Người Việt ngày càng chi nhiều tiền làm từ thiện

minh thi |

Một số người chưa tin lắm vào con số mà mới đây Mastercard đưa ra về việc người Việt dẫn đầu khu vực Châu - Á Thái Bình Dương về hoạt động từ thiện, song họ tin rằng việc người người làm từ thiện ngày càng tăng lên sẽ khiến cộng đồng Việt quan tâm đến công tác xã hội nhiều hơn, cho đi nhiều hơn và sẽ ngày càng vững mạnh hơn.

Mới đây, theo khảo sát về chi tiêu có ý thức và hoạt động từ thiện mới nhất của Mastercard, thông tin bất ngờ khi người Việt Nam dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về hoạt động từ thiện, với 78,5% người tiêu dùng đóng góp cho từ thiện, theo sau đó là Thái Lan (66,3%) và Hong Kong (60,2%).

Hơn ½ người tiêu dùng được khảo sát (50,4%) vào tháng 11.2016 trả lời rằng họ có đóng góp cho các hoạt động từ thiện, tăng nhẹ từ 49,9% so với năm trước. Hoạt động từ thiện được ủng hộ nhiều nhất trong khu vực là giáo dục và y tế cho trẻ em (37,8%).

Một trong những điều nhiều người băn khoăn nhất là làm thế nào để lòng tốt đặt đúng chỗ, làm từ thiện có hiệu quả, chứ không phải là cảnh “ném đá”, chê bai nhau trên mạng hay lợi dụng lòng tốt của người khác mà không chịu xoay xở để thoát đói nghèo. Theo hòa thượng Thích Nhật Từ, ngày nay, đã có nhiều người giàu lập quỹ mang tên gia đình để làm từ thiện. Nghĩa là, một người không chỉ hỗ trợ người thân mà đã mở ra cơ hội lớn hơn cho mình khi giúp phạm vi đối tượng rộng hơn, theo như lời Phật dạy, mang lòng từ bi cứu giúp nhiều người, trong nước và cả quốc tế. Chính cách thức đó giúp mọi người trở thành công dân toàn cầu.

“Chúng ta hết sức cẩn trọng trong việc làm từ thiện, từ bi nhưng phải đi cùng trí tuệ. Có không ít người qua mặt lòng nhân ái của người khác, thậm chí, không ít người bỡn cợt người khác nên khiến họ không còn lòng nhân ái để cho đi. Chúng ta nên sáng suốt không để hành vi trục lợi nào nhân danh lòng nhân ái đi lừa đảo. Hợp tác làm đúng nơi, đúng chỗ, chứ không phải để người khác dựa dẫm, mất tính nỗ lực để khắc phục hoàn cảnh.

Làm từ thiện chỉ đơn thuần từ thiện không mang lại lợi ích thực sự cho xã hội, mà phải gắn với hỗ trợ khác, phải kết nối với nhiều cơ quan, thậm chí phải trực tiếp đi đến, nếu không rất dễ bị lừa”, hòa thượng Thích Nhật Từ nhấn mạnh.

Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều năm nay, có nhiều tổ chức từ thiện hoạt động khá hiệu quả, nhịp nhàng. Không chỉ mở các quán cơm từ thiện cho sinh viên, người nghèo với giá 2.000 đồng, hay mở các điểm phát cơm định kỳ, nhiều nhà hảo tâm đến các bệnh viện nấu cơm miễn phí, hỗ trợ tiền thuốc thang, chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Rất nhiều bạn trẻ tổ chức phát cơm, tặng quà ở các đường phố, các mái ấm, nhà tình thương, hoặc đến với người nghèo vùng sâu, vùng xa. Nhiều Việt kiều gửi tiền về hỗ trợ các nhóm từ thiện giúp đỡ những người đang ốm đau, gặp hoạn nạn… Thậm chí, đã có nhiều dự án làm cầu, xây nhà cho người nghèo ở các vùng khó khăn…

Nhà giáo Việt Quân nhìn nhận: Làm từ thiện cho đi là tốt, nhưng quan trọng là phải giúp thế nào. Bạn có thể giúp các bệnh nhân bằng tiền bạc, nhưng sự thực thì phải chữa bệnh tận gốc. Làm sao không chỉ giúp bệnh nhân, mà còn giúp ông giám đốc ở bệnh viện, hay ở trường học thì giúp chính cô giáo, thầy hiệu trưởng… tìm ra nguyên nhân sâu xa.

Ông giám đốc bệnh viện chỉ cần thay đổi cách nhìn với bệnh nhân, quan tâm đến họ hơn, thay đổi cách đào tạo và lựa chọn bác sĩ có y đức, thì như vậy mới là giúp 1 người mà hàng nghìn người được lợi mỗi tháng. Thay vì giúp bằng công sức, tiền của, chúng ta có thể giúp bằng trí tuệ.

“Chúng tôi tổ chức cho các lương y chữa bệnh 1 ngày trong tháng. Bây giờ, đã có 600 người được chữa miễn phí trong 1 ngày. Rất nhiều người bị bệnh nan y bệnh viện trả về được các lương y chăm sóc trở nên khá hơn. Ngoài ra, nên chữa bệnh từ gốc, từ phong cách sống, giáo dục cách sống và cách sử dụng thực phẩm để phòng bệnh, để đi ngang bệnh viện không còn thấy nhiều bệnh nhân quá tải nữa...”, nhà giáo chia sẻ.

Theo chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, Chủ nhiệm Hội quán các bà mẹ: Ai có tấm lòng, tiền của để giúp các bệnh nhi ung thư đều rất đáng quý. Nhưng tôi muốn đưa ra cách hỗ trợ thân nhân của các con, tránh trường hợp họ chỉ chăm chăm trông chờ trợ giúp. Chẳng hạn, nên cho các em sách đọc, mua bảo hiểm y tế cho chính người nuôi bệnh để họ được hỗ trợ cụ thể.

