Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”?

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ di dời các bến xe trong nội đô và xây dựng mới ở ngoại thành. Đây là nội dung nằm trong quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm giảm tải cho nội đô. Tuy nhiên, việc đưa bến xe ra vành đai thành phố, nhưng quá xa khu vực trung tâm khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng.

Di dời các bến xe khách Hà Nội, làm gì với “đất vàng”?

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký Quyết định số 1218/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, các bến xe hiện có (trong khu vực đường vành đai 3) gồm: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của bến xe trên cơ sở quy mô hiện có.

Về lâu dài sẽ được thay thế bằng các bến xe theo quy hoạch tại khu vực lân cận đường vành đai 3 (bến Đông Anh, bến Cổ Bi) và vành đai 4 (bến Nội Bài, bến Phùng, bến phía nam...).

Quỹ đất các bến xe khách hiện có này sẽ được chuyển chức năng ưu tiên cho nhu cầu phục vụ giao thông công cộng và giao thông đô thị (bãi đỗ xe công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ...). Trong giai đoạn trung hạn, xây dựng bến Yên Sở (diện tích khoảng 3,2ha) theo dự án đầu tư được duyệt.

Trên thực thế, đã có nhiều bến xe Hà Nội “xóa xổ” nhưng quỹ đất lại không dành cho giao thông đô thị. Trước đây, việc ùn tắc giao thông trên tuyến đường Nguyễn Khoái một phần nguyên nhân được cho là do bến xe Lương Yên, thế nhưng trên thực tế khi bến xe này đã được xóa bỏ thì tình trạng ùn tắc giao thông vẫn tiếp tục xảy ra.

Cụ thể, năm 2016, bến xe Lương Yên được quyết định di dời sau 12 năm tồn tại. Thời điểm đó người dân địa phương khá vui mừng vì cho rằng sẽ sớm thoát khỏi cảnh tắc đường, thoát cảnh nhốn nháo do việc bắt trả khách. Thế nhưng thời gian sau đó, khu đất đã được điều chỉnh xây dựng 3 tháp nhà ở cao tầng tiếp tục gây thêm ách tắc giao thông khu vực.

Tương tự, bến xe Hà Đông do tỉnh Hà Tây cũ quản lý, cũng đã ngừng hoạt động để xây dựng chung cư cao tầng. Thay thế là bến xe Yên Nghĩa nằm cách đó khoảng 4km, rộng 7ha và được đầu tư chừng 80 tỉ đồng. Với diện tích rộng, cơ sở vật chất hiện đại, đây được coi là bến xe khách lớn nhất miền Bắc. Nhưng sau nhiều năm đi vào hoạt động, bến xe Yên Nghĩa vẫn vắng vẻ, đìu hiu vì nằm ở đường vành đai 4, xa trung tâm.

Không để quy hoạch một đằng, làm một nẻo

Trao đổi với Lao Động, TS Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia - cho rằng, dù có quy hoạch lại, xây mới bến xe bên ngoài thì vẫn phải giữ lại bến trong nội đô. Nếu đẩy các bến xe ra ngoài, người dân nội thành muốn đi các tỉnh sẽ phải đi lại, di chuyển bằng xe cá nhân, xe taxi. Như vậy, các phương tiện đi lại trong nội đô chỉ có gia tăng chứ chẳng giảm đi, ngược với đề án hạn chế phương tiện cá nhân.

Do vậy, Hà Nội không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Song song với việc xây thêm các bến xe mới, Hà Nội cần quy hoạch giữ ổn định các bến xe liên tỉnh hiện có nằm từ vành đai 3 trở ra (bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm...), đồng thời nâng cấp hiện đại hóa các bến xe này như áp dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, điều hành bến, tổ chức hiệu quả việc phân luồng giao thông, xem xét nâng cấp thành bến xe nhiều tầng... đảm bảo phục vụ phù hợp nhu cầu đi lại của nhân dân.

Theo ông, nếu theo quy hoạch này, người dân ngoại tỉnh muốn vào vùng trung tâm Thủ đô thì sau khi đi xe khách liên tỉnh đến các bến xe, sẽ phải di chuyển quãng đường từ 20-30km bằng các phương tiện công cộng hoặc cá nhân. Điều này gây khó khăn cho người dân hơn là sự thuận lợi.

“Trước khi tính đến việc quy hoạch, xây dựng thêm các bến xe mới thì thành phố cần nâng cấp các bến hiện có” - ông Tạo nói.

Ông Nguyễn Văn Thanh - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam - cho rằng, giải pháp này không những không giúp địa phương đảm bảo trật tự, ATGT mà còn gây lãng phí xã hội, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Cụ thể, nếu 4 bến xe ở Hà Nội chuyển ra ngoại thành, hành khách sẽ phải sử dụng tới hàng nghìn phương tiện các loại/ngày để đi và đến các bến xe, việc này làm tăng mật độ giao thông trong đô thị và gây ùn tắc giao thông, thậm chí có nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Không những thế, việc đẩy bến xe ra xa trung tâm còn tạo điều kiện cho xe dù, bến cóc phát triển, do chi phí từ nhà đi đến bến xe nhiều hơn chi phí tuyến chính, nhất là khi giao thông công cộng hiện tại không tốt và trong tương lai gần, chúng ta cũng chưa đủ kinh phí để đầu tư đồng bộ.

