Hào khí Cách mạng Tháng tám ở một góc miền Tây

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Những ngày mùa thu tháng Tám năm ấy bà là cô gái mới tuổi trăng tròn, nhưng nhờ lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng nên bà sớm ý thức giá trị của cuộc cách mạng và bà đã cùng cha về Sài Gòn dự “Tết Độc lập” ngày 2.9.1945. Để rồi cuộc đời bà đã gắn chặt với cuộc kháng chiến 30 năm của dân tộc.

Hào khí Cách mạng Tháng Tám

Nay đã ở tuổi 90, nhưng bà Chung Thị Gương (ấp Nhà Dài, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đầu óc vẫn còn minh mẫn, đặc biệt trí nhớ còn rất tốt. Bà có thể kể chi tiết những chuyện xảy ra từ 70 - 80 năm về trước. Nhờ có cha, chú tham gia cách mạng trong tổ chức Thanh niên Tiền phong, nên bà phần nào hiểu biết tình hình đất nước và những diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra ở Hà Nội và trên cả nước. Hai ngày sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội, ngày 21.8 khởi nghĩa đã nổ ra ở tỉnh Tân An (nay là Long An) quê hương bà. Theo chân các bậc cha, chú, bà và các nam nữ thanh niên trong xóm đã cầm cờ đỏ sao vàng đi diễu hành trên lộ 50 ra đến Chợ Trạm, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu “Việt Nam Độc lập muôn năm!”, “Đả đảo thực dân Pháp!” và hát vang các bài “Lên đàng”, “Hành khúc thanh niên”…

Cũng qua cha mình, bà Gương biết được ngày 2.9.1945 tại Sài Gòn sẽ diễn ra lễ mừng Độc lập (sau này gọi là ngày “Tết Độc lập”), được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Và bà đã cùng cha, chú và gần 10 người khác trong xóm đón xe đò “Vĩnh Hiệp” về Chợ Lớn để từ đó đi xe ngựa ra quảng trường Cộng Hòa (nay là đại lộ Lê Duẩn, quận 1, TPHCM) để dự lễ. Lần đầu tiên trong đời bà nhìn thấy “biển người” - khoảng 1 triệu dân Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh lân cận về dự lễ. Khắp nơi tràn ngập màu cờ cách mạng và các khẩu hiệu “Việt Nam Độc lập muôn năm”, “Độc lập hay là chết”, “Đả đảo thực dân Pháp”… viết bằng nhiều thứ tiếng. Bà cùng cha đứng ở một góc quảng trường, cách lễ đài cả trăm mét để xem lễ. Thế nhưng, đã quá thời gian ấn định (14 giờ) gần 30 phút mà buổi lễ vẫn chưa bắt đầu. Sau đó bà và cha mới biết do thời tiết quá xấu mà phương tiện kỹ thuật lúc đó quá lạc hậu, nên Sài Gòn đã không bắt được tín hiệu radio từ Hà Nội. Vào khoảng 14g30, ông Trần Văn Giàu - Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ - đã phát biểu trước đồng bào kêu gọi nhân dân đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp. Sau đó, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế - đã thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên thệ “Xây dựng độc lập hoàn toàn cho Việt Nam”. Đại diện nhân dân Sài Gòn đã đọc tiếp lời thề: Không đi lính cho Pháp - Không làm việc cho Pháp - Không bán lương thực cho Pháp - Không dẫn đường cho Pháp!

Buổi lễ Độc lập đã biến thành cuộc tuần hành của hàng triệu đồng bào trên các đường phố Sài Gòn. Bà Gương cùng cha cũng đi tuần hành xuôi về hướng Chợ Lớn để từ đó đi xe đò về nhà. Ngày hôm sau bà mới nghe tin, thực dân Pháp từ trên các nhà lầu cao đã bắn lén vào các đoàn tuần hành làm 47 đồng bào chết và bị thương ở khu vực trung tâm Sài Gòn.

Cách mạng và Tết Độc lập 

Bà Gương nhớ lại, chỉ vài tuần sau ngày “Tết Độc lập”, thông tin trên đài cho biết thực dân Pháp đã gây hấn và lấn tới đánh chiếm các trụ sở của cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Để rồi ngày 23.9.1945, cha, chú của bà và những người đàn ông, thanh niên trong xóm lại mài giáo, mác, vót nhọn cây tầm vông và hát vàng bài “Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…”. Rồi thực dân Pháp đánh xuống Cần Đước quê bà. Từng đoàn xe “nhà binh” chở đầy lính lê dương theo lộ 50 chạy càn vô xóm, tất cả dân trong xóm phải “tản cư” vô vùng sâu Rạch Bộng, Nhà Trường… ai chạy không kịp nếu là đàn ông thì bị bắt, giết, còn đàn bà bị hãm hiếp… Nhà cửa bị giặc đốt phá. Nỗi căm hờn dâng cao ngùn ngụt!

