một số hình ảnh, lời thoại trong phim được một số nhà phê bình điện ảnh Việt Nam đánh giá rất cao và coi như bài học tham khảo cho nhiều nhà làm phim khác sau này. Ai chả xót lòng khi xem cảnh cụ già nói giọng yếu ớt như bị hụt hơi: “Tôi chưa chết, đừng chôn tôi” và tiếng đáp trả của hai thanh niên “Đằng nào cụ chả chết, cụ đi sớm cho mát mẻ”.

“Sao Tháng Tám” còn dựng lại hào khí sục sôi của những người dân, và đủ mọi tầng lớp tham gia kháng chiến. Từ anh cán bộ Việt Minh đến những thanh niên trí thức, phụ nữ nông dân, cụ già đến những em bé hồn nhiên, trong sáng.

Nổi bật nhất là nhân vật nữ tên Nhu do NSƯT Thanh Tú thủ vai với hóa thân đa dạng. Từ hình ảnh cô nữ sinh Đồng Khánh dịu dàng, yểu điệu tới cô công nhân lam lũ, bụng mang dạ chửa làm việc trong nhà máy điện, rồi biến thành người tu hành đọc kinh siêu thoát cho những người chết đói, tha phương; hay cô gái đi khâu thuê, người đánh giậm dưới ao, người bán bánh cuốn khéo léo che mắt mật thám, tìm cách liên lạc với đồng đội của mình. Đôi mắt đầy biểu cảm của Nhu lúc đau đớn tột độ khi nghe tiếng súng Nhật giết chồng, lúc nhân ái từ biệt con trong bệnh viện để trốn ra tiếp tục hoạt động và đầy mạnh mẽ khi nhận nhiệm vụ.

Ngoài Thanh Tú, “Sao Tháng Tám” cũng là bệ phóng cho một loạt diễn viên khác như Đức Hoàn, Hồ Thái và nhất là Dũng Nhi vai Kiên, một chiến sĩ Việt Minh trẻ nhưng có người chị gái theo Pháp, sau đó theo Nhật, chuyên lùng bắt cộng sản. Dũng Nhi từng chia sẻ với báo “Hà Nội mới” rằng: “Sao Tháng Tám” là bộ phim đen trắng màn ảnh rộng đầu tiên của Việt Nam, được làm suốt 2 năm từ 1975 đến 1976, quay cầu kỳ. Mọi người đều dồn hết tâm lực cho phim. Ám ảnh nhất với anh là cảnh Kiên bị thương, nhỏm dậy nhìn người chị gái (kẻ đã gián tiếp khiến quân Nhật nổ súng vào anh) với ánh mắt vừa xa xót, đau đớn cho tình chị em vừa căm phẫn bởi người vốn là chị ruột mình nay theo kẻ thù tàn sát đồng bào, bắt bớ đồng chí của mình… Dũng Nhi nhớ lại: “Khi đó tôi khóc tự nhiên, nước mắt ướt đầm đìa, anh em trêu là ướt hết đệm giường. Bối cảnh thật, xúc động thật, đâu cần đến kỹ thuật, kỹ xảo gì”.

“Sao Tháng Tám” đã đoạt Bông sen Vàng cho phim, giải thiết kế mỹ thuật cho Ngọc Linh, giải diễn viên nữ khá nhất cho Thanh Tú tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 năm 1977. Riêng Thanh Tú sau này còn nhận bằng khen của Hội Phụ nữ Xô Viết (Liên Xô cũ) tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva lần thứ X-1977.

Vì sao và phải làm thế nào?

45 năm đã trôi qua kể từ khi “Sao Tháng Tám” được sản xuất (1976), điện ảnh Việt Nam đã không có một phim truyện nào về chủ đề Cách mạng Tháng Tám”. Có người nhắc đến “Hà Nội mùa đông năm 1946” của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh, sản xuất năm 1996, nhưng bộ phim chỉ lướt qua khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.1945, còn tập trung vào mùa đông Hà Nội năm 1946 khi Bác Hồ và Đảng ta, dân tộc ta phải đối đầu với cuộc xâm lược mới của giặc Pháp đang lăm le trở lại Đông Dương…

Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc cực kỳ to lớn trong lịch sử dân tộc, đã được nhiều học giả trong nước và quốc tế dày công nghiên cứu, vì thế không thể nói là thiếu tư liệu về giai đoạn này.

