Mong một kỳ nghỉ đủ các thành viên gia đình

Linh Nguyên |

Với nhiều người lao động, nhất là công nhân lao động trực tiếp, một kỳ nghỉ có đủ các thành viên trong gia đình vẫn là một ước mơ không dễ thực hiện. Bởi, khi họ được nghỉ thì các con vẫn phải đến trường. Khi con nghỉ hè thì công ty bố mẹ lại tăng ca.

Thu xếp để đi nghỉ gần nhà ở quê

Mỗi năm đến hè, chị Nguyễn Thị Phương Thanh - đang làm cho một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi tại Hà Nội, cũng tranh thủ về quê. Chị Thanh kể Thanh Hóa có nhiều huyện có biển. Quê chị ở huyện Đông Sơn, cách khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoàng Hóa trên dưới 30km. Vì vậy, hai năm 1 lần, đến hè, chị Thanh lại tranh thủ về quê đưa cô con gái đầu lòng đi biển chơi.

Chị lập gia đình ở quê, sinh con đầu lòng rồi hai vợ chồng gửi con lại cho ông bà nội, ra Hà Nội làm công nhân. Dù gì, thu nhập khi làm công nhân cũng cao và ổn định hơn việc làm nông. Chỉ có điều, trong 8 năm đầu đời, con gái anh chị không được thường xuyên ở bên bố mẹ. Ngày Tết bố mẹ về quê thì cả gia đình đi thăm họ hàng. Do vậy, chỉ mùa hè, khi học sinh nghỉ học thì bố và con hoặc mẹ và con mới có thể thu xếp cho kỳ nghỉ đúng nghĩa. Nhưng, cũng chỉ có chị Thanh hoặc chồng chị Thanh về quê đưa con đi nghỉ được vì rất khó để 2 người nghỉ cùng một lúc.

Con gái anh chị chỉ thích biển nên 2 lần nghỉ gần đây đều chọn biển Hải Tiến, vừa không phải đi xa (tiết kiệm được thời gian đi lại) vừa nghỉ ngơi theo “kiểu địa phương” (tiết kiệm được tiền) - lời chị Thanh. Có nghĩa sẽ không vào các nhà nghỉ, mà đến ở nhà người cô ruột gần biển, đủ để mỗi sáng và buổi chiều con gái được chạy dọc bờ biển; chồng chị Thanh hoặc chị Thanh cũng có những ngày nghỉ ngơi, không phải ngồi trên ghế dây chuyền sản xuất suốt nhiều giờ đồng hồ.

Mỗi năm có một kỳ nghỉ là nhu cầu chính đáng của mỗi công nhân lao động sau những ngày tháng làm việc tập trung trong dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà không ít người công nhân đã gác lại nhu cầu của bản thân. Lý do có thể là không đủ tiền vì để trang trải cho một kỳ nghỉ sẽ chiếm phần lớn thu nhập của họ. Bên cạnh đó không phải lúc nào cũng thu xếp được thời gian để đi nghỉ, nếu thu xếp được lại tranh thủ về quê thăm bố mẹ, gia đình, con cái. Anh Nguyễn Huy Văn Minh, quê Nghệ An, công nhân Khu công nghiệp Thạch Thất chia sẻ, đã nhiều năm rồi anh không có một kỳ nghỉ theo kiểu đi tham quan, du lịch. Chỉ dịp lễ Tết về quê thì tranh thủ đi thăm thú những vùng đất xung quanh nhà ở quê.

Linh hoạt tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng cho người lao động

Có không ít những doanh nghiệp đã đưa được việc tổ chức tham quan, nghỉ mát hàng năm cho công nhân lao động vào Thỏa ước lao động tập thể. Đơn cử như ở Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam, Công đoàn, trong Thỏa ước lao động tập thể có nội dung tổ chức mỗi năm một đợt du lịch khi tình hình kinh doanh thuận lợi. Gần như năm nào (trừ đợt dịch), Công ty cũng tổ chức cho cán bộ, công nhân lao động đi nghỉ.

