Ngôi nhà mơ ước của công nhân

Đình Trọng |

Năm 2023, tại Bình Dương, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đơn hàng của doanh nghiệp sản xuất bị giảm sút, nhiều công ty phải cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động. Việc này khiến thu nhập của người lao động giảm sút, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước thềm năm mới, công nhân ở tỉnh công nghiệp có mong ước giản dị là công việc ổn định, được tăng ca có thêm thu nhập, tích góp mua được nhà để định cư lâu dài.

Mong được tăng ca...

Theo UBND tỉnh Bình Dương, năm 2023, toàn tỉnh có 127.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm, tập trung ở các ngành da giày, chế biến gỗ. Có đến 86.682 lao động bị mất việc làm phải hưởng trợ cấp thất nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Bên cạnh đó, có đến 75.320 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.

Chị Nguyễn Thị Thanh Đào (36 tuổi, bị ung thư, làm công nhân sản xuất da giày, phường An Thạnh, TP Thuận An) cho biết, đầu năm 2023, công ty ít đơn hàng, nhiều tháng liền chỉ đi làm giờ hành chính. Thu nhập của chị chỉ khoảng 6 triệu đồng, không đủ cho 3 mẹ con trang trải.

"Thời gian cuối năm công ty có thêm đơn hàng, chúng tôi mới có thêm việc làm, được tăng ca, cải thiện thu nhập. Năm mới đến, tôi không có ước mơ gì lớn lao, chỉ mong có sức khỏe để tiếp tục làm nuôi con. Mong công ty có đơn hàng nhiều hơn, duy trì sản xuất ổn định, người lao động chúng tôi được tăng ca, thu nhập tăng thêm vài triệu để duy trì cuộc sống" - chị Đào bày tỏ.

Nhìn lại năm 2023 với nhiều khó khăn khi thu nhập giảm sút do không được tăng ca, thế nhưng chị Phan Thị Thùy Vân (33 tuổi, quê An Giang, công nhân Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam TP Thuận An) vẫn giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng doanh nghiệp sẽ nhanh chóng trở lại thời "làm mãi không hết hàng". Trước thông tin được công ty thưởng Tết, ai nấy trong công ty chị Vân đều phấn khởi, tích cực làm việc hơn, đồng thời mong muốn tiếp tục được hỗ trợ để công nhân yên tâm gắn bó.

“Năm nay công ty có thưởng tháng 13, lương thưởng đầy đủ và hỗ trợ một số bạn khó khăn có vé xe về quê. Do đó, Tết năm nay, chúng tôi về quê sẽ vui vì có lương, thưởng đầy đủ. Tôi hy vọng qua năm mới, công ty sẽ duy trì được phúc lợi cho công nhân như vậy người lao động sẽ cố gắng đồng hành cùng công ty” - chị Vân chia sẻ.

Chị Tăng Thị Si Vết (36 tuổi quê Sóc Trăng, ở trọ phường Lái Thiêu, TP Thuận An, làm công nhân sản xuất giày da) cho biết, hiện công ty vẫn còn giảm giờ làm. "Mỗi tuần chúng tôi chỉ làm 5 ngày, nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật. Thu nhập của tôi mỗi tháng chỉ còn khoảng 5,5 triệu đồng, thu nhập của chồng cũng chỉ khoảng 6 triệu đồng.

Trong khi đó, vợ chồng tôi phải nuôi 3 con nhỏ, 1 cháu thì gửi về quê nhờ ông bà hỗ trợ, 2 cháu cùng ở trọ tại Bình Dương. Năm nay Tết đến gần mà tiền trang trải vẫn thiếu trước hụt sau. Bước sang năm mới 2024, tôi chỉ ước đơn hàng của công ty nhiều như trước đây. Mỗi ngày được tăng ca, thu nhập mỗi tháng được 9 - 10 triệu đồng thì mới đủ để lo cho các con" - chị Vết chia sẻ ước muốn giản dị của người công nhân.

Anh Nguyễn Văn Đấu mong ước trong năm mới có được việc làm ổn định, sức khỏe và mua được nhà cửa ổn định.
Anh Nguyễn Văn Đấu mong ước trong năm mới có được việc làm ổn định, sức khỏe và mua được nhà cửa ổn định.

