Những “bản án kinh hoàng” từ mạng xã hội

Huyên Nguyễn |

Hiện tượng phát ngôn gây thù ghét và lăng mạ công cộng ngày càng nở rộ và lan rộng tại Việt Nam, đặc biệt là trên mạng xã hội. Nạn nhân của hiện tượng này cũng vô cùng đa dạng, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể ngay lập tức bị “ném đá” chỉ sau một chia sẻ trên mạng xã hội.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt - đây là điều được nhiều chuyên gia đề cập đến tại Hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững” do Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức vừa qua.
Những cơn bão thù ghét
Việt Nam đang là nước có số người sử dụng mạng xã hội lớn. Thống kê của Chương trình nghiên cứu Internet & Xã hội (VPIS) cho thấy, nước ta hiện có hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm 37% dân số, đây là tỉ lệ cao so với mức độ trung bình toàn cầu là 31%. Trung bình mỗi ngày một người Việt Nam vào mạng xã hội khoảng 2 giờ 18 phút.
GS.TS. Phạm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học VPIS, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn khẳng định: Mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi rộng lớn cho công dân toàn cầu tự do kết nối và chia sẻ. Tuy nhiên, nó cũng trở thành công cụ miễn phí và vô hình mà bất cứ ai có thể sử dụng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng và đang tạo nên một thách thức lớn không chỉ tại Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Hiện chưa có khái niệm đầy đủ về “hate speech” (phát ngôn gây thù ghét). Nhưng có thể tạm hiểu là phát ngôn chế nhạo, phỉ báng, quấy rối, khuyến khích những người có thái độ căm ghét, hay xúi giục tấn công người khác ngoài đời thực về giới tính, sắc tộc, tôn giáo hay khuyết tật.
Phát ngôn gây thù ghét ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở Việt Nam với rất nhiều trường hợp nằm ngoài sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cũng trong kết quả khảo sát của VPIS, 78,1% người sử dụng mạng xã hội đã trở thành nạn nhân của những phát ngôn gây thù ghét trên môi trường này. Internet đang cho người ta công cụ là “hòn đá vô hình” để ném đá người khác. Một thành viên mạng xã hội Facebook chia sẻ: “Nếu người nào bị thù ghét mà để bị đăng bài lên các nhóm như Bí mật Eva hay Otofun... thì coi như bất đắc dĩ nổi danh khắp cả nước với hàng nghìn bình luận và lượt chia sẻ”.
Ông Lê Quang Tự Do – Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử ví dụ về việc thông tin giả được tung lên Facebook về hình ảnh “đoàn xe về Chủ tịch Quốc hội về thăm quê” để nói về việc cần nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam. Ông nhận định, dù người Việt Nam rất yêu nước nhưng khi lên mạng xã hội lại vô tình làm cho hình ảnh của đất nước xấu đi.
Và “bản án” miệng đời
Theo TS. Phạm Hải Chung (giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền), lời nói gió bay còn những điều lưu giữ trên Internet có thể tồn tại mãi mãi và gây áp lực khiến nhiều người bị tổn thương, thậm chí có thể dẫn tới tự tử. Từ chuyện một hoa hậu có dáng ngủ chưa đẹp, cô giáo mắng học sinh, cán bộ phanh áo khi tiếp dân, nhà sư lỡ lời, bác sĩ gác chân khi trực hay hình ảnh bảo vệ cõng cán bộ trời mưa…đều có thể trở thành “tâm bão”. Bởi đám đông vốn tư duy chủ yếu bằng hình ảnh và cảm tính. Một bức ảnh bị cắt góc thì chỉ thấy một mảng tối của vấn đề và góc nhìn của người chụp. Báo chí và cư dân mạng từng lên án vụ việc “con đánh cha tại Hải Dương”, hay vụ “siêu xe lắp biển xanh tại Cần Thơ”... nhưng rồi đây đều là thông tin giả. Theo nghiên cứu của VPIS, hơn 60% người sử dụng mạng xã hội từng chứng kiến hoặc là nạn nhân của những phát ngôn nói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự và tỉ lệ này ở nội dung vu khống, bịa đặt thông tin là hơn 46%.