Chúng tôi có năng lực làm từ thiện gấp trăm lần như hiện tại, nhưng không làm được, vì sự bó buộc của quy định. Đó là muốn thành lập quỹ từ thiện phải có đủ số tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỉ đồng thế chấp tùy theo quy mô. Rồi phải có thủ quỹ, có một hệ thống vận hành, không được quyên góp quỹ bằng mọi hình thức. Chính vì thế, chúng tôi chỉ ưu tiên các dự án giáo dục và y tế.

Làm từ thiện nhưng luôn lo lắng vì như đi trên làn đường mong manh, lỡ sơ suất thiếu một vài triệu đã bị nghi ngờ. Chúng tôi luôn kết hợp với các ngành, cơ quan chức năng để cùng phối hợp thực hiện và để họ có trách nhiệm.

TS Xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính TPHCM): Xã hội ngày càng nhiều người xấu thì cũng sẽ có ngày càng nhiều người tốt xuất hiện

Theo khảo sát về chi tiêu có ý thức và hoạt động từ thiện mới nhất của Mastercard, người Việt Nam dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về hoạt động từ thiện. Đánh giá của chị về khảo sát này?

- Thực ra, những đánh giá này cần được xem lại và cân nhắc kỹ bởi người tiến hành khảo sát là những ai, đối tượng khảo sát ra sao? Tôi chưa nghe nhiều đến số liệu này nên không thể đánh giá gì thêm. Song tôi nghĩ rằng, đúng là có một thực tế ngày càng nhiều người tham gia công tác từ thiện một cách tích cực, cụ thể là những người xung quanh tôi, những người tôi vẫn gặp. Đó là điều đáng mừng.

Hiện tượng ngày càng nhiều người tham gia hoạt động từ thiện nói lên điều gì,

thưa chị?

- Ngày càng nhiều người làm từ thiện là dấu hiệu cho thấy xã hội ngày càng nhiều người cần giúp đỡ và xét một khía cạnh khác thì đây là một hiện tượng xã hội cho thấy ngày càng nhiều người tốt muốn chung tay đóng góp thay đổi xã hội khi họ nhìn thấy những điều trái tai gai mắt, càng bức xúc càng là động lực cho người tốt hành động. Xã hội ngày càng nhiều người xấu thì cũng sẽ có ngày càng nhiều người tốt xuất hiện.

Có những người làm theo phong trào để lấy tiếng, có người âm thầm, không ai hay. Theo chị, làm từ thiện trước hết là cho mình, hay cho người khác?

- Làm từ thiện trước hết là giúp người khó khăn, nhưng sâu xa là giúp chính mình được có cơ hội chia sẻ, được sống thiện lành, được làm người tốt. Nhu cầu này ai cũng có. Người nào cho đi vô điều kiện, không mong cầu bất cứ điều gì cho mình, kể cả mong phước báo, không cần một lời cảm ơn, không cần một sự ghi nhận, người đó mới thực sự hạnh phúc, và khi đó mới thực sự là làm từ thiện.

Xin cảm ơn chị. M.T (ghi)

TS Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng: Nên tránh hiện tượng “từ thiện theo cảm xúc” Từ thiện theo cảm xúc, ồ ạt quyên góp khi có thiên tai xảy ra, là rất lãng phí nguồn lực. Đã đến lúc chúng ta cần làm từ thiện có chuyên môn hơn. Không chỉ chữa phần ngọn (cứu trợ khi có hoạn nạn), chúng ta còn cần chữa phần thân: Đầu tư vào các chương trình làm nhà chống lũ, xây trường, cấp học bổng, đào tạo nghề, chống bạo hành phụ nữ... Ở tầm vĩ mô, chúng ta cần có một luật về hội thông thoáng, để người dân có danh tính pháp lý cho các hoạt động xã hội của mình một cách nhanh chóng, đơn giản, giúp họ học hỏi và liên kết với các tổ chức quốc tế trong cùng lĩnh vực. Ở tầm vi mô, chính quyền địa phương cần hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho các đoàn tình nguyện tới địa phương mình. Đoàn thanh niên, Mặt trận có thể không có tài chính nhưng có nhân lực. Nguồn nhân lực này nên được huy động để giúp các đoàn từ thiện.

Theo tôi, tiêu chí thành công của một chiến dịch từ thiện không chỉ là huy động được tiền và trao được quà tới tay người dân, mà còn phải là làm được việc đó trong sự nhất trí tối đa với người dân và lãnh đạo cộng đồng, bảo toàn, thậm chí tăng cường được tinh thần đoàn kết và niềm tin lẫn nhau trong họ.

Vận động hiệu quả nguồn lực giúp đỡ người nghèo Sau 17 năm tổ chức phát động và thực hiện giúp đỡ người nghèo (17.10.2000 - 30.6.2016), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tuyên truyền, vận động các nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, tập trung hỗ trợ chương trình làm nhà “Đại đoàn kết” và làm nhà theo Quyết định 167 của Chính phủ. Từ khi phát động đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội đã tiếp nhận 49.613 tỉ đồng, trong đó ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp hơn 13.400 tỉ đồng, ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương được 36.213 triệu đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp với chính quyền hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa 1.482.512 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn; hàng chục triệu lượt hộ nghèo được hỗ trợ về vốn, tư liệu sản xuất; hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...) được xây dựng; người nghèo được giúp đỡ nhân dịp Tết Nguyên đán, giúp đỡ cho con đi học, chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày, cứu đói khi cần thiết.

minh thi
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.