Về sự lãng phí xã hội, giả sử Hà Nội đưa bến xe Giáp Bát, Nước ngầm, Mỹ Đình về nơi cách các bến xe hiện nay 7-12km, với lượng khách trung bình 120.000 lượt người/ngày, tổng chi phí di chuyển của hành khách đi và đến các bến xe Hà Nội sẽ cực kỳ tốn kém.

Cùng quan điểm, chuyên gia giao thông - TS Nguyễn Xuân Thủy - cho biết, việc quy hoạch đưa tất cả các bến xe ra khỏi nội đô là trái với xu hướng thế giới, gây bất tiện cho người dân. Ông cho rằng, nên giữ nguyên vị trí các bến xe hiện nay. Quỹ đất dành cho giao thông rất ít, đây là nguyên nhân cơ bản khiến vấn nạn ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng trầm trọng.

Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng. Đã có nhiều mảnh đất vàng dành cho giao thông đã biến thành các chung cư, khách sạn, nhà hàng.

Dẫn chứng trường hợp bến xe Lương Yên ngay sau khi di dời, hàng loạt tòa nhà cao tầng mọc lên, ông Thủy cho rằng, thành phố cần xem lại quan điểm quy hoạch. Việc xây dựng hàng loạt nhà cao tầng trên những diện tích được di dời thì không hạ tầng nào gánh nổi và việc ùn tắc là điều đương nhiên.

Ngoài ra, ở khu vực phía Nam, đã có bến xe nước Nước Ngầm, Giáp Bát nhưng nay lại đồng ý cho xây thêm bến xe Yên Sở. Trong khi đó, ở khu vực phía Đông Bắc lại gần như vắng bóng bến xe từ khi bến xe Lương Yên bị “xóa xổ”.

Đặc biệt, khu vực này đi nhiều tỉnh lớn như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang… nhưng lại chỉ có bến xe Gia Lâm với diện tích rất nhỏ, chỉ đủ cho nhu cầu đậu xe buýt.

Theo chuyên gia giao thông - TS Nguyễn Xuân Thủy - kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, ngoài việc xây các bến xe ở vùng ven thành phố thì cần có thêm các bến xe ở nội thành.

“Một ôtô khách đi vào nội thành có thể chở theo 50 người. Nếu ôtô khách đến ngoại thành và đỗ ở bến, người dân vào nội thành bằng 50 xe máy hoặc 50 taxi thì còn gây tắc đường hơn nhiều so với một xe khách” - ông Thủy phân tích.


Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đìu hiu ở bến xe khách tỉnh Hà Tĩnh sau Tết

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hết Tết, nhu cầu đi lại của người dân có tăng so với bình thường. Tuy nhiên, do vẫn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên số đầu xe xuất bến tại bến xe Hà Tĩnh rất thấp so với trước khi dịch bệnh xảy ra.

Trở lại TPHCM trong đêm, hàng ngàn người vạ vật ở bến xe Miền Đông

MINH QUÂN |

TPHCM - Nửa đêm, bến xe Miền Đông tấp nập do người dân từ các tỉnh thành trở lại TPHCM sau Tết Nguyên đán. Hàng trăm xe ôm, taxi hoạt động hết công suất cũng không đủ đón khách nên nhiều người phải ngủ vạ vật tại bến xe Miền Đông chờ đến sáng để đón xe buýt về nhà.

Bến xe vắng khách, thu nhập lái xe, xe ôm "bốc hơi" 80%

Bảo Bình - Phương Anh |

So với thời điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán mọi năm, lượng khách đổ về các bến xe giảm mạnh, kéo theo thu nhập của lái xe, xe ôm và các hộ kinh doanh bị sụt giảm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đìu hiu ở bến xe khách tỉnh Hà Tĩnh sau Tết

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hết Tết, nhu cầu đi lại của người dân có tăng so với bình thường. Tuy nhiên, do vẫn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên số đầu xe xuất bến tại bến xe Hà Tĩnh rất thấp so với trước khi dịch bệnh xảy ra.

Trở lại TPHCM trong đêm, hàng ngàn người vạ vật ở bến xe Miền Đông

MINH QUÂN |

TPHCM - Nửa đêm, bến xe Miền Đông tấp nập do người dân từ các tỉnh thành trở lại TPHCM sau Tết Nguyên đán. Hàng trăm xe ôm, taxi hoạt động hết công suất cũng không đủ đón khách nên nhiều người phải ngủ vạ vật tại bến xe Miền Đông chờ đến sáng để đón xe buýt về nhà.

Bến xe vắng khách, thu nhập lái xe, xe ôm "bốc hơi" 80%

Bảo Bình - Phương Anh |

So với thời điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán mọi năm, lượng khách đổ về các bến xe giảm mạnh, kéo theo thu nhập của lái xe, xe ôm và các hộ kinh doanh bị sụt giảm.