TS. Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng cho rằng, chưa bao giờ con người lại bị lăng nhục nhanh, nhiều và dễ dàng đến thế. Như hai bảo mẫu ở TPHCM bạo hành trẻ phải chịu hình phạt 3 năm tù, nhưng cộng đồng mạng dùng những lời lẽ sỉ nhục khủng khiếp, “kết án” họ còn nặng nề hơn luật pháp. Hay việc một nữ kỹ sư tham gia chương trình “Ai là triệu phú” không biết nấu canh cua với mùng tơi bị nói “mua bằng”, “ăn bám xã hội”; cô gái dùng áo lót bịt mặt thoát khỏi đám cháy quán karaoke trên phố Nguyễn Khang (Hà Nội) cũng chịu sự mỉa mai nặng nề... Vòng xoáy bạo lực của những phát ngôn thù ghét xuất phát từ sự tiếp cận chia cộng đồng thành hai phe “chúng ta” và chúng nó”. Ngoài ra, một bộ phận người dùng mạng xã hội còn có xu hướng làm “dân phòng trên mạng”. Những người đó thích nhìn thấy mình tốt hơn, mình oai hơn, lương thiện, chính nghĩa hơn vì thế tự cho mình quyền đi đàn áp kẻ xấu, kẻ sai mà cái sai ở đây thì rất vô cùng, đơn giản chỉ là có quan điểm khác mình.
Một số khác lại hành xử theo cảm tính, chia sẻ một cách vô thức theo đám đông để sự phẫn nộ làm lu mờ lý trí mà không nhìn ra sự thật để rồi dẫn đến rất nhiều trường hợp bị bôi nhọ trên mạng xã hội đã tự tử hay mất cả danh dự lẫn công việc... Đôi khi, những người chia sẻ còn không biết mình đang bị lợi dụng khi thông tin lan truyền xuất phát từ sự bịa đặt, vu khống, hành vi cố tình, có chủ ý để gây hại cho bất cứ cá nhân và tổ chức nào, vô tình tiếp tay cho tội ác.
Doanh nghiệp cũng điêu đứng vì tin đồn xấu
Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Lê đã nêu lên những thực trạng và tác động các phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam như Cocacola từng bị tẩy chay vì bị coi là trốn thuế. Hay chuyện Cty Masan có đứng sau vụ lùm xùm kiểm định nước mắm hay không, chưa có bất cứ cơ quan nào kết luận nhưng cư dân mạng đã đăng hàng ngàn thông báo và lên chiến dịch tẩy chay toàn bộ các thương hiệu và sản phẩm thuộc Masan.
Thậm chí, nhiều gương mặt đại diện cho các thương hiệu bị đồn thổi những thông tin chưa được kiểm chứng từ mạng xã hội như Hồ Ngọc Hà bị tố cướp chồng, là người thứ ba... cũng khiến doanh nghiệp điêu đứng. Không ai kết luận điều này nhưng hàng loạt các chiến dịch tẩy chay các nhãn hàng, thương hiệu Hồ Ngọc Hà làm đại diện thương hiệu hay quay quảng cáo. Thậm chí hình ảnh, slogan của doanh nghiệp cũng bị mang đi chế giễu, bội nhọ, ông Vinh nêu.
Đồng quan điểm, bà Huỳnh Thị Xuân Liên - Phó Tổng giám đốc Cấp cao Suntory PepsiCo Việt Nam cho biết trong thời gian gần đây, tin giả và phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội nhắm vào một số nhãn hàng của công ty đã làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới uy tín doanh nghiệp. Điều này gây ra nhiều vấn đề hơn chúng ta nghĩ: Nhãn hàng bị ảnh hưởng về uy tín, người tiêu dùng hoang mang, mất niềm tin.
Ảnh hưởng này có thể vượt ra khỏi phạm vi một nhãn hàng hay một công ty, gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ ngành hàng và cả các công ty trong chuỗi cung ứng khác. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập cũng như việc làm cho người lao động trong các công ty liên quan, và quan trọng hơn nữa là sự ảnh hưởng đến thu nhập của Nhà nước từ thuế khi kinh doanh bị ảnh hưởng”.
Do vậy, bà Liên cũng đề xuất nhà nước, cộng đồng cũng như doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau để nâng cao ý thức cho người tham gia mạng xã hội; một hành lang pháp lý cho việc xử lý tin giả và thông tin gây thù ghét là cần thiết để bảo vệ cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội cần có trách nhiệm với dịch vụ/nền tảng họ cung cấp để góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh trên mạng xã hội.
Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Vụ hai phụ nữ bị đánh: Tạm giữ người tung clip lên mạng xã hội

Trường Sơn |

Liên quan việc điều tra làm rõ động cơ, mục đích vụ đánh hai phụ nữ rồi tung clip lên mạng xã hội, sáng nay (4.5), Công an TPHCM cho biết, đã triệu tập 5 người có liên quan và tạm giữ chủ nhân tài khoản faceboook "Phan Hùng" là Phan Sơn Hùng (SN 1984, ngụ quận Gò Vấp) - người tung clip trên lên mạng xã hội vào ngày 2.5.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Vụ hai phụ nữ bị đánh: Tạm giữ người tung clip lên mạng xã hội

Trường Sơn |

Liên quan việc điều tra làm rõ động cơ, mục đích vụ đánh hai phụ nữ rồi tung clip lên mạng xã hội, sáng nay (4.5), Công an TPHCM cho biết, đã triệu tập 5 người có liên quan và tạm giữ chủ nhân tài khoản faceboook "Phan Hùng" là Phan Sơn Hùng (SN 1984, ngụ quận Gò Vấp) - người tung clip trên lên mạng xã hội vào ngày 2.5.