Có một cây cầu Long Biên trên đất Tây Nguyên

Bài và ảnh Phan Tuấn |

Cầu Sêrêpốk được xây dựng năm 1941, từ thời Pháp thuộc. Đây là cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông Sêrêpốk chảy ngược nối đôi bờ hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ngày nay. Trải qua hơn 80 năm xây dựng và tồn tại, cầu Sêrêpốk là chứng tích ghi dấu cho sự phát triển của vùng đất và con người Tây Nguyên.

Ngược dòng thời gian

Nhiều người dân ở địa phương cho biết, cây cầu Sêrêpốk được người Pháp đặt tên là cầu 14 vì nằm trên Quốc lộ 14. Còn người dân địa phương lại đặt tên cho cây cầu là Sêrêpốk vì bắc qua sông Sêrêpốk, dòng sông chảy ngược ở Tây Nguyên.

Ngược dòng thời gian, năm 1898, Pháp đưa quân xâm chiếm Tây Nguyên và lần lượt mở rộng chiến tranh đánh chiếm toàn bộ cao nguyên Đắk Lắk. Năm 1904, khi bắt tay xây dựng bộ máy cai trị, thành lập đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk, Pháp đã chia cao nguyên Đắk Lắk thành năm quận.

Tuy nhiên, Pháp nhận thấy địa hình bị chia cắt sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển, ảnh hưởng đến ý đồ xâm chiếm mở rộng lãnh thổ. Do đó, năm 1941, người Pháp quyết định xây dựng cây cầu 14.

Cây cầu được hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 1957. Trong buổi lễ khánh thành, để chứng minh sự an toàn của cây cầu, phu nhân kỹ sư người Pháp đã tặng cho cô gái Êđê trẻ đẹp nhất vùng một đôi giày cao gót và cùng cô mặc trang phục truyền thống của người Êđê, đi bộ qua cầu.

Bước sang giai đoạn 1954-1975, đường 14 được chính quyền miền Nam Việt Nam khai thác triệt để. Họ bố trí lực lượng kiểm soát, chốt chặn mọi nguồn lực của bộ đội Việt Nam.

Cầu Sêrêpốk đã trải qua 81 năm xây dựng và tồn tại, là chứng tích ghi nhận sự phát triển của vùng đất, con người Tây Nguyên qua các thời kỳ.
Cầu Sêrêpốk đã trải qua 81 năm xây dựng và tồn tại, là chứng tích ghi nhận sự phát triển của vùng đất, con người Tây Nguyên qua các thời kỳ.

Nhưng rồi cũng chính cây cầu này, quân và dân ta mở mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). đó, tiếp tục hướng về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ năm 1975 đến nay, dù với tên gọi là cầu Sêrêpốk hay cầu 14 thì địa danh này vẫn luôn song hành cùng người dân Tây Nguyên phát triển kinh tế.

Với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, năm 1992 và 2015, các ngành chức năng đã xây dựng thêm 2 cây cầu mới song song với cây cầu Sêrêpốk cũ. Cầu Sêrêpốk giờ không được sử dụng để đi lại mà đã trở thành một địa điểm lịch sử, chứng tích ghi dấu cho sự phát triển của vùng đất và con người Tây Nguyên.

Ghi dấu sự thay da đổi thịt của Tây Nguyên

Cho tới nay, cầu Sêrêpốk vẫn là cây cầu đẹp ở Tây Nguyên với sự giao hòa của nét kiến trúc cổ điển và hiện đại, tạo nên nét hấp dẫn đặc biệt. Thực tế cho thấy, cây cầu này đã khơi gợi cảm hứng nghệ thuật không chỉ với người dân mà còn với khách du lịch bốn phương, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giới họa sỹ, nhiếp ảnh gia.

Nhìn bề ngoài, cầu Sêrêpốk có thiết kế y hệt như cây cầu Long Biên ở Hà Nội nhưng chỉ khác là cây cầu này có quy mô nhỏ hơn và chất liệu sản xuất là bê tông cốt thép. Trải qua 81 năm xây dựng và tồn tại, cầu Sêrêpốk đã khép lại sứ mệnh phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị - quốc phòng qua các thời kỳ.