Một buổi tối đầu năm 1946, bà Gương được cha bảo đi theo cha, đi theo cách mạng. Một năm sau, lần lượt cha, rồi chú bà Gương đã anh dũng ngã xuống dưới họng súng của giặc Pháp. Không quản phận gái, bà đã tham gia kháng chiến để “đền nợ nước, trả thù nhà”! Rồi chồng và cha chồng của bà cũng hy sinh trong cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Bà Gương đi tiếp hết kháng chiến chống Pháp, rồi kháng chiến chống Mỹ, nhiều lần bà bị sa vào tay giặc, từng là bạn tù của nữ Anh hùng Lê Thị Riêng. Sau ngày thống nhất đất nước, bà tiếp tục công tác và về nghỉ hưu năm 1985 ở cương vị Chánh án TAND huyện.

Bây giờ, dù đã lớn tuổi, nhưng mỗi năm đôi lần bà Gương tự dùng tiền lương hưu của mình để tổ chức “Tết Độc lập” vào ngày 2.9 và Giỗ Liệt sĩ vào ngày 27.7, để các đảng viên, gia đình chính sách trong ấp tới dự, thăm hỏi nhau, ôn lại truyền thống…

NGUYỄN PHẤN ĐẤU
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm những phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam: Xúc động, tự hào

VƯƠNG TRẦN |

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm sáng tạo của hội họa - là biểu tượng cô đọng, đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, hàm chứa khát vọng tha thiết về sự phát triển đất nước của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập.

Tôn vinh những người phất ngọn “Cờ hồng tháng Tám”

Việt Văn (thực hiện) |

Thiếu tá Phạm Vân Anh - Phó Giám đốc Điện ảnh Truyền hình Bộ đội Biên phòng - là người đa tài, vừa làm thơ, vừa viết kịch bản, đạo diễn phim, viết báo và còn là tác giả kịch bản các chương trình kỷ niệm, gần nhất là sự kiện giao lưu “Sao Độc lập” do Tạp chí Cộng sản và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 18.8. Dịp 2.9 năm nay, tập 1 của bộ phim “Cờ hồng tháng Tám” do chị vừa viết và đạo diễn sẽ phát sóng trên chương trình “Tạp chí Biên giới hải đảo” trên kênh VTC1.

Xây dựng trật tự, kỷ cương, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu chính trị, phát triển kinh tế - xã hội

Đại tướng Tô Lâm Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an |

Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19.8.1945 - 19.8.2020), 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã có viết: “Mãi mãi xứng đáng là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân”. Báo Lao Động xin lược trích bài viết này.

Bức chân dung đặc biệt tại Triển lãm “Cách mạng Tháng Tám–Mốc son lịch sử"

Vương Trần - Kim Anh |

Hơn 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày giới thiệu tại Triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám - Mốc son lịch sử”.

Báo Lao Động trong những ngày Cách mạng Tháng Tám

Minh Quang |

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một trang đẹp rực rỡ trong lịch sử Báo Lao Động.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Triển lãm những phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam: Xúc động, tự hào

VƯƠNG TRẦN |

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm sáng tạo của hội họa - là biểu tượng cô đọng, đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, hàm chứa khát vọng tha thiết về sự phát triển đất nước của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập.

Tôn vinh những người phất ngọn “Cờ hồng tháng Tám”

Việt Văn (thực hiện) |

Thiếu tá Phạm Vân Anh - Phó Giám đốc Điện ảnh Truyền hình Bộ đội Biên phòng - là người đa tài, vừa làm thơ, vừa viết kịch bản, đạo diễn phim, viết báo và còn là tác giả kịch bản các chương trình kỷ niệm, gần nhất là sự kiện giao lưu “Sao Độc lập” do Tạp chí Cộng sản và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 18.8. Dịp 2.9 năm nay, tập 1 của bộ phim “Cờ hồng tháng Tám” do chị vừa viết và đạo diễn sẽ phát sóng trên chương trình “Tạp chí Biên giới hải đảo” trên kênh VTC1.

Xây dựng trật tự, kỷ cương, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu chính trị, phát triển kinh tế - xã hội

Đại tướng Tô Lâm Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an |

Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19.8.1945 - 19.8.2020), 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã có viết: “Mãi mãi xứng đáng là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân”. Báo Lao Động xin lược trích bài viết này.

Bức chân dung đặc biệt tại Triển lãm “Cách mạng Tháng Tám–Mốc son lịch sử"

Vương Trần - Kim Anh |

Hơn 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày giới thiệu tại Triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám - Mốc son lịch sử”.

Báo Lao Động trong những ngày Cách mạng Tháng Tám

Minh Quang |

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một trang đẹp rực rỡ trong lịch sử Báo Lao Động.