Hokusai - ông già điên cuồng vì hội họa

Huy Minh (tổng hợp) |

3 cuốn tiếp theo trong “Bộ danh họa Larousse” gồm “Paul Cézanne”, “Johannes Vermeer” và “Hokusai” mới đây đã được ra mắt tại Việt Nam, tiếp nối thành công của 3 cuốn “Paul Gauguin”, “Claude Monet” và “Vincent Van Gogh” trước đó.

Bộ sách nằm trong chuỗi tác phẩm giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của các danh họa nổi tiếng, được mua bản quyền từ NXB Larousse của Pháp - đơn vị có truyền thống 150 năm trong lĩnh vực biên soạn, xuất bản từ điển và bách khoa toàn thư với các tác phẩm đã trở thành tài liệu tham khảo phổ biến trên thế giới. Đây cũng là bộ sách quan trọng trong chuỗi tác phẩm về các tác giả và tác phẩm hội họa nổi tiếng, thuộc tủ sách nghệ thuật của Omega+.

Với cuốn Hokusai, độc giả lại có dịp quay trở về Châu Á với những tác phẩm tranh in khổ lớn của vị họa sĩ tài hoa người Nhật, trở thành đại diện cho nghệ thuật Nhật Bản, và có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều danh họa.

Hokusai (1760 - 1849) đã để lại một số lượng đồ sộ các tác phẩm hết sức đa dạng. Bên cạnh những bức tranh sinh hoạt thường ngày được thể hiện với khiếu hài hước, Hokusai cũng nổi tiếng với các bức tranh phong cảnh hùng vĩ đẹp như mơ với độ chính xác tuyệt hảo.

Trong phần đầu của cuốn sách, hai tác giả Protais và Rousseau mang đến một cái nhìn mới về các tác phẩm của Hokusai bằng cách giải thích kỹ thuật và chìa khóa để hiểu từng bản in, minh họa cho các nội dung đó là một số lượng phong phú các tác phẩm dọc theo hành trình sang tạo của nghệ sĩ nổi tiếng nhất Nhật Bản này. Phần còn lại là 100 tác phẩm đẹp nhất của ông.

Cuộc đời và thời đại

Cuộc đời của người tự coi bản thân là “ông già điên cuồng vì hội họa” được đánh dấu bởi sự hào hoa và nghịch cảnh (nguyên văn: “le fou du dessin”, trong tiếng Nhật là “Gakyō Rōjin Manji” (Họa cuồng lão nhân vạn), một trong những nghệ danh được Hokusai sử dụng từ sau năm 1834. Cụm từ tương đương trong tiếng Anh là “Old man mad about drawing” cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để viết về Hokusai).

Một trong số các họa phẩm của Hokusai. Ảnh: Omega Plus cung cấp
Một trong số các họa phẩm của Hokusai. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Mồ côi từ sớm, ông theo học các bậc thầy lớn trước khi tự mình bước vào nghề. Mặc dù rất tài năng nhưng ông không thành lập một trường phái nghệ thuật nào. Nếu như trong thế kỷ XVIII, các đồ vật đến từ Trung Quốc được ưa chuộng, thì đến thế kỷ của công nghiệp hóa, những người sành nghệ thuật lại say mê văn hóa Nhật Bản. Nghiên mực, bình phong, áo kimono và tranh khắc gỗ chiếm lĩnh các xưởng sáng tác của giới nghệ sĩ.

Các nghệ sĩ bậc thầy có rất nhiều, ví như Utamaro, Sharaku, Kunisada... nhưng Hokusai mới là người lưu danh hậu thế. Tại sao ông lại có được tiếng tăm như vậy? Chắc chắn là nhờ công của Edmond de Goncourt, một nhà duy mỹ cuối thế kỷ XIX, người khởi xướng giải thưởng văn học cùng tên và được biết đến qua các nghiên cứu về nước Pháp thế kỷ XVIII. Edmond có đam mê với tranh khắc gỗ và quyết định viết về nghệ sĩ Nhật Bản mà ông coi là vĩ đại nhất lúc đó. Ông nhận được sự giúp đỡ từ Hayashi Tadamasa, một đồng hương của Hokusai, người đã cập bến Paris tham dự Hội chợ Toàn cầu năm 1878. Dù những ký ức về người họa sĩ đã mất từ 20 năm trước vẫn hiển hiện rõ ràng, việc đi Nhật Bản để thu thập, và nhất là dịch, các thông tin về ông vẫn là cần thiết. Có biết bao điều có thể kể về người nghệ sĩ với sức sáng tạo vô hạn này! Nhờ vậy, Hokusai luôn sống trong ký ức của mọi người với biệt danh mà Goncourt yêu thích - “kẻ điên cuồng vì nghệ thuật của mình”.

