Nhà Việt Nam học Daria Mishukova: Tiền âm phủ hiện nay in không đúng quy định

MINH THI (thực hiện) |

Sống ở Việt Nam đã hơn 9 năm, từ một nhà Việt Nam học chuyên phát triển và quảng bá về du lịch, Daria Mishukova chuyển sang lĩnh vực quản lý kinh doanh cho một thương hiệu quốc tế nổi tiếng về ngọc trai. Sau đó, cô lại tiếp tục theo nghề xây dựng và phát triển thương hiệu, tư vấn kinh doanh và đầu tư. Dù làm công việc gì, cô đều đam mê nghiên cứu đến cùng và ngày càng gắn bó với Việt Nam.

Mới đây, cuốn sách “Việt Nam đất nước con Rồng cháu Tiên” khá nổi tiếng của cô lại được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tái bản vì lý do cuốn sách hết sức thú vị và bổ ích, không chỉ cho người Nga đi du lịch, mà cho cả khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Có những chi tiết trong cuốn sách mang tính độc đáo và hài hước, khiến người đọc háo hức khám phá Việt Nam với những điều rất... mới lạ và thú vị. Daria nhận giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại 2016 (giải khuyến khích dành cho thể loại báo điện tử) cho tác phẩm “Việt Nam - 91 câu chuyện từ huyền thoại đến ngoại giao”.

Một cô gái thông minh, lịch lãm, giỏi tiếng Việt và tiếng Anh, am hiểu về du lịch Việt, tính cách và văn hóa người Việt, nấu ăn ngon, đặc biệt các món Nga. Một chuyên gia về văn hóa và du lịch Việt yêu cái đẹp, cầu toàn trong mọi thứ. Ở cô, luôn tỏa ra vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn.

Chị vẫn đi đi về về giữa Nga và Việt Nam, vậy công việc chính của chính của chị ở bên Nga là gì?

- Tôi ở Việt Nam 8 - 10 tháng trong năm, chỉ về Nga trong kỳ nghỉ. Có năm chủ yếu ở bên Nga, nhưng thời gian ở Việt Nam thường nhiều hơn.

Việt Nam có phải là nơi đáng sống không, dưới mắt chị?

- Một đất nước đáng sống còn phụ thuộc vào sự so sánh với những nước khác dưới góc nhìn của một người. Tôi muốn dùng từ chất lượng cuộc sống, bao gồm chi phí bỏ ra và tiện nghi nhận lại cũng như sự cân bằng giữa thu và chi. Tôi nhận thấy nếu so sánh với Singapore, có thể thấy nước này hơn Việt Nam về nhiều mặt, nhưng chi phí lại khá đắt đỏ, cao hơn nhiều. Ở Việt Nam có sự cân bằng giữa mức thu nhập và hưởng thụ cuộc sống. Tất nhiên không thể so sánh được về mặt môi trường xanh, trật tự giao thông hay an toàn khi ra đường, vì ở Việt Nam các vụ trộm cướp túi xách, điện thoại vẫn xảy ra khá nhiều, nhưng chi phí sinh hoạt của một gia đình tại một khu căn hộ cao cấp có cuộc sống chất lượng cao ở Việt Nam vẫn mềm hơn so với mức sống tương tự ở Singapore, Malaysia...

Hay nói về những tiện nghi nhỏ như dịch vụ thuê người giúp việc nhà. Thử so sánh hai gia đình cùng nghề giáo viên tại Việt Nam và Nga, thì ở Việt Nam, một giáo sư đại học có vợ ở nhà làm nội trợ và hai đứa con, có thể thuê người giúp việc. Nhưng ở bên Nga, các giáo sư trường đại học đều phải tự làm mọi việc, vì chi phí thuê người giúp việc quá cao. Trong văn hóa Việt Nam, điều này được xem là bình thường, còn ở Nga thì phải là gia đình có địa vị, giàu có mới có thể thuê người.

Theo chị, nét đặc trưng về văn hóa Việt là gì, điều gì làm chị thích và không thích khi ở Việt Nam?

