Về Nam Định gặp gỡ nghệ nhân "ở ta" gần 60 năm gắn bó nghề làm kèn xứ Tây

VŨ MỪNG |

Nam Định - Mỗi ngày, tại làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) vẫn luôn có những chiếc kèn Tây phức tạp, tinh xảo được làm ra từ đôi bàn tay của những người dân bình dị. Có thể gọi họ là những “nghệ sĩ chân đất” theo đúng nghĩa đen, vì vào mùa màng họ vẫn tham gia cấy gặt, đến khi trở về với xưởng sản xuất kèn, họ lại trở thành nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ.
1Từ TP.Nam Định, xuôi theo tỉnh lộ 490C và vượt cầu phao Ninh Cường chúng tôi tìm tới xã Hải Minh để thăm ông Nguyễn Văn Cường, người có thâm niên lâu năm nhất trong nghề làm kèn tại làng Phạm Pháo. Điều thú vị là tất thảy những người đã và đang gắn bó với nghề làm kèn, đều được người dân trân trọng nhắc tới với hai từ “nghệ nhân”. Và khi được đặt chân vào không gian làm việc của nghệ nhân Nguyễn Văn Cường - nơi có hàng ngàn cây kèn đang trong các công đoạn chế tác mới thấy được vì sao người dân lại trân trọng và quý mến những người thợ làm kèn như thế!
Từ TP.Nam Định, xuôi theo tỉnh lộ 490C và vượt cầu phao Ninh Cường chúng tôi tìm tới xã Hải Minh để thăm ông Nguyễn Văn Cường, người có thâm niên lâu năm nhất trong nghề làm kèn tại làng Phạm Pháo. Điều thú vị là tất thảy những người đã và đang gắn bó với nghề làm kèn, đều được người dân trân trọng nhắc tới với hai từ nghệ nhân. Và khi được đặt chân vào không gian làm việc của nghệ nhân Nguyễn Văn Cường - nơi có hàng ngàn cây kèn đang trong các công đoạn chế tác mới thấy được vì sao người dân lại trân trọng và quý mến những người thợ làm kèn như thế!
2Ngay từ năm 1908, xứ đạo Phạm Pháo đã xây dựng ngôi thánh đường khá nguy nga. Cùng khoảng thời gian này, xứ đạo đã thành lập đội kèn đồng mà mọi người quen gọi là đội nhạc “Tây” vì nó vốn được du nhập từ phương Tây. Trong quá trình sử dụng lâu ngày có chiếc bị hư hỏng và sẽ khá nhiêu khê nếu muốn tìm nơi sửa chữa. Từ đó, ngoài biết cách chơi kèn Tây thành thạo, người Phạm Pháo đã mày mò để có thể tìm ra “bệnh” của những chiếc kèn đồng.
Ngay từ năm 1908, xứ đạo Phạm Pháo đã xây dựng ngôi thánh đường khá nguy nga. Cùng khoảng thời gian này, xứ đạo đã thành lập đội kèn đồng mà mọi người quen gọi là đội nhạc “Tây” vì nó vốn được du nhập từ phương Tây. Trong quá trình sử dụng lâu ngày có chiếc bị hư hỏng và sẽ khá nhiêu khê nếu muốn tìm nơi sửa chữa. Từ đó, ngoài biết cách chơi kèn Tây thành thạo, người Phạm Pháo đã mày mò để có thể tìm ra “bệnh” của những chiếc kèn đồng.
3Với gần 60 năm theo nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Cường bộc bạch rằng, nghề làm kèn đồng đến với ông như một duyên cơ. Hay như cách nói của ông là “bề trên đã chấm sổ” cho ông sau này thành người sản xuất kèn. Ông là thế hệ thứ 4 trong gia đình tiếp nối và theo đuổi nghề.
Với gần 60 năm theo nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Cường bộc bạch rằng, nghề làm kèn đồng đến với ông như một duyên cơ. Hay như cách nói của ông là “bề trên đã chấm sổ” cho ông sau này thành người sản xuất kèn. Ông là thế hệ thứ 4 trong gia đình tiếp nối và theo đuổi nghề.
4Điểm làm nên nét riêng của kèn đồng Phạm Pháo là hầu hết các công đoạn đều được thực hiện thủ công mà không cần đến các thiết bị máy móc hiện đại. Trong hầu hết loại kèn, người thợ làng Phạm Pháo chỉ cần đến chiếc máy cán đồng và máy hàn là có thể làm được những loại kèn một thời vốn phải du nhập từ phương Tây.
Điểm làm nên nét riêng của kèn đồng Phạm Pháo là hầu hết các công đoạn đều được thực hiện thủ công mà không cần đến các thiết bị máy móc hiện đại. Trong hầu hết loại kèn, người thợ làng Phạm Pháo chỉ cần đến chiếc máy cán đồng và máy hàn là có thể làm được những loại kèn một thời vốn phải du nhập từ phương Tây.
5 Đến nay, những người nặng lòng với kèn như nghệ nhân Nguyễn Văn Cường có thể làm đến hàng chục loại kèn như Clarinet, Saxophones, Trumpet, Alto Saxophones, Trombone, Baritone, Bass, Tubas… đặc biệt là chiếc Helicon cho âm trầm đáng nể.
Đến nay, những người nặng lòng với kèn như nghệ nhân Nguyễn Văn Cường có thể làm đến hàng chục loại kèn như Clarinet, Saxophones, Trumpet, Alto Saxophones, Trombone, Baritone, Bass, Tubas… đặc biệt là chiếc Helicon cho âm trầm đáng nể.
6 Kèn Phạm Pháo chỉ thua kém kèn nhập ngoại về độ bóng bẩy, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh bởi người thợ kèn Phạm Pháo có thể bảo đảm tất cả các yêu cầu của kèn một cách chuẩn xác.
Kèn Phạm Pháo chỉ thua kém kèn nhập ngoại về độ bóng bẩy, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh bởi người thợ kèn Phạm Pháo có thể bảo đảm tất cả các yêu cầu của kèn một cách chuẩn xác.
7Thông thường mỗi chiếc kèn Tây có từ 180 đến 250 chi tiết, trong đó có bộ phím cần phải kín như chiếc xi lanh nhưng cũng phải nhẹ nhàng, trơn tru để dễ bấm. Các loại kèn đồng giống nhau ở điểm đều có bộ hơi gồm 3 quả pháo, mỗi quả có 6 lỗ tạo ra các nốt nhạc.
Thông thường mỗi chiếc kèn Tây có từ 180 đến 250 chi tiết, trong đó có bộ phím cần phải kín như chiếc xi lanh nhưng cũng phải nhẹ nhàng, trơn tru để dễ bấm. Các loại kèn đồng giống nhau ở điểm đều có bộ hơi gồm 3 quả pháo, mỗi quả có 6 lỗ tạo ra các nốt nhạc.
8Trong quá trình chế tác, khâu khó nhất vẫn là chế tạo quả pháo và bộ phím. Ngoài sự lành nghề, người thợ còn phải có cả kiến thức về âm nhạc và quan trọng nhất là đôi tai phải có độ thẩm âm tinh tế để nắm bắt được các biến tấu của thanh âm.
Trong quá trình chế tác, khâu khó nhất vẫn là chế tạo quả pháo và bộ phím. Ngoài sự lành nghề, người thợ còn phải có cả kiến thức về âm nhạc và quan trọng nhất là đôi tai phải có độ thẩm âm tinh tế để nắm bắt được các biến tấu của thanh âm.
9Nhắc đến kèn đồng, ông Cường không ngần ngại mà thổ lộ rằng chẳng có gì vui và hạnh phúc hơn khi con cái trong gia đình đều yêu thích và đam mê kèn Tây như hơi thở hàng ngày.
Nhắc đến kèn đồng, ông Cường không ngần ngại mà thổ lộ rằng chẳng có gì vui và hạnh phúc hơn khi con cái trong gia đình đều yêu thích và đam mê kèn Tây như hơi thở hàng ngày.
10Anh Nguyễn Trung Kiên (26 tuổi) là một trong số những người con trai của nghệ nhân Nguyễn Văn Cường quyết chí theo cha làm nghề.
Nguyễn Trung Kiên (26 tuổi) là một trong số những người con trai của nghệ nhân Nguyễn Văn Cường quyết chí theo cha làm, giữ lửa nghề.
11 Tay nâng niu một cây Alto Saxophones, Kiên nhoẻn miệng cười: “Có lẽ em là người thợ làm kèn trẻ nhất của mảnh đất này anh ạ. Không chỉ với bản thân em mà với tất cả những người lớn lên ở xứ đạo, cây kèn đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong các Thánh lễ. Bản thân em lại được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm kèn, nên tự trong tâm khảm cây kèn càng thêm gắn bó bền chặt”.
Tay nâng niu một cây Alto Saxophones, Kiên nhoẻn miệng cười: “Có lẽ em là người thợ làm kèn trẻ nhất của mảnh đất này. Không chỉ với bản thân em mà với tất cả những người lớn lên ở xứ đạo, cây kèn đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong các Thánh lễ. Bản thân em lại được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm kèn, nên tự trong tâm khảm cây kèn càng thêm gắn bó bền chặt”. Có thể nói, hơn bất cứ người nào hết - có lẽ người làng Phạm Pháo chính là người yêu kèn nhiều nhất của vùng đất Nam Định này!
VŨ MỪNG
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn du khách trẩy hội đền Trần Nam Định sau 2 năm COVID-19