Mơ mua được căn nhà ở xã hội

Hiện nay Bình Dương có 29 khu công nghiệp và 10 cụm khu công nghiệp với khoảng 1,3 triệu công nhân lao động. Một đặc thù của Bình Dương là có đến 80% lao động ngoại tỉnh. Đa số công nhân lao động ở Bình Dương còn phải đi thuê trọ, đời sống tạm bợ, bấp bênh. Theo thống kê, có khoảng 800.000 lao động chưa mua được đất xây nhà hoặc chưa mua được căn hộ ổn định cuộc sống.

Nhiều người lao động sau một thời gian gắn bó, không mua được nhà ở đã phải hồi hương. Anh Bùi Văn Biện (36 tuổi, quê Hòa Bình, vào Bình Dương làm nghề thợ may), gắn bó với tỉnh công nghiệp hơn 10 năm, anh Biện lập gia đình và có 2 con nhỏ. Tuy nhiên, do cuộc sống khó khăn và giá đất liên tục tăng cao, khiến vợ chồng anh Biện không kịp xoay xở để mua được nhà ổn định lập nghiệp. Những năm gần đây, dịch bệnh và tình hình thế giới biến động đã khiến công việc và thu nhập của vợ chồng anh Biện trở nên bấp bênh. Quá khó khăn, gia đình anh quyết định hồi hương.

"Công việc bấp bênh, thu nhập giảm sút, trong khi ở tỉnh công nghiệp như Bình Dương chi phí cao. Gia đình tôi quyết định về quê, hiện tôi đã đưa 2 con về, ra Tết vợ tôi cũng sẽ về. Mong là năm mới dù ở đâu có nhà cửa ổn định là vui rồi"- anh Biện chia sẻ.

Cùng cảnh việc làm bấp bênh, đời sống khó khăn, nhưng anh Nguyễn Văn Đấu (44 tuổi, quê Bình Phước) vẫn đang cố gắng gắn bó với Bình Dương và nuôi hy vọng sẽ mua được căn nhà ở giá rẻ để ổn định cuộc sống. "Tôi làm bảo vệ lương thu nhập chỉ từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Hiện gia đình đang ở trọ tại phường Vĩnh Phú, TP Thuận An. Phải thật tằn tiện mới đủ lo cho con cái, không thể tích góp được hàng trăm triệu mua đất xây nhà đâu. Ở Bình Dương thì có nhiều việc làm, cho mình kế sinh nhai. Chỉ mong nhà nước xây thêm nhà ở xã hội giá rẻ, khoảng 300 - 500 triệu đồng/căn. Chúng tôi được vay ưu đãi để mua căn hộ ổn định cuộc sống" - anh Đấu chia sẻ.

Ông Trần Ngọc Lương - Giám đốc Công ty TNHH Cung ứng lao động Đức Lương cho biết, 2 năm gần đây đi tìm dự án nhà ở xã hội để đăng ký mua cho công nhân lao động của công ty, tuy nhiên hết nguồn hàng. Năm mới chỉ mong các dự án nhà ở xã hội sớm triển khai để công nhân của công ty có thể mua được nhà ở ổn định, gắn bó lâu dài với tỉnh Bình Dương.

Sẽ có thêm 172.700 căn nhà ở xã hội từ nay đến 2030

UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh rất quan tâm đến các vấn đề an cư của người lao động. Trong năm qua tỉnh đã có nhiều cuộc họp để tháo gỡ những vấn đề khó khăn của dự án nhà ở xã hội. Việc mục tiêu phát triển, tỉnh đang thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh dự kiến nguồn cung nhà ở xã hội trong đề án cả giai đoạn 2021 - 2030 đầu tư khoảng 172.735 căn. Tổng diện tích đất khoảng 613,3ha, diện tích sàn xây dựng ước đạt 9.521.462m2, đáp ứng cho khoảng 636.796 dân số với tổng mức đầu tư khoảng 87.236 tỉ đồng.

Bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng cho biết, nhằm giúp cho người lao động “an cư lạc nghiệp”, các cấp Công đoàn sẽ thường xuyên nắm sát tình hình đời sống nguyện vọng, đề xuất cấp ủy, chính quyền địa phương và Trung ương các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động, nhất là chính sách về nhà ở xã hội dành cho đoàn viên, người lao động. Cấp Công đoàn tỉnh phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện cho đoàn viên, công nhân lao động có nhu cầu về nhà ở được thuê, mua, thuê mua từ 45 - 50% số căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đình Trọng
TIN LIÊN QUAN

Công nhân đường sắt vui Tết Sum vầy ở khu ga Suối Cát

Phương Linh |

Tết Sum vầy trở thành hoạt động được đoàn viên người lao động ở các khu ga ngành Đường sắt mong chờ. Không chỉ là những phần quà Tết động viên mà còn là dịp để anh chị em công nhân ngồi lại cùng nhau chia sẻ một năm đã qua trước khi bước vào cao điểm phục vụ chạy tàu Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

"Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ" dành cho công nhân, lao động ở Hải Dương

Diệu Thuý (LĐLĐ Hải Dương) |

Hải Dương - Ngày 27.1, Liên đoàn Lao động TP Hải Dương tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", trao hơn 200 suất quà cho các đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.

Bữa cơm cuối năm ấm áp của công nhân xa quê

Phương Ngân - Anh Tú |

TPHCM - Tối 27.1, tại Cung Văn hóa Lao động (Quận 1, TPHCM), Công đoàn các KCX-CN TPHCM tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân tri ân” năm 2024 cho 300 hộ gia đình đoàn viên, công nhân lao động khó khăn, bị giảm thu nhập, không có điều kiện về quê đón Tết.

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tập đoàn Sen Tài Thu

Nhóm phóng viên thời sự |

Ngày 29.1, Công an Thành phố Hà Nội thông tin vừa khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu (Tập đoàn Sen Tài Thu).

Sau tái cơ cấu, dự án chăn nuôi bò nghìn tỉ ở Hà Tĩnh vẫn bết bát

TRẦN TUẤN |

Sau gần 3 năm tái cơ cấu nhưng dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà ở Hà Tĩnh vẫn khó khăn, kém hiệu quả.

Đang nấu cơm, người phụ nữ bất ngờ vì được tin trúng Vietlott hơn 48 tỉ đồng

Thạch Lam |

Chị P.V. - chủ nhân thuê bao VinaPhone ở Hà Nam - nhận giải Jackpot xổ số tự chọn Mega 6/45 của Vietlott với số tiền hơn 48 tỉ đồng.

Tháo dỡ công trình khách sạn 12 tầng xây vượt trái phép ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chủ công trình khách sạn 12 tầng xây vượt trái phép ở Phú Quốc đã đưa máy móc, thiết bị tiến hành phá bỏ một số hạng mục. Kinh phí thực hiện khá lớn, dự kiến thực hiện trong 3 tháng.

Bí thư Thành ủy Uông Bí được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (29.1), tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành các quy trình bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Công nhân đường sắt vui Tết Sum vầy ở khu ga Suối Cát

Phương Linh |

Tết Sum vầy trở thành hoạt động được đoàn viên người lao động ở các khu ga ngành Đường sắt mong chờ. Không chỉ là những phần quà Tết động viên mà còn là dịp để anh chị em công nhân ngồi lại cùng nhau chia sẻ một năm đã qua trước khi bước vào cao điểm phục vụ chạy tàu Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

"Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ" dành cho công nhân, lao động ở Hải Dương

Diệu Thuý (LĐLĐ Hải Dương) |

Hải Dương - Ngày 27.1, Liên đoàn Lao động TP Hải Dương tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", trao hơn 200 suất quà cho các đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.

Bữa cơm cuối năm ấm áp của công nhân xa quê

Phương Ngân - Anh Tú |

TPHCM - Tối 27.1, tại Cung Văn hóa Lao động (Quận 1, TPHCM), Công đoàn các KCX-CN TPHCM tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân tri ân” năm 2024 cho 300 hộ gia đình đoàn viên, công nhân lao động khó khăn, bị giảm thu nhập, không có điều kiện về quê đón Tết.