- Mọi cảm nhận của tôi thay đổi theo thời gian. Tất nhiên, nếu nói về những cơ hội để làm việc ở nước ngoài, biết nói tiếng địa phương thì đó quả là may mắn, nhưng theo tôi vẫn có điều bất lợi. Nhìn về mọi mặt, đây là lợi thế, nhưng mặt khác, không phải lúc nào cũng sử dụng được ngôn ngữ địa phương, tùy theo bối cảnh. Nếu người Nga, Pháp, Đức... nói tiếng Anh với người Việt, thì trình độ hai bên tương đương, ngôn ngữ tương đương. Những nét liên quan đến văn hóa, tâm lý dân tộc không phải là trọng tâm, khi cả hai bên đều sử dụng ngoại ngữ - tiếng Anh trong giao tiếp. Còn nếu người nước ngoài nói được tiếng Việt, thì yếu tố văn hóa, tâm lý dân tộc sẽ nổi lên và sẽ chịu áp lực nhiều hơn. Nhiều khi có sự chênh lệch trình độ rất lớn, thì phải có cách giải quyết, như đối diện với văn hóa đi muộn, giờ “cao su” của người Việt, họ sẽ bào chữa “Việt Nam là thế”, hay: “Ở nước ngoài thì có thể khác, còn đây là Việt Nam mà”. Người Việt khôn lanh, hay chống chế. Nếu muốn bớt áp lực, mình phải tạo khoảng cách, có một độ lùi về văn hóa, để không bị ảnh hưởng. Và cố ý sử dụng ngoại ngữ - tiếng Anh (dù biết tiếng Việt) là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả trong những tình huống này.

Bên cạnh đó, người Việt hay hỏi thẳng về tuổi tác, con cái, thu nhập của người đối diện chỉ trong lần đầu gặp gỡ. Dĩ nhiên, người ta phải hỏi tuổi để dễ xưng hô, nhưng điều này không cần thiết vì những câu hỏi riêng tư đó thuộc phạm trù tế nhị, cho dù tôi rất hiểu văn hóa của người Việt.

Tôi có phương châm là cái gì mình thích sẽ cố gắng tiếp cận sâu hơn; còn nếu không thì tránh sang một bên.

Chị có điều thú vị nào muốn chia sẻ?

- Tuy đã chứng kiến rất nhiều lần, nhưng lần nào, tôi cũng ấn tượng với cách người Việt làm sự kiện. Họ thường tổ chức song song phần hội thảo, kinh doanh và phần tiệc tùng, giải trí. Trong bàn ăn, người ta hay ca hát. Lúc đó, mọi người trở nên bình đẳng, hiểu nhau hơn, phát hiện ra những tài lẻ hay những thú vui tương đồng... Ngay như những người tài xế cũng lên hát rất vui vẻ, thay đổi không khí, thay đổi mối quan hệ giữa sếp và nhân viên... Ở bên Nga thì trong văn hóa kinh doanh người ta không có điều kiện thể hiện sự hiểu biết nhau, xóa đi những khoảng cách trong tập thể lao động, không có sự thay đổi góc nhìn với người khác. Có một nhà khoa học Nga đã nói có kinh nghiệm mới, có góc nhìn tươi mới thì mối liên kết giữa các tế bào nơ ron thần kinh phong phú hơn, dẫn đến khả năng tạo ra cái mới của con người cao hơn.

Trong cuốn sách “Việt Nam đất nước con Rồng cháu Tiên” tái bản lần này, chị có bổ sung những thay đổi nào không?

- Tôi rất vui khi sách được tái bản (sách in vào năm 2013 bằng tiếng Việt), nhưng quả thực nếu bạn muốn hiểu cái hay cái đẹp của bản gốc và giọng văn, thì nên đọc thẳng bằng tiếng Nga, văn phong trau chuốt, có phong cách hơn.

Trong thời gian 10 năm kể từ khi cuốn sách này ra đời, sự quan tâm của độc giả không hề giảm. Bản tiếng Nga được tái bản năm 2010 cũng đã được cập nhật và bổ sung một số thông tin mới. Bên cạnh đó, tôi cũng đã có nhiều bài báo trên một trang web chuyên về thông tin kinh doanh, đầu tư và du lịch bằng tiếng Nga và tiếng Anh (www.business-leisure.ru/countries/vietnam). Nhưng nói chung, tôi ưu tiên viết sách và viết bài cho tạp chí hàng không.

Gần đây, có xảy ra chuyện du khách nước ngoài bị tài xế lừa vì không rành tiền âm phủ và tiền thật. Chị nghĩ sao về điều này?

- Chuyện du khách sang Việt Nam không phân biệt được tiền thật hay tiền âm phủ từng xảy ra nhiều lần rồi chứ không phải tại thời điểm này. Nếu họ đọc sách của tôi thì sẽ không bị lừa, vì trong sách, tôi có đề cập đề chuyện này. Trong Luật Xuất bản của Việt Nam có ghi rõ quy định việc in tiền âm phủ thế nào, cụ thể phải in một mặt, không được giống tiền thật về kích thước, màu sắc. Thế nhưng tiền âm phủ hiện nay in không đúng quy định. Điều này tôi có thể lý giải được, là bởi, đối với người Việt, cái gì có trong thế giới dương có thì sẽ phải có trong thế giới âm. Nếu in khác đi thì người ta e rằng “ngân hàng địa phủ” không chấp nhận, như thế tổ tiên sẽ không nhận được. Hay một ví dụ khác, vào năm 2007, có luật bắt buộc đội nón bảo hiểm ở thế giới dương, thì ở thế giới âm cũng có... nón bảo hiểm bằng giấy... để đốt gửi cho ông bà.