Nhưng rõ ràng đây là một chủ đề lớn không thể làm khơi khơi mà phải lý giải được vì sao chỉ trong vòng vẻn vẹn 15 ngày, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ với 15 năm tuổi đời với chỉ khoảng 5.000 đảng viên lại có thể tổ chức cuộc cách mạng Tháng Tám thành công. Phải chăng thành công đó xuất phát từ sự chuẩn bị kiên trì suốt 15 năm của Đảng ta, bài học về xây dựng lực lượng, chớp thời cơ…

Chủ đề này sẽ khó “ăn khách” nếu chỉ làm như các phim “cúng cụ” truyền thống, nhiều phim làm xong rồi cất kho. Và các nhà làm phim từ trước tới nay không “mặn mà” cũng vì lẽ này, vì vấn đề trang phục, bối cảng dựng lại chân thật đã khó nhất là khi chúng ta vẫn chưa có một trường quay hiện đại, đàng hoàng để có thể tái hiện lại nhiều không gian và thời gian ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Làm phim lịch sử khó làm, dễ bị chê và khó có doanh thu. Chưa kể khâu chọn diễn viên cũng là vấn đề khi điện ảnh Việt Nam đang thiếu ngôi sao thực sự, ngoài trừ những gương mặt được PR quá đà.

Phim về Cách mạng Tháng Tám chắc chắn phải là phim Nhà nước đặt hàng. Nhưng nên chăng đặt hàng từ khâu kịch bản - khâu sống còn với thành công của 1 bộ phim. Rồi mới tổ chức đấu thầu để chọn đạo diễn với ý tưởng làm phim và dự án tốt nhất về chủ đề này. Không phân biệt đạo diễn hãng phim Nhà nước, hãng phim tư nhân hay các nhà làm phim độc lập, mà ai bất kể tên tuổi hay vô danh, miễn là có khát khao, đam mê làm phim lịch sử, và có khả năng đều có thể là ứng viên.

Phim về chủ đề này có lẽ làm dạng phim tài liệu - truyện sẽ thích hợp hơn.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Lát cắt về dịch COVID-19 trên màn ảnh nhỏ qua bộ phim "Ngày mai bình yên"

Hải Minh |

Với tên gọi "Ngày mai bình yên", bộ phim mang đến góc nhìn mới mẻ và nóng hổi về cuộc sống hiện đại, nơi dịch COVID-19 đang ngày một trở nên nghiêm trọng.

Duyệt phim ở ta có khắt khe hơn một số quốc gia khác?

Việt Văn |

Câu chuyện duyệt phim nóng lên trong đời sống điện ảnh hôm nay khi một số phim Việt bị cấm phổ biến gần đây hoặc bị xử phạt hành chính vì vi phạm Luật Điện ảnh.

Phim nối sóng “Mùa hoa tìm lại” có điểm gì hấp dẫn đáng mong chờ?

ĐÔNG DU |

Sau khi “Mùa hoa tìm lại” bước vào giai đoạn cuối, VTV đã công bố bộ phim nối sóng là “11 tháng 5 ngày” với sự tham gia đóng chính là cặp đôi Thanh Sơn - Khả Ngân. Tác phẩm này có điều gì đáng mong chờ?

3 phim Việt ghi dấu ấn tại thị trường quốc tế

Thanh Hương |

“Người lắng nghe: Lời thì thầm”, “Bố già”, “Lật mặt 5: 48H”… là những phim Việt gần đây để lại nhiều dấu ấn tại thị trường quốc tế.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Lát cắt về dịch COVID-19 trên màn ảnh nhỏ qua bộ phim "Ngày mai bình yên"

Hải Minh |

Với tên gọi "Ngày mai bình yên", bộ phim mang đến góc nhìn mới mẻ và nóng hổi về cuộc sống hiện đại, nơi dịch COVID-19 đang ngày một trở nên nghiêm trọng.

Duyệt phim ở ta có khắt khe hơn một số quốc gia khác?

Việt Văn |

Câu chuyện duyệt phim nóng lên trong đời sống điện ảnh hôm nay khi một số phim Việt bị cấm phổ biến gần đây hoặc bị xử phạt hành chính vì vi phạm Luật Điện ảnh.

Phim nối sóng “Mùa hoa tìm lại” có điểm gì hấp dẫn đáng mong chờ?

ĐÔNG DU |

Sau khi “Mùa hoa tìm lại” bước vào giai đoạn cuối, VTV đã công bố bộ phim nối sóng là “11 tháng 5 ngày” với sự tham gia đóng chính là cặp đôi Thanh Sơn - Khả Ngân. Tác phẩm này có điều gì đáng mong chờ?

3 phim Việt ghi dấu ấn tại thị trường quốc tế

Thanh Hương |

“Người lắng nghe: Lời thì thầm”, “Bố già”, “Lật mặt 5: 48H”… là những phim Việt gần đây để lại nhiều dấu ấn tại thị trường quốc tế.