Với bề dày lịch sử của mình, cầu Sêrêpốk đã chứng kiến sự thay da, đổi thịt của vùng đất Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nói riêng. Hiện nay, cây cầu Sêrêpốk vẫn còn khá nguyên vẹn.

Mặc dù cầu Sêrêpốk không còn được sử dụng, thế nhưng trong ký ức của nhiều thế hệ người dân địa phương sống hai bên sông nói riêng và cả Tây Nguyên nói chung vẫn trân trọng và gìn giữ cho mai sau.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, hiện nay, cầu Sêrêpốk được UBND tỉnh Đắk Nông chọn làm điểm di sản của Công viên Địa chất Đắk Nông thuộc tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới”.

Bên cạnh cầu Sêrêpốk cũ là 2 cây cầu mới được các ngành chức năng xây dựng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh cầu Sêrêpốk cũ là 2 cây cầu mới được các ngành chức năng xây dựng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Theo ông Trần Thế Quang - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng, ông từ miền Bắc đến vùng đất xã Tâm Thắng (Đắk Nông) cạnh cây cầu Sêrêpốk sinh sống, lập nghiệp đã hơn 30 năm nay. Ngày đó, các ngành chức năng đang tiến hành xây cây cầu mới trên tuyến đường Quốc lộ 14 nối liền các tỉnh thành phố phía Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

"Nối đôi bờ dòng sông Sêrêpốk chảy ngược giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nay đã có những cây cầu mới. Tuy nhiên, không vì thế mà cây cầu Sêrêpốk cũ đánh mất đi vị thế. Nó vẫn lưu giữ những giá trị của quá khứ, lắng đọng trên từng nhịp cầu. Giá trị biểu tượng của cầu Sêrêpốk vẫn mãi trường tồn cùng lịch sử, trở thành di sản văn hóa trong sự phát triển của Tây Nguyên" - ông Thế cho biết.

Bài và ảnh Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Khánh thành 3 cây cầu từ Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng: Những cây cầu san sẻ, hạnh phúc, niềm vui

Mai Hương - Thành Nhân |

Ngày 24.8, tại Cần Thơ, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng thuộc Tổng LĐLĐVN phối hợp với địa phương tổ chức lễ khánh thành 3 cây cầu tại huyện Phong Điền và khởi công xây dựng cầu Kênh A7 (xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ).

Hà Nội bắt đầu nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên

Minh Hạnh |

Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết định thành lập Tổ chuyên gia triển khai dự án “Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên”.

Cầu Long Biên: Một di sản kiến trúc - văn hoá

TS Nguyễn Hữu Mạnh - Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) |

Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” gắn bó với bao biến cố của lịch sử và nhiều sự kiện vẻ vang, đáng nhớ của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Có một điều ít người biết về cây cầu đó chính là việc nó đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới khi hoàn thành năm 1902. Sau hơn 100 năm, mang trong mình nhiều biến cố của lịch sử, cây cầu đang bị rơi vào quên lãng, đã đến lúc đối xử với cầu Long Biên như một di sản chứ không phải một cây cầu dùng để đi lại.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Khánh thành 3 cây cầu từ Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng: Những cây cầu san sẻ, hạnh phúc, niềm vui

Mai Hương - Thành Nhân |

Ngày 24.8, tại Cần Thơ, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng thuộc Tổng LĐLĐVN phối hợp với địa phương tổ chức lễ khánh thành 3 cây cầu tại huyện Phong Điền và khởi công xây dựng cầu Kênh A7 (xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ).

Hà Nội bắt đầu nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên

Minh Hạnh |

Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết định thành lập Tổ chuyên gia triển khai dự án “Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên”.

Cầu Long Biên: Một di sản kiến trúc - văn hoá

TS Nguyễn Hữu Mạnh - Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) |

Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” gắn bó với bao biến cố của lịch sử và nhiều sự kiện vẻ vang, đáng nhớ của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Có một điều ít người biết về cây cầu đó chính là việc nó đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới khi hoàn thành năm 1902. Sau hơn 100 năm, mang trong mình nhiều biến cố của lịch sử, cây cầu đang bị rơi vào quên lãng, đã đến lúc đối xử với cầu Long Biên như một di sản chứ không phải một cây cầu dùng để đi lại.