Điều đáng nói là hàng năm Công đoàn không chỉ phối hợp công ty để đảm bảo mỗi năm có một đợt du lịch khi tình hình kinh doanh thuận lợi mà còn xây dựng các chương trình nghỉ phong phú để người lao động các bộ phận trong công ty lựa chọn phù hợp thực tế công việc. Ví dụ, Công ty xây dựng 3 đợt nghỉ với thời gian ngắn dài khác nhau. Trên cơ sở cùng 1 kinh phí đó, nếu chọn đi ngắn ngày thì người lao động có thể mang theo người nhà mà không phải đóng thêm kinh phí. Việc tạo mọi điều kiện để mỗi người lao động có thể lựa chọn hình thức kỳ nghỉ phù hợp được đông đảo cán bộ, người lao động hưởng ứng vì họ thực sự thấy thoải mái với những khoảng thời gian của vui chơi, tái tạo sức khoẻ để sau đó tiếp tục cống hiến cho Công ty.

Tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Khai thác Dầu khí (PTSC), việc tổ chức hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng sau chu kỳ lao động căng thẳng cho người lao động luôn được quan tâm. Hàng năm, Công đoàn Công ty tổ chức xây dựng phong trào hoạt động dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng để tạo sự gắn kết và bảo đảm những quyền lợi của người lao động. Năm 2023, với chuyến tham quan, du lịch nước Lào, Công đoàn Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được hiểu biết thêm về đất nước phật giáo và tạo nên những giờ phút nghỉ ngơi.

Có những đơn vị tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng như là một phần thưởng, một sự khuyến khích cho những công nhân có thành tích cao trong lao động sản xuất. Thời gian của các kỳ nghỉ có thể diễn ra trong dịp 8.3, dịp hè hoặc ngày kỷ niệm của đơn vị. Hầu hết với những công nhân lao động trực tiếp thì các điểm tham quan, du lịch do Công đoàn tổ chức đều là những nơi lần đầu tiên họ được đến. Làm công nhân tại Công ty Cổ phần Cao su Sa Thầy nhiều năm, năm 2023, lần đầu tiên chị Lữ Thị May được đi tham quan, nghỉ dưỡng vì có kết quả lao động xuất sắc. Chị vui mừng cho biết, đây là lần đầu tiên chị được đến 2 tỉnh miền Tây Nam Bộ - nơi đoàn tham quan, nghỉ dưỡng dừng chân.

Trong những chuyến tham quan, du lịch do Công đoàn tổ chức còn có những chuyến tham quan nghỉ dưỡng dành cho công nhân lao động bị suy giảm sức khỏe. Đây là Đề án thí điểm về “Chăm lo nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội”, nhằm đổi mới hoạt động Công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội.

Năm 2023, triển khai Đề án, Công đoàn ngành Công thương Hà Nội đã tổ chức cho 40 đoàn viên, công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành được đi tham quan, nghỉ dưỡng sức tập trung miễn phí trong thời gian 3 ngày 2 đêm tại các cơ sở thuộc hệ thống Công đoàn Hà Nội. Trong chương trình nghỉ dưỡng, đoàn viên, công nhân lao động được tham quan nghỉ dưỡng tại khu vực Hồ Suối Hai, tắm khoáng nóng; tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao như đọc sách, cờ tướng, cầu lông...

Các đoàn viên, người lao động còn tới tham quan, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đá Chông. Đối tượng thụ hưởng chương trình này là những đoàn viên, công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 1.1.2015 bị suy giảm sức khỏe từ 31% trở lên; đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bị suy giảm sức khỏe trong quá trình làm việc, kết quả khám sức khỏe định kỳ năm (năm hiện tại hoặc năm trước liền kề) xếp loại sức khỏe loại IV, V...

