Mùa đẹp nhất ở Xuân Du

LAN NHI |

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Vùng đất bán sơn địa thuộc xã Xuân Du (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá) cũng đón xuân với những nét đẹp khó quên. Đó là rặng đào phai hân hoan bung nở khắp xóm làng, những cánh rừng trùng điệp chuyển mình thay "áo mới" trong tiết trời se lạnh đầu xuân...

Sắc xuân ngập tràn 

Mùa xuân, mùa của sự hồi sinh. Mỗi lần nhìn thấy rặng đào khẳng khiu dưới núi đang cựa mình, đẩy cái mắt thô ráp, khô cứng để bung những đọt chồi biếc là người dân ở đây đều ngầm hiểu mùa xuân đang về. Ngày giáp Tết, con đường liên xã bỗng nhộn nhịp, chật như nêm vì từng đoàn xe từ khắp các tỉnh thành trên cả nước liên tục đổ về thu mua. Người trồng đào lâu năm ở Xuân Du cũng vì thế mà nét mặt càng thêm phấn khởi, tươi vui hơn, xua đi những đợt gió lạnh cuối đông trên núi cao.

Xuân Du nằm cách TP. Thanh Hóa khoảng 30km. Được thiên nhiên ưu ái nên vùng đất nơi đây có khí hậu quanh năm dễ chịu, mát mẻ, thích hợp với việc trồng, nhân giống loại đào phai, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho địa phương. Trong Lịch triều Hiến chương loại chí, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú có viết: Vùng đất Na Sơn (tức Xuân Du ngày nay) thuộc phủ Tĩnh Gia, nằm ở phía tây Thanh Hoa. Ở miền thượng du, đất liền với huyện Đông Sơn, phía Tây Nam có nhiều ngọn núi trập trùng vòng quanh, một chi nhánh núi Na Sơn chót vót đứng thẳng trong dãy núi này có nhiều ngọn núi kỳ lạ, động đẹp.

Từ lâu, đào phai là cây kinh tế chủ lực, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở xã Xuân Du. Năm nay thời tiết thuận lợi, đào nở đúng dịp nên cánh xoè to, nụ đều tăm tắp... nhiều du khách thập phương vì yêu thích cảnh đẹp tự nhiên, nguyên sơ nên đã thường xuyên ghé thăm các vườn đào phai, mua bán, chụp ảnh lưu niệm mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Ông Trần Văn Tiến chia sẻ: "Từ đầu tháng Chạp, các vườn đào tại xã Xuân Du đã bắt đầu có khách đến xem và đặt cọc. Năm nay đào nở đúng dịp, xuất đi nhiều nơi nên bà con ở đây ai cũng vui mừng, phấn khởi. Để chuẩn bị cho mùa vụ mới, ăn Tết xong, gia đình tôi cũng đang rục rịch làm bầu đất, ươm mầm cây non để tiếp tục gieo trồng".

Sở hữu 500 gốc đào tại vườn, gia đình anh Lê Văn Linh cũng không cũng khỏi vui mừng khi số lượng cây đào năm nay bán ra nhiều gấp đôi so với mọi năm. Theo anh Linh, nhiều lái buôn ở các tỉnh phía Bắc đã đến đây đặt hàng từ rất sớm với giá cao hơn khoảng 10 - 15%.  Không khí Tết ở Xuân Du cũng vì thế mà đến sớm hơn, nhộn nhịp. Đối với những vườn đào đẹp, nhiều gia đình trong xã như anh Linh còn tranh thủ mở thêm dịch vụ cho thuê cây, chụp ảnh, check-in đầu năm.

Nhiều người trẻ tại địa phương, từ ngày 23 tháng Chạp sau khi nghỉ học về quê đều phụ giúp gia đình các công đoạn như vận chuyển, chăm sóc, dán nhãn mác cây, thương hiệu... Giá đào bán tại vườn ở đây dao động khoảng 500.000 - 700.000 đồng/cây hoặc từ 5 - 20 triệu đồng/cây đối với những cây đào thế, đào cổ thụ. Tuỳ vào số lượng đào, mỗi vụ người dân ở Xuân Du có thể thu về từ  50 - 200 triệu đồng.

Từ lâu, đào phai là cây kinh tế chủ lực, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở xã Xuân Du. Ảnh: Lan Nhi
Từ lâu, đào phai là cây kinh tế chủ lực, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở xã Xuân Du. Ảnh: Lan Nhi

Tục xin nước và những hy vọng đầu năm 

Ở Xuân Du, không khi đón Tết cũng có những nét riêng nhưng tựu trung lại, Tết là dịp để nhiều gia đình sum vầy, cùng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu cho năm mới hạnh phúc, kỳ vọng về một tương lai tươi sáng. Cùng với các nghi lễ, phong tục đón Tết truyền thống trong gia đình, những hoạt động vui chơi đầu năm ở Xuân Du còn khiến lòng người thêm rộng mở. Đó là không khí rộn rã với những điệu múa sạp của bản Mường, những trò chơi dân gian như chơi cù, đánh đáo, chọi gà, đá cầu... những lễ hội đặc sắc, nét văn hoá độc đáo tại địa phương.

Chị Lê Phương Thảo (SN 1986, sinh sống gần điểm di tích Phủ Na, xã Xuân Du) cho biết: "Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 thế nhưng chùa Phủ Na (Na Sơn Động Phủ) năm nay vẫn thu hút hàng nghìn người về đây đi lễ chùa, xin nước cửa rừng với hi vọng năm mới sẽ gặp nhiều may mắn. Na Sơn là đỉnh cao nhất trong dãy núi Nưa. Đặc biệt, từ trên đỉnh núi này có một mạch nước ngầm quanh năm trào tuôn trong vắt, chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng. Phủ Na là điểm di tích thờ tự, ghi nhớ công lao của Bà Triệu, Triệu Quốc Đạt đã đánh đuổi quân Ngô năm 248. Nhiều du khách gần xa mỗi dịp xuân về đều ghé thăm để vãn cảnh chùa, dâng hương, xin nước với nhiều hy vọng tốt đẹp".