VŨ MỪNG |

Nam Định - Sáng ngày 15.9 (tức 20.8 Âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và người dân địa phương đã nô nức trẩy hội đền Trần nhằm tưởng nhớ ngày hóa của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - người được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Nam Định: Người lưu giữ nét đẹp truyền thống trong lòng phố cổ Thành Nam

Vũ Mừng |

Nam Định - Mỗi dịp Tết Trung thu cận kề, những điệu múa lân, sư tử vẫn luôn được các em nhỏ háo hức đón nhận… Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông Trần Anh Phong, một trong số những người dân hiếm hoi của phố cổ Nam Định, vẫn miệt mài giữ nghề làm đầu lân, sư tử truyền thống.

Nam Định: Ngôi làng của những “kỳ hoa, dị thảo”

Vũ Mừng |

Nam Định - Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hàng nghìn du khách trẩy hội đền Trần Nam Định sau 2 năm COVID-19

VŨ MỪNG |

Nam Định - Sáng ngày 15.9 (tức 20.8 Âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và người dân địa phương đã nô nức trẩy hội đền Trần nhằm tưởng nhớ ngày hóa của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - người được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Nam Định: Người lưu giữ nét đẹp truyền thống trong lòng phố cổ Thành Nam

Vũ Mừng |

Nam Định - Mỗi dịp Tết Trung thu cận kề, những điệu múa lân, sư tử vẫn luôn được các em nhỏ háo hức đón nhận… Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông Trần Anh Phong, một trong số những người dân hiếm hoi của phố cổ Nam Định, vẫn miệt mài giữ nghề làm đầu lân, sư tử truyền thống.

Nam Định: Ngôi làng của những “kỳ hoa, dị thảo”

Vũ Mừng |

Nam Định - Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…