Hokusai không rõ cha mẹ là ai. Ông sinh ra ở khu phố Warisegui tại Edo, thủ đô tương lai của Nhật Bản, được nhận nuôi vào khoảng năm ba, bốn tuổi bởi một người thợ chế tác gương kính [Nakajima Isse] làm việc cho các shogun (Mạc chúa/Bakushu), giới cầm quyền thực thụ của Nhật Bản. Nhật Bản là một xã hội phân giai cấp rõ rệt và mang nặng tính “cha truyền con nối”: Con cái phải theo nghề của cha. Là con nhà nghệ nhân, Hokusai theo học tại xưởng của một người thợ khắc gỗ. Mặc dù được định hướng trở thành thợ chạm khắc, ông lại sớm thể hiện niềm yêu thích dành cho hội họa. Năm 1775, lúc 14 tuổi, ông được giao nhiệm vụ hoàn thành [bản khắc gỗ] những trang cuối của một cuốn tiểu thuyết hài thể loại sharehon (còn đọc là “sharebon”, tức “tửu lạc bản”, một nhánh nhỏ thuộc thể loại gesaku (hí tác) của văn học Nhật Bản). Ông nhanh chóng nắm vững các kỹ thuật khắc tranh bình dân; bắt đầu học về văn hóa và văn học Nhật Bản; “cọ xát” với Hán tự, vốn nổi tiếng là khó học.

Nước Nhật thời ấy của Hokusai chưa mở cửa, vẫn ưa chuộng những thú vui đơn giản, sân khấu kịch đại chúng kabuki, những trận đấu sumo và nhà chứa. Để hiểu sâu biết rộng trong ngành mỹ thuật, gia nhập một trường phái nào đó là việc cần thiết. Hokusai đã theo học tại xưởng của Katsukawa Shunsho, một trong những đại diện chính của nghệ thuật tranh phù thế (ukiyo-e), trường phái gắn bó với việc vẽ những đề tài được cho là “hình ảnh của thế giới phù hoa”. Trường phái này còn được biết đến qua những bức chân dung vẽ giới diễn viên đặc biệt sinh động, mỗi bức đều có nét riêng chứ không chỉ là những bản đúc cùng kiểu in hàng loạt. Chàng họa sĩ trẻ ở tuổi 18 vẫn còn nhiều điều phải học. Sau khi ba học trò chính rời đi, người sau này được gọi tên là “Hokusai” chiếm vị trí quan trọng trong xưởng vẽ: Ông trợ giúp thầy của mình và nhận các đơn đặt hàng ngày càng có nhiều đòi hỏi phức tạp. Ông làm nhiều tranh khắc gỗ về các diễn viên kịch kabuki theo phong cách của trường phái ông đang theo học: Luôn cố định các tư thế và nhấn vào sắc thái khuôn mặt, tương tự các tư thế của diễn viên trong những khoảnh khắc cao trào của vở kịch. Hokusai cũng học hỏi các kỹ thuật mà người phương Tây mang đến Nhật Bản. Nhờ đó, ông tạo ra các bức tranh khắc gỗ theo quy luật phối cảnh, được gọi là ukie. Một cuộc cãi vã đã khiến ông phải ra đi: Nghe kể là một đồng môn đã xé một tấm tranh khổ lớn của Hokusai mà ông ta cho là tệ. Ở tuổi 30, họa sĩ rời khỏi nơi đã đào tạo ông trong gần 12 năm.