Cũng triển khai Đề án, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp với Nhà nghỉ Công đoàn Hà Nội tổ chức kỳ nghỉ dưỡng sức 3 ngày 2 đêm cho người lao động không may bị tai nạn lao động và bị suy giảm sức khỏe. Công đoàn ngành đã lựa chọn 38 đoàn viên, người lao động tại 3 đơn vị, gồm: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội) có đủ điều kiện để tham gia kỳ nghỉ dưỡng sức...

Thực tế cho thấy, những đợt tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng do Công đoàn tổ chức đã, đang và sẽ là nguồn động viên lớn đối với người lao động. Nhưng với rất nhiều công nhân lao động trực tiếp, việc có một kỳ nghỉ cho gia đình vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn và khó trở thành hiện thực.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tiếp đà mùa cao điểm khách quốc tế

Trà My |

Hoạt động du lịch Tết Giáp Thìn khá nhộn nhịp tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.

4 món ăn giúp giải ngấy sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Tuấn Đạt (T/ hợp) |

Gợi ý một vài món ăn nhằm giúp giải “ngấy” sau những mâm cỗ ngày Tết.

Hàng quán chật kín khách sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Nhật Minh |

Trong ngày đầu mở cửa trở lại sau Tết, nhiều hàng quán tại Hà Nội đông đúc, quá tải. Vào giờ cao điểm, nhiều thực khách phải đợi 15-20 phút mới có đồ ăn.

"Đế chế" Thanh Mong Pharma: Vỏn vẹn 3 lao động, nữ CEO kiêm vai trò kế toán

Nhóm PV |

Thanh Mong Pharma có vốn điều lệ 1 tỉ đồng với quy mô 3 lao động, bà Lê Thị Thanh Mong là người đại diện pháp luật, kiêm giám đốc, đồng thời cũng chính là kế toán của công ty.

Gần 500 tỉ đồng làm đường kết nối cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Nguyễn Tùng |

Tỉnh Tuyên Quang đầu tư hơn 487 tỉ đồng làm tuyến đường dài gần 9 km kết nối cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch và thu hút đầu tư.

Người dân lo lắng vì phương án đền bù Vành đai 4 quá rẻ

KHÁNH AN |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, người dân cho rằng, với mức đền bù hỗ trợ nhà và đất phục vụ dự án đường Vành đai 4 (TP Hà Nội) như hiện tại, họ sẽ không đủ để mua một suất tái định cư cho cả gia đình, cũng không biết xoay sở cuộc sống ra sao.

Đội “mưa gió”, người dân xếp hàng từ 2h sáng chờ làm thủ tục đất đai

Linh Trang - Hoàng Lộc |

Theo ghi nhận, khoảng 6h30p sáng ngày 8.4, mặc dù Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Hà Đông (Hà Nội) vẫn chưa đến giờ mở cửa làm việc nhưng rất đông người dân vẫn sẵn sàng đội mưa gió, xếp hàng từ sớm để làm thủ tục đăng ký đất đai.

Lấy mặn trị mặn - bài học linh động về thích ứng biến đổi khí hậu

Lục Tùng |

Cần hiểu chủ trương đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” của tỉnh Tiền Giang như việc làm hướng tới đa mục tiêu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tiếp đà mùa cao điểm khách quốc tế

Trà My |

Hoạt động du lịch Tết Giáp Thìn khá nhộn nhịp tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.

4 món ăn giúp giải ngấy sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Tuấn Đạt (T/ hợp) |

Gợi ý một vài món ăn nhằm giúp giải “ngấy” sau những mâm cỗ ngày Tết.

Hàng quán chật kín khách sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Nhật Minh |

Trong ngày đầu mở cửa trở lại sau Tết, nhiều hàng quán tại Hà Nội đông đúc, quá tải. Vào giờ cao điểm, nhiều thực khách phải đợi 15-20 phút mới có đồ ăn.