Hồi sinh giấy dó người Mường

Trần Trọng |

Đã có thời gian dài, nghề làm giấy Dó ở Hòa Bình đã bị mai một. Người dân không còn biết cách làm ra những tờ giấy Dó truyền thống. Với cơ duyên, sự đam mê và mong muốn bảo tồn, phát triển nghề làm giấy Dó truyền thống, ông Nguyễn Xuân Chúc (sinh năm 1962, thôn Suối Cỏ, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã và đang đưa nghề làm giấy Dó phát triển, được nhiều người biết đến.

Gìn giữ nghề truyền thống dân tộc

Nói về nghề làm giấy Dó, ông Chúc kể: “Nghề thủ công này có từ hàng trăm năm trước, ở Hòa Bình này chỉ có người Mường mới làm. Trước đây, giấy Dó làm ra để dùng trong việc thờ cúng và các hoạt động tâm linh của người dân, nhưng do có thời điểm hoạt động này bị coi là loại hình mê tín dị đoan và bị cấm. Từ đó dẫn đến trong thời gian dài, các thế hệ về sau không còn biết cách làm giấy Dó nữa mà chỉ được nghe qua lời kể của cha ông kể lại, nên loại giấy đặc biệt này đã dần mai một”.

Năm 2006, được sự giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ và phát triển làng nghề Việt Nam và Trung tâm phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cộng đồng (CSEED) tài trợ, thôn Suối Cỏ đã triển khai thực hiện mô hình làm giấy Dó thủ công cho các hộ nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng nguồn thu ổn định cho hộ nghèo và bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống.

Thời điểm ấy, có đến trên 50 hộ dân tham gia dự án và được tập huấn sản xuất theo phương pháp cổ truyền của làng nghề Bắc Ninh, kỹ thuật làm giấy thủ công do các chuyên gia đến từ Nhật Bản hướng dẫn. Khi ấy, người dân rất hào hứng đi học, tuy nhiên, quá trình học tập gặp rất nhiều khó khăn.

Bức tranh được in trên giấy Dó có độ bền cao và rất sắc nét. Ảnh: Trần Trọng
Bức tranh được in trên giấy Dó có độ bền cao và rất sắc nét. Ảnh: Trần Trọng

Theo ông Chúc kể lại, ông cùng mọi người sẽ được hướng dẫn về những công đoạn làm ra giấy Dó, còn phần lớn cách làm sao cho đúng, làm thế nào để có những tờ giấy đạt chuẩn thì là do ông cùng các thành viên không được hướng dẫn, có lẽ đó là những bí quyết riêng của từng người, từng dân tộc. Khi về, mọi người trong thôn Suối Cỏ bắt tay vào làm gặp không ít khó khăn và thất bài, sau thời gian dài kinh nghiệm cũng như chất lượng giấy Dó ngày càng được nâng cao.

Để làm ra 1 tờ giấy Dó, người dân phải trải qua 35 công đoạn chính, quá trình này có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày mới có thể cho ra sản phẩm đạt yêu cầu. Nguyên liệu chính của thứ giấy đặc biệt này là cây dướng, loại cây sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, loại cây này thường mọc ở những nơi địa hình cao (trên núi) nên việc thu hoạch và mang về đến nhà cũng không ít gian truân.

Sau khi mang về và tách được vỏ cây dướng, nguyên liệu này sẽ được rửa sạch, sau đó mang đi luộc cho chín nhừ, vỏ cây sẽ mềm và dai hơn rồi mang đi ngâm trong 1 ngày. Nếu để tạo ra giấy màu xanh, vỏ cây sẽ được để nguyên, còn làm giấy trắng thì phải bóc phần vỏ ngoài chỉ lấy phần xơ trắng bên trong. Tiếp theo là đập nát nguyên liệu này để lấy phần bột - thành phần chính tạo ra giấy Dó.

Giấy Dó có rất nhiều loại, các chất liệu khác sẽ được thêm và hòa trọn lại với nhau trong công đoạn xeo - là quá trình dùng liềm lọc một lớp chất mỏng, sau khi khô tạo thành giấy. Với đặc tính và màu sắc khác nhau thì mỗi loại giấy Dó sẽ được sử dụng với mục đích riêng biệt. Tuy nhiên, cũng có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguyên liệu, phụ gia đặc biệt là nước mò (chất kết dính các nguyên liệu lại với nhau), người dân phải đặt hàng từ bên Nhật Bản mới có.

Với đặc tính của Việt Nam, sản phẩm giấy Dó của người dân Suối Cỏ đã được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao. So với giấy cùng loại được sản xuất thủ công của các nghệ nhân Nhật Bản với hàng trăm năm kinh nghiệm thì có độ mịn, trắng hơn. Nhưng bù lại, giấy Dó được sản xuất ở Suối Cỏ có độ dai, bền hơn và giá thành rẻ hơn nhiều, màu giấy hoàn toàn là màu tự nhiên nên khi gặp nước không phai màu và không bị mối hay gián nhấm như các loại giấy sử dụng màu hoá chất.

Chật vật tìm đầu ra cho giấy Dó

Trước đây, ngoài sản xuất giấy Dó, tổ sản xuất của anh Chúc còn làm thêm các sản phẩm thủ công từ giấy Dó như: đèn lồng, con vật, phong bì, sổ tay, bưu thiếp, tranh... Tuy nhiên, do tiêu thụ sản phẩm khó nên hiện nay cơ sở chỉ sản xuất giấy Dó với 12 màu và họa tiết khác nhau. Giá cũng được chia thành nhiều loại, tuỳ theo độ dày mỏng và họa tiết khác nhau từ 8.000 - 15.000 đồng/tờ. Hầu hết sản phẩm giấy Dó được bán cho khách du lịch, những người biết và đã sử dụng.