Một trong số các họa phẩm của Hokusai. Ảnh: Omega Plus cung cấp
Một trong số các họa phẩm của Hokusai. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Hokusai gia nhập nhóm của một bậc thầy khác tên là Tawaraya Sori, họa sĩ Nhật Bản thuộc trường phái Rinpa (Lâm phái. Giờ đây, bằng cách kết hợp thành tựu đương thời của Trung Hoa với các ảnh hưởng mới của phương Tây, Hokusai đã khẳng định được phong cách cá nhân riêng. Cuộc sống cá nhân và gia đình của ông khá yên ổn, cho đến một ngày tăm tối khi vợ ông đột ngột qua đời, và từ đó ông phải một mình nuôi ba đứa con. Thành Edo thời đó rất nhộn nhịp. Bên cạnh các hoạt động vẽ vời, Hokusai bắt đầu qua lại cùng những nhóm văn nghệ trong thành phố. Ông bắt tay với NXB lừng danh của Tsutaya Jūzaburō và bắt đầu vẽ minh họa cho “những tập thơ điên” gồm 31 âm tiết được sáng tác quanh một chủ đề hài hước. Ông thực sự đạt được thành công thương mại đầu tiên khi minh họa cho tập thơ có tên “Kyoka Edo no Murasaki” (Cuồng ca thời Edo của Murasaki). Hokusai cũng công bố các tác phẩm độc lập khác: Các bản tranh in trên giấy rời, được gọi là surimono, gần giống với thiệp mừng, hay các e-goyomi (các tranh in dùng làm lịch). Song song với đó, Hokusai bắt đầu viết thơ và tự gọi mình là Tokitarô hay Sorobeku.

Người sử dụng hơn 120 cái tên

Dẫu cái tên “Hokusai” xuất hiện lần đầu từ năm 1796, phải đến năm 1799 ông mới bắt đầu ký cái tên này vào các tác phẩm của mình. Gần 40 tuổi, Hokusai rời xưởng tranh của Tawaraya. Tên mới của ông mang nghĩa “xưởng tranh sao Bắc” và chứng thực việc ông tham gia một tông phái Phật giáo. Hokusai theo Phật giáo Nichiren (Nhật Liên), một tông phái của Phật giáo Đại thừa tại Nhật Bản ra đời vào thế kỷ XIII, được đặt theo tên của vị tăng sư sáng lập. Ông đã nhiều lần bày tỏ lòng sùng kính của mình dành cho Bồ Tát Myoken [Diệu Kiến Bồ Tát], vốn là hiện thân của Hokushin - vị thần của chòm sao Bắc Đẩu.

Hokusai sử dụng không dưới 120 cái tên khác nhau. Người Châu Á có thói quen lấy tên mới ở mỗi thời điểm trọng đại của cuộc đời mình. Nhưng Hokusai hơi lạm dụng việc thay đổi tên như để thể hiện tất cả các bước phát triển về phong cách vẽ cũng như tư duy của mình. Việc thay đổi tên gọi còn thể hiện một cuộc tìm kiếm đậm dấu ấn cá nhân hơn. Ta có thể nhận ra từ những nghệ danh mà ông chọn, như Taïto (Đới Đẩu) hay Raïshin (Lôi Chấn), hình tượng và sự tôn thờ dành cho Bắc Đẩu thất tinh, dấu hiệu cho thấy Hokusai coi sự nghiệp của mình như một hành trình huyền bí. Trong những năm 1810, cái tên “Hokusai” trở nên phổ biến. Phải nói rằng, các tác phẩm của ông ngày càng đa dạng. Ông minh họa cho các tiểu thuyết đời sống lấy cảm hứng từ các truyền thuyết Trung Hoa, được gọi là yomihon. Ông cũng lấn sang một thể loại táo bạo hơn là các tranh gợi dục shunga (Xuân họa), thậm chí là vẽ một người phụ nữ gần như đang giao hợp với một con bạch tuộc trong bức “Giấc mơ người vợ ngư phủ” (le Rêve de la femme du pêcheur - 1814). Khung cảnh trong tranh khiến ta băn khoăn: Cô gái đó đang bị nhấn chìm, hay đang trong hoan lạc? Dù theo hàm nghĩa nào, tác phẩm cũng thu hút được vô số sự chú ý của những người ngưỡng mộ từ Đông sang Tây...

Không những giàu trí tưởng tượng, Hokusai còn là người có đầu óc quan sát và có hứng thú với con người đương thời. Ông phác họa kín các tập giấy vẽ, đến mức một người bạn đã thuyết phục ông xuất bản chúng. Trong năm năm từ năm 1814, 15 tập tranh lần lượt được ra mắt. Tác phẩm này thường được gọi là Manga (Mạn họa), một bách khoa thư thực thụ bằng hình ảnh được nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này lấy làm hình mẫu.