Chị nghĩ sao khi một người nước ngoài như chị lại thích sống ở VN, trong khi nhiều người chỉ muốn đưa con đi du học và ở lại nước ngoài?

- Về giáo dục, nếu có điều kiện, người Việt sẵn sàng cho con cái sang nước ngoài học tập; người càng giàu thì cho con đến những đất nước hàng đầu về giáo dục, đó là chuyện đương nhiên. Còn nếu không có điều kiện, người ta vẫn có thể cho con học trong nước. Tôi có người bạn Nga, chị và gia đình làm việc ở Phú Quốc nên chị ấy cho con học một năm ở một trường bình thường, và cô bé cũng đã đạt điểm cao môn tiếng Việt. Chị ấy cũng hài lòng về trường học và giáo viên nơi đó, nhưng sau lại đem con về Nga vì hết thời hạn làm việc ở Việt Nam. Nói như thế là để hiểu, sống ở đâu cũng thế, tùy vào thu nhập của mỗi gia đình mà các bậc cha mẹ quyết định cho con đi học ở nước ngoài hay học trong nước.

Còn với tôi, những năm tháng sống ở Việt Nam lại mang cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị, làm được điều mình thích, mở rộng mối quan hệ với giới kinh doanh, giới trí thức Việt Nam và quốc tế - đó là điều không phải dễ có khi sống ở một thành phố. Những năm tháng ở Việt Nam đã trở thành kinh nghiệm toàn cầu quý giá của tôi và mang lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp.

Xin cảm ơn chị.

MINH THI (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nên bỏ hẳn việc in tiền âm phủ có kích thước màu sắc giống tiền thật

CAO NGUYÊN - TUẤN ANH |

Một số giáo sư, chuyên gia văn hóa đưa ra đề xuất trên sau khi xảy ra vụ việc lừa đảo khách nước ngoài bằng tiền âm phủ tại Hà Nội.

Tin tức pháp luật 24h: Bản án cho lái xe taxi trả tiền âm phủ cho khách Tây; Thu giữ lô thuốc lá lậu "khủng"

T.H |

Liên quan đến vụ khách Tây tố bị lừa đảo, trả lại bằng tiền âm phủ, chiều 21.7, Công an quận Hoàn Kiếm đã đưa ra kết luận điều tra và có thể bị phạt tù đến 3 năm... là tin tức pháp luật nóng trong 24h qua.

Lái xe taxi dùng tiền âm phủ trả lại cho du khách có thể bị phạt tù đến 3 năm

Trần Huy Tuấn |

Theo luật sư, việc tài xế dùng tiền âm phủ trả lại cho du khách là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể bị phạt tù đến 3 năm.

Giảm nghèo bền vững - Bài toán nan giải của địa phương

VĂN SỸ |

Những năm qua, với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, công tác giảm nghèo ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Song, thực tế cho thấy công tác này còn không ít hạn chế, khó khăn. Làm thế nào để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo vẫn là bài toán nan giải với hầu hết các địa phương mà Bạc Liêu là một điển hình.

Vĩnh Long: Kiểm tra 60 xe, 34 chiếc bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện kiểm soát nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, nội ô TP. Vĩnh Long đã phát hiện, lập biên bản, tạm giữ 34 phương tiện.

Học sinh có thể thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy từ năm lớp 11

KHÁNH AN |

Các thầy cô khuyến khích học sinh lớp 11 nên thử sức tại các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy để có thêm nhiều kinh nghiệm cho kỳ thi năm cuối cấp.

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Nên bỏ hẳn việc in tiền âm phủ có kích thước màu sắc giống tiền thật

CAO NGUYÊN - TUẤN ANH |

Một số giáo sư, chuyên gia văn hóa đưa ra đề xuất trên sau khi xảy ra vụ việc lừa đảo khách nước ngoài bằng tiền âm phủ tại Hà Nội.

Tin tức pháp luật 24h: Bản án cho lái xe taxi trả tiền âm phủ cho khách Tây; Thu giữ lô thuốc lá lậu "khủng"

T.H |

Liên quan đến vụ khách Tây tố bị lừa đảo, trả lại bằng tiền âm phủ, chiều 21.7, Công an quận Hoàn Kiếm đã đưa ra kết luận điều tra và có thể bị phạt tù đến 3 năm... là tin tức pháp luật nóng trong 24h qua.

Lái xe taxi dùng tiền âm phủ trả lại cho du khách có thể bị phạt tù đến 3 năm

Trần Huy Tuấn |

Theo luật sư, việc tài xế dùng tiền âm phủ trả lại cho du khách là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể bị phạt tù đến 3 năm.