Được biết, chùa Phủ Na được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn, năm 1993 chùa đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh. Nằm khuất sâu trong hẻm núi, chùa Phủ Na là nơi có phong cảnh hữu tình, núi non thơ mộng. Hàng năm cứ vào mùa xuân, bắt đầu từ ngày mùng 1 đến ngày 16 tháng Hai và mùng 1 đến 16 tháng Tám (Âm lịch), người dân và du khách thập phương lại nô nức đến đây dâng hương, cầu mong những điều tốt lành nhất.

Nhận thấy lợi thế ở địa phương có bề dày lịch sử - văn hóa, từ lâu đã được coi là "xứ sở" đào phai của xứ Thanh... nhiều thanh niên trẻ khởi nghiệp như anh Hoàng Văn Tuấn (SN 1986, xã Xuân Du) cũng đã quyết tâm thực hiện ước mơ, khẳng định thương hiệu của giống đào phai quê nhà.

Anh Tuấn tâm sự: "Cây đào phai rất thích hợp với vùng đất bán sơn địa, địa hình đồi núi thấp, thoai thoải nằm rải rác quanh các khe suối tựa vào dãy Ngàn Nưa, vùng ven các cánh đồng của xã... Chính lợi thế này, kết hợp với đặc điểm chịu được điều kiện khắc nghiệt nên cây đào phai ở đây thường nở rất to và đẹp".

Với thành công bước đầu với cây đào phai, anh Tuấn đã cùng nhiều anh em trong câu lạc bộ Thanh niên phát triển kinh tế của xã tiếp tục mở rộng diện tích và trồng thử nghiệm thêm một số loại cây ăn quả như: Thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, bưởi diễn, vú sữa, hồng xiêm, táo, ổi, cam, quýt các loại... Lắp đặt nhà màng để sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao, trồng cây nho sữa, nho hạ đen nhập khẩu với tổng diện tích trên 8.000m2; trồng 15.000m2 cây rau má và nhiều loại cây trồng khác cho thu nhập trên 500 triệu đồng/ năm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Ông Hoàng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du (huyện Như Thanh) cũng thông tin, xã Xuân Du hiện có khoảng 290 ha diện tích đất trồng đào. Hiện nay, xã Xuân Du cũng đang tiếp tục tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân, khuyến khích người dân tiếp tục phát triển nghề trồng hoa cây cảnh. Trong đó, trọng tâm là cây đào để vừa phát triển được nghề truyền thống của địa phương, vừa giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Dịp Tết Nguyên đán 2022, xã Xuân Du cũng đã xây dựng kế hoạch mở Hội chợ hoa đào, song song với việc đảm bảo an toàn về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người dân và du khách đến thăm quan, mua bán. Năm nay, thời tiết thuận lợi để cây đào phát triển tốt, tổng thu nhập từ nghề trồng đào phai trong toàn xã ước tính khoảng 45 tỉ đổng.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Yên Tử chính thức vào mùa lễ hội Xuân 2022

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Như thường lệ, Lễ hội Xuân Yên Tử bắt đầu vào ngày mồng 10 Tết âm lịch và kéo dài khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, cũng như 2 năm trước, do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ban tổ chức chỉ tiến hành phần lễ đơn giản, không tổ chức phần hội.

Những nghi thức độc đáo trong lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Lễ hội Chùa Hương có thể mở cửa trở lại?

Hương Mai |

Lễ hội chùa Hương có thể mở vào giữa tháng 2. Ban Quản lý Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn cũng đã lên phương án chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ du khách vào tham quan di tích, thắng cảnh.

Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ Yên Bái

Khắc Điệp |

Yên Bái – Dịp đầu xuân năm mới, đồng bào Dao đỏ tại xã Khai Trung, huyện Lục Yên hân hoan tổ chức lễ hội Cầu mùa với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Những lễ hội Xuân đặc sắc ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc thu hút du khách, đặc biệt là vào dịp đầu Xuân năm mới. Du khách đến với Ninh Bình không những được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn được trải nghiệm không gian xưa cũ, đậm nét truyền thống của các lễ hội.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Yên Tử chính thức vào mùa lễ hội Xuân 2022

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Như thường lệ, Lễ hội Xuân Yên Tử bắt đầu vào ngày mồng 10 Tết âm lịch và kéo dài khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, cũng như 2 năm trước, do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ban tổ chức chỉ tiến hành phần lễ đơn giản, không tổ chức phần hội.

Những nghi thức độc đáo trong lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Lễ hội Chùa Hương có thể mở cửa trở lại?

Hương Mai |

Lễ hội chùa Hương có thể mở vào giữa tháng 2. Ban Quản lý Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn cũng đã lên phương án chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ du khách vào tham quan di tích, thắng cảnh.

Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ Yên Bái

Khắc Điệp |

Yên Bái – Dịp đầu xuân năm mới, đồng bào Dao đỏ tại xã Khai Trung, huyện Lục Yên hân hoan tổ chức lễ hội Cầu mùa với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Những lễ hội Xuân đặc sắc ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc thu hút du khách, đặc biệt là vào dịp đầu Xuân năm mới. Du khách đến với Ninh Bình không những được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn được trải nghiệm không gian xưa cũ, đậm nét truyền thống của các lễ hội.