Theo dòng chảy sự nghiệp, sự kỳ quặc của Hokusai ngày càng bộc lộ rõ. Năm 1804, ông thực hiện một buổi trình diễn happening thực sự. Khi ghé chân ngang qua ngôi đền Gokuku không xa Edo, ông đã vẽ một bức Daruma, một bức tranh Phật khổng lồ gần 200 mét vuông trong sân đền. Cuộc biểu diễn khiến nhiều người thán phục và ông nhận được lời mời từ shogun Ienari Tokugawa. Nhà cầm quyền nước Nhật lúc đó để ông so tài với họa sĩ Tani Buncho (1763 - 1841, họa sĩ và nhà thơ Nhật Bản, nổi tiếng với các tác phẩm tranh bunjin-ga (văn nhân họa) của các văn nhân du nhập từ Trung Hoa) và tổ chức một cuộc thi thực sự giữa hai nghệ sĩ. Hokusai đã chứng tỏ được thanh danh của mình: Ông tháo một tấm cửa, phủ lên đó những đường vẽ uốn lượn màu xanh lam rồi thả lên đó một con gà với đôi chân đã nhúng mực đỏ. Người xem đều tỏ ra kinh ngạc và nhận ra rằng một bức tranh mang phong cách tự nhiên vừa mới hiện ra trước mắt mình: Những vết chân màu đỏ của con gà chính là những lá phong mùa thu rụng xuống làn nước xanh của sông Tatsuta. “Ông già điên cuồng vì hội họa” đã tái hiện buổi trình diễn vẽ tranh Phật khổng lồ khi ông đến thăm một học trò cũ ở Nagoya vào năm 1817. Nhờ việc này, ông đã nổi danh toàn miền Trung nước Nhật, vào thời điểm mà các nghệ sĩ thường chỉ được biết đến tại địa phương họ sinh sống.

Một trong số các họa phẩm của Hokusai. Ảnh: Omega Plus cung cấp
Một trong số các họa phẩm của Hokusai. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Thổi vào tranh linh hồn của cả một nền văn minh

Sự nghiệp và sự nổi tiếng của Hokusai ngày càng tăng lên, phản ánh sự dịch chuyển chậm rãi từ hình tượng nghệ nhân sang nghệ sĩ. Quá trình này đã diễn ra tại châu Âu vào thời Phục Hưng, từ giữa thế kỷ XIV và XV, còn tại Nhật Bản, đến thế kỷ XIX nó mới diễn ra. Hokusai muốn tồn tại như một nghệ sĩ độc lập. Ông muốn đi con đường riêng và luôn ký tên mình vào các tranh in khắc gỗ. Thành công của Hokusai ở nước ngoài càng thúc đẩy sự định hình tất yếu của hình tượng người nghệ sĩ tự do, độc lập và khẳng định phong cách riêng của họ. Thay vì từ lúc mới bắt đầu sự nghiệp, về sau này, trong phần lời bạt của loạt tranh “Một trăm cảnh núi Phú Sĩ” (Cent Vues du mont Fuji), Hokusai nhấn mạnh về sự cần thiết phải hoàn thiện không ngừng: “Từ khi 6 tuổi, tôi đã luôn mê mẩn vẽ lại hình dạng của đồ vật. Tới tuổi 50, tôi đã xuất bản vô số tranh vẽ, nhưng tôi chẳng hài lòng với bất kể thứ gì tôi làm ra trước năm 70 tuổi. Chỉ đến năm 73 tuổi, tôi mới hiểu được hình dạng và bản chất thực của chim, cá, cây cỏ... Vì thế, đến tuổi 80, tôi sẽ có thể tiến bộ hơn, hiểu sâu hơn về vạn vật; đến 100 tuổi, chắc chắn tôi sẽ đạt được một trình độ vượt trội, khó có thể định nghĩa được, rồi đến năm 110 tuổi, thứ gì cũng trở nên sống động dù là nét chấm hay đường thẳng. Tôi mời những ai sống lâu như tôi xem xem tôi có giữ lời mình hay không”.

Vào năm 1820, khi tròn 60 tuổi, ông bắt đầu bằng loạt tranh “Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ” (Trente-six Vues du mont Fuji), được xuất bản năm 1830. Ông cũng vẽ cảnh thác nước hay những cây cầu nổi tiếng theo quan niệm của đạo Shinto (Thần giáo), nơi mà hoạt động của con người và thiên nhiên hòa làm một. Chính vào thời điểm này, ông bắt đầu một chùm tác phẩm vẽ các loài hoa và chim mà đối với nhiều chuyên gia, đến tận bây giờ, vẫn là một trong những ví dụ hàng đầu của sự tái hiện cây cỏ và động vật. Thực vậy, các bức tranh vẽ hoa được xử lý như những bức tranh chân dung bán thân của người. Bởi theo truyền thống Phật giáo, cũng giống như con người, hoa cỏ hay động vật đều có linh hồn.

“Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” (Sous la Grande Vague au large de Kanagawa) là tác phẩm quan trọng nhất của Hokusai. Bức tranh in khắc gỗ này nằm trong bộ ba tác phẩm vẽ về núi Phú Sĩ, hai tác phẩm còn lại là “Gió Nam thổi đám mây” (le Vent du Sud chasse les nuages) và “Mưa rào dưới chân núi Phú Sĩ” (Averse au pied du mont Fuji). Tác phẩm này minh họa một cách hoàn hảo cho chủ đề lớn về “thế giới phù hoa” nơi mà thời gian dường như ngừng trôi: Con sóng chuẩn bị đổ ập lên những con thuyền mong manh của các ngư dân. Con người thực quá nhỏ bé khi đứng trước sự mênh mông và hùng vĩ của Thiên nhiên. Khối cong được tạo nên bởi con sóng khớp một cách hoàn hảo vào khoảng trống của bầu trời và vẽ ra đường viền tạo thành hai phần âm và dương. Ở phía xa, ta cũng có thể thấy dãy núi thiêng của Nhật Bản, ngọn núi lửa Phú Sĩ. Toàn bộ nước Nhật dường như được biểu lộ trong bức tranh in này: Nó vừa là xứ sở của biển cả, vừa của đất và của lửa. Hokusai thổi vào bức tranh linh hồn của cả một nền văn minh. Bức “Sóng lừng” đã gây ra một cơn địa chấn trong giới nghệ sĩ châu Âu, và suốt một khoảng thời gian dài là biểu tượng cho sự điêu luyện của Hokusai, đồng thời là ví dụ minh họa tuyệt vời cho nghệ thuật ukiyo-e. Người ta còn kể rằng tác phẩm chính là nguồn cảm hứng cho Claude Debussy viết bản giao hưởng La Mer (Biển cả). Chính bức “Sóng lừng” đã được vẽ minh họa trên trang bìa của bản giao hưởng gốc được phát hành năm 1905.

Trong thập niên 1830, những vấn đề cá nhân và gia đình đã khiến người nghệ sĩ gặp khó khăn ngay khi đang ở đỉnh vinh quang của sự nghiệp. Năm 1836, ông phải tự mình bán tranh trên đường phố Edo để mưu sinh. Năm 1839, nhà ông bị một đám cháy thiêu trụi. Người ta kể lại rằng trong khi người họa sĩ làm mọi cách để cứu đám cọ vẽ của mình, thì một phần lớn tác phẩm của ông hoàn toàn thành tro. Kể từ năm 1840, ông dừng việc làm tranh in khắc gỗ và hoàn toàn tập trung vào việc vẽ.

Trong giai đoạn từ năm 1842 đến năm 1844, Hokusai ngày nào cũng vẽ một con karashishi - một con sư tử thiêng theo truyền thuyết của Trung Hoa để mang lại may mắn và bảo vệ ông khỏi cái chết. Ông đã vẽ không ít hơn 219 bản ký họa. Hình ảnh con sư tử đã trở thành một nỗi ám ảnh, nó gắn liền với các thần tích trong Phật giáo hoặc để thể hiện hình ảnh Hyotan kara koma - “ngựa phi ra từ quả bầu”, một truyền thuyết Trung Hoa kể về cuộc hành trình của vị tiên Chokarô (Trương Quả Lão). Con vật này còn trở thành ẩn dụ cho các bức tự họa về một người đàn ông đầy năng lượng và sức sống nhưng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi... Hokusai mất vào khoảng tháng 4, tháng 5 năm 1849. Tro cốt ông được gửi tại đền Seikyo-ji trong khu phố bình dân Asakusa ở Edo, nơi ông đã nếm trải vinh quang lẫn suy tàn. Người họa sĩ đã ra đi trong sự thanh bần, thậm chí thiếu thốn, tựa như hình ảnh câu thơ mà tương truyền ông đã viết trong mùa đông cuối cùng của đời mình: “Ôi tự do, tự do tươi đẹp, khi ta dạo trên cánh đồng mùa hạ, chỉ còn hồn thoát khỏi thân xác ta!”.