Theo ông Chúc, để bảo tồn và phát triển nghề giấy Dó thủ công hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó khó khăn chính là đầu ra. Sản phẩm còn quá ít người biết đến và không sử dụng phổ biến nên ông Chúc đã rất nhiều lần một mình mang những sản phẩm truyền thống này đi đến các địa điểm du lịch, làng nghề làm giấy hay gặp các ông đồ viết chữ Nho, để giới thiệu và tìm đầu ra.

Giấy Dó được làm ra từ nhiều công đoạn cầu kỳ, trải qua 7 - 10 ngày làm việc mới hoàn thiện. Ảnh: Trần Trọng
Giấy Dó được làm ra từ nhiều công đoạn cầu kỳ, trải qua 7 - 10 ngày làm việc mới hoàn thiện. Ảnh: Trần Trọng

Nhớ về thời điểm đáng nhớ nhất, ông Chúc kể: “Khoảng 10 năm về trước, tôi tìm được một cơ sở bán giấy Dó ngoài Hà Nội, khi ấy tôi đã gom rất nhiều sản phẩm của cả thôn nhập cho họ. Vốn tính tình thật thà và tin tưởng người mua, khi gửi xong hàng tôi cũng không lấy hóa đơn hay chứng từ gì mà quay trở về địa phương cùng với lời hẹn sẽ trả tiền trong vài ngày của người mua. Lần ấy tôi bị mất trắng số sản phẩm giấy Dó lớn”.

Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, thu nhập mà nghề làm giấy mang lại thấp nên từ 50 thành viên ban đầu tại thôn Suối Cỏ, đến hiện tại chỉ còn 7 thành viên thuộc 4 hộ gia đình vẫn cố gắng gìn giữ hoạt động này, ông Chúc giữ chức tổ trưởng tổ sản xuất. “Tôi luôn đau đáu trong lòng về việc truyền lại nghề truyền thống của dân tộc mình cho các thế hệ sau, nhưng dưới áp lực về cuộc sống, những người trẻ thường phải chăm lo cho kinh tế gia đình nhiều hơn, thật khó để tìm ra người đủ điều kiện và đam mê để nối nghiệp mình”, ông Chúc vẻ mặt buồn rầu nói.

Đến năm 2013, may mắn mỉm cười với làng nghề giấy Dó khi được chị Trần Hồng Nhung (thời điểm ấy làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ và phát triển làng nghề Việt Nam) hỗ trợ người dân Suối Cỏ tìm đầu ra cho sản phẩm. Cũng từ người quý nhân này, các đoàn du khách, người đam mê nghề truyền thông từ nhiều nơi tìm về nhà ông Chúc tham quan cũng như xin học nghề.

Hiện nay, tổ đang sản xuất giấy Dó tại gia đình nhà ông Chúc có rất nhiều đơn đặt hàng với số lượng lên đến hàng nghìn tờ. Nhiều thời điểm, người dân không kịp làm làm để gửi cho khách bởi đặt với số lượng nhiều mà nguồn nguyên liệu lại hạn chế, không có sẵn. Tuy giá thành rẻ, thu nhập từ nghề truyền thống này không cho ra không cao nhưng cuộc sống của người dân Suối Cỏ làm giấy Dó nay đã ổn định và tốt hơn trước.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, làng nghề làm giấy Dó tại thôn Suối Cỏ, xã Hợp Hòa đã đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, mua một số sản phẩm làm quà. Đây là tín hiệu mừng cho bà con nơi đây với mong muốn bảo tồn, phát triển nghề làm giấy Dó thủ công truyền thống và xây dựng điểm du lịch trải nghiệm tạo thêm nguồn thu nhập mới cho bà con nhân dân nơi đây.

Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Công nhận Nghề hương trầm Thủy Xuân là Nghề truyền thống

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định công nhận Nghề hương trầm Thủy Xuân là Nghề truyền thống.

Bật mí bí quyết dựng nhà đặc biệt của người Mường ở Hòa Bình

Trọng Văn |

Người Mường tỉnh Hòa Bình đã và đang giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Nét văn hóa nhà sàn được người dân nơi đây phát triển ngành du lịch cộng đồng, giúp nâng cao giá trị truyền thống và mang lại nguồn kinh tế để duy trì cuộc sống.

Công an triệu tập ca sỹ Vy Oanh sau đơn của con trai bà Nguyễn Phương Hằng

ANH TÚ - NGỌC DỦ |

TPHCM - Ngày 24.3, Công an TP Hồ Chí Minh triệu tập ca sĩ Vy Oanh sau đơn tố giác của ông Nguyễn Quang Tuấn - con trai bị can Nguyễn Phương Hằng.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Gian nan vận động hiến tạng, hồi sinh những ca bệnh ngấp nghé cửa tử

Thùy Linh |

Danh sách chờ ghép tạng tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia luôn có khoảng 3000 bệnh nhân. Đây là những ca bệnh nặng, ngấp nghé "cửa tử", nếu như không có nguồn tạng hiến từ người cho chết não thì họ sẽ không có cơ hội sống. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Công nhận Nghề hương trầm Thủy Xuân là Nghề truyền thống

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định công nhận Nghề hương trầm Thủy Xuân là Nghề truyền thống.

Bật mí bí quyết dựng nhà đặc biệt của người Mường ở Hòa Bình

Trọng Văn |

Người Mường tỉnh Hòa Bình đã và đang giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Nét văn hóa nhà sàn được người dân nơi đây phát triển ngành du lịch cộng đồng, giúp nâng cao giá trị truyền thống và mang lại nguồn kinh tế để duy trì cuộc sống.