Huy Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo những tác phẩm ghe xuồng thu nhỏ có "một không hai" ở An Giang

NHÓM PV |

Đối với người miền Tây, hình ảnh những chiếc ghe xuồng lênh đênh trên sông nước đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, thay vì cách đóng ghe xuồng truyền thống thì tại An Giang có một nghệ nhân chọn cho mình cách đóng ghe xuồng khá đặc biệt. Đó là những chiếc ghe xuồng thu nhỏ đầy sáng tạo và độc đáo.

Văn Phú- Invest đưa tác phẩm của Lê Công Thành tương tác với công chúng

Ngô Hương Sen |

Đợt Hà Nội trong những ngày giãn cách xã hội, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái gọi điện, nhắc về giỗ đầu chồng bà - nhà điêu khắc Lê Công Thành và rủ đi xem tượng ông được đặt ở một số dự án của Văn Phú - Invest. Háo hức ngay vì vẫn ao ước những bức tượng đầy tinh thần đương đại sẽ bước ra khỏi căn phòng buồn rầu và ít ánh sáng, hòa vào đời sống, vươn thở dưới mặt trời rực rỡ.

Vì sao Trạng Tí của Ngô Thanh Vân được gọi là tác phẩm gặp vận xui nhất?

DI PY |

Trạng Tí của Ngô Thanh Vân bị đánh giá là phim điện ảnh Việt gặp vận xui nhất khi liên tiếp dính nhiều ồn ào. Nhiều người lo ngại rằng, tác phẩm ra rạp vào dịp Tết Tân Sửu này sẽ không khả quan về doanh thu.

Netflix tiết lộ kế hoạch đưa tác phẩm “bom tấn” chuyển thể phim hoạt hình

Tuấn Đạt |

“Tomb Raider” và “Kong: Đảo đầu lâu” là tên 2 bộ phim đình đám sẽ được hãng Netflix chuyển thể thành phiên bản hoạt hình.

Triển lãm 65 tác phẩm tranh cổ động Đại hội Đảng XIII

NGUYỄN TRI |

Chiều 22.1, tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bình Định đã diễn ra khai mạc Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Triển lãm do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Sở VH&TT tỉnh Bình Định tổ chức.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Độc đáo những tác phẩm ghe xuồng thu nhỏ có "một không hai" ở An Giang

NHÓM PV |

Đối với người miền Tây, hình ảnh những chiếc ghe xuồng lênh đênh trên sông nước đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, thay vì cách đóng ghe xuồng truyền thống thì tại An Giang có một nghệ nhân chọn cho mình cách đóng ghe xuồng khá đặc biệt. Đó là những chiếc ghe xuồng thu nhỏ đầy sáng tạo và độc đáo.

Văn Phú- Invest đưa tác phẩm của Lê Công Thành tương tác với công chúng

Ngô Hương Sen |

Đợt Hà Nội trong những ngày giãn cách xã hội, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái gọi điện, nhắc về giỗ đầu chồng bà - nhà điêu khắc Lê Công Thành và rủ đi xem tượng ông được đặt ở một số dự án của Văn Phú - Invest. Háo hức ngay vì vẫn ao ước những bức tượng đầy tinh thần đương đại sẽ bước ra khỏi căn phòng buồn rầu và ít ánh sáng, hòa vào đời sống, vươn thở dưới mặt trời rực rỡ.

Vì sao Trạng Tí của Ngô Thanh Vân được gọi là tác phẩm gặp vận xui nhất?

DI PY |

Trạng Tí của Ngô Thanh Vân bị đánh giá là phim điện ảnh Việt gặp vận xui nhất khi liên tiếp dính nhiều ồn ào. Nhiều người lo ngại rằng, tác phẩm ra rạp vào dịp Tết Tân Sửu này sẽ không khả quan về doanh thu.

Netflix tiết lộ kế hoạch đưa tác phẩm “bom tấn” chuyển thể phim hoạt hình

Tuấn Đạt |

“Tomb Raider” và “Kong: Đảo đầu lâu” là tên 2 bộ phim đình đám sẽ được hãng Netflix chuyển thể thành phiên bản hoạt hình.

Triển lãm 65 tác phẩm tranh cổ động Đại hội Đảng XIII

NGUYỄN TRI |

Chiều 22.1, tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bình Định đã diễn ra khai mạc Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Triển lãm do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Sở VH&TT tỉnh Bình Định tổ chức.