Họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh: Không nên coi phim nghệ thuật cao siêu hơn phim thương mại

Việt Văn (thực hiện) |

Lịch làm việc những ngày này của họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh rất bận rộn, khi cuối năm nay sẽ diễn ra Liên hoan phim quốc gia tại Lâm Đồng với nhiều phần việc phải làm, nhưng ông vẫn dành cho phóng viên Báo Lao Động một cuộc phỏng vấn thẳng thắn, cởi mở về những vấn đề của điện ảnh Việt Nam.

Những thành công gần đây của các phim Việt như: “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn trẻ Phạm Thiên Ân, giải Camera vàng tại Liên hoan phim (LHP) nổi tiếng Cannes (Pháp), “Những đứa trẻ trong sương” của nữ đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm lọt vào Top 15 phim tài liệu của giải thưởng danh giá Oscar (Mỹ), “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, giải cao nhất LHP Ba lục địa (Pháp).... đã nâng cao vị thế cho điện ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới. Ông nhìn nhận như thế nào về điều này?

- Ba phim trên đều đã thắng giải hoặc lọt vào Top những giải thưởng danh giá trên thế giới, đó là điều rất đáng vui mừng và tự hào, cho chúng ta có quyền hi vọng vào một thế hệ đạo diễn đương đại. Như bộ phim “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn Phạm Thiên Ân là một nhà làm phim độc lập và có một quá trình để làm 3 phim ngắn, rồi mới làm một phim dài đầu tay với tâm huyết và những tìm tòi, sáng tạo. Thành tích của những đạo diễn kể trên đã truyền cảm hứng sáng tạo cho các nhà làm phim Việt. Cục Điện ảnh vui mừng và đánh giá cao thành tích trên, đồng thời chờ đợi và hi vọng các dự án phim tiếp theo.

Thị trường điện ảnh Việt là một thị trường lớn giàu tiềm năng, với số dân đông, lượng khán giả mê phim nhiều và các cụm rạp hiện đại ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng phim Việt vẫn bị lép vế so với lượng phim ngoại. Luật Điện ảnh 2022 mới đã có nhiều ưu đãi cho phim Việt về tỉ lệ chiếu, khung giờ chiếu. Theo ông, điện ảnh Việt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chủ yếu nào?

- Điện ảnh Việt nằm trong trong bối cảnh các phương tiện nghe nhìn phát triển mạnh mẽ với cách thức tiếp cận đa dạng. Điện ảnh Việt có những lợi thế nhất định như lượng khán giả lớn yêu phim Việt, thích và theo dõi phim truyện truyền hình ngày càng đông, có một đội ngũ nghệ sĩ máu lửa, có tình yêu nghề tâm huyết và say đắm với sáng tạo. Tuy nhiên, điện ảnh Việt cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu những nhà đầu tư chiến lược, kể cả những nhà đầu tư cho từng dự án phim cụ thể, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.

Mỗi nước có cách quan tâm, đầu tư cho phát triển điện ảnh khác nhau nhưng đều có vai trò của chính quyền, của Nhà nước, nhiều nước thông qua các quỹ phát triển điện ảnh hay ở các chính quyền địa phương có ủy ban chăm lo, quan tâm điện ảnh.

Ở ta, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó xác định điện ảnh là mũi nhọn cho ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn có phần mang tính dàn trải, chưa thực sự dành nhiều sự đầu tư lớn cho điện ảnh để điện ảnh Việt có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Phát hành và phổ biến phim Việt hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn, các hệ thống rạp chiếu hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài... Rất khó vì nếu muốn phát triển điện ảnh toàn diện, thì sản xuất và phát hành phải song hành với nhau.

Việc một số phim remake thành công ở thị trường phim Việt cho thấy kịch bản hay thuần Việt luôn khan hiếm. Mới đây, Cục Điện ảnh vừa phát động cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện, phim tài liệu hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Ông có hi vọng nhiều ở cuộc thi này từ hiệu quả thu được ở các cuộc thi sáng tác kịch bản do Cục phát động trước đó?

- Phim remake, chỉ là giải pháp tình thế trong lúc chúng ta thiếu kịch bản hay, nhưng cần có phim phục vụ nhân dân. Nó chỉ đáp ứng nhu cầu nhất thời, không đóng góp nhiều cho việc giới thiệu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Vì thế Cục Điện ảnh không phản đối, nhưng cũng không khuyến khích.

Để có các tác phẩm điện ảnh chào mừng sự kiện trọng đại kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam thì phải chuẩn bị sớm. Từ lúc có kịch bản cho đến triển khai, đưa vào sản xuất, mất khoảng 3 năm. Cuộc thi này hi vọng sẽ tìm ra những kịch bản xuất sắc về chủ đề lớn nói trên.

Trước đây, các cuộc thi kịch bản, đã thu được những kịch bản tốt, tuy nhiên số kịch bản tốt đưa vào sản xuất phim không nhiều. Kinh phí phim do Nhà nước đặt hàng còn thấp. Trong 2 năm mới đặt hàng 3 phim truyện, kinh phí tối đa là 20 tỉ đồng/ phim với đề tài phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Nhân nói chuyện phim Nhà nước đặt hàng, nhiều ý kiến cho rằng một số phim làm không hay, lãng phí, chỉ chiếu dịp lễ lạt, kỷ niệm rồi cất kho. Ông nhìn nhận câu chuyện này như thế nào?

- Trong LHP quốc gia sắp tới, Cục Điện ảnh sẽ tổ chức hội thảo để thống nhất 2 bộ tiêu chí đánh giá tác phẩm trong giới sáng tác.

Trước đây, chúng ta vẫn dùng 1 bộ tiêu chí để đánh giá phim nghệ thuật và phim thương mại nên xảy ra nhiều tranh luận. Phim nghệ thuật phải được đánh giá dưới góc nhìn và tiêu chí của phim nghệ thuật cũng như phim thương mại phải đánh giá dưới tiêu chí khác.

Hai dòng phim này bình đẳng với nhau. Không nên đánh giá phim nghệ thuật mới là cao siêu và coi phim thương mại chỉ dành cho thẩm mĩ bình dân. Làm như vậy dễ gây tổn thương và làm nản lòng nhiều nghệ sĩ làm phim thương mại. Không có phim nào làm hay mà dễ cả. Mỗi dòng phim đều có cái khó riêng, dù có điểm chung là về kỹ thuật, sự sáng tạo, đổi mới trong ngôn ngữ điện ảnh. Tất nhiên, rất mong muốn một phim nghệ thuật mà ăn khách nhưng điều đó không dễ.

Về phim đặt hàng Nhà nước, ai cũng mong phim làm ra, khán giả xem đông, như thế việc chuyển tải các thông điệp phục vụ nhiệm vụ chính trị sẽ hiệu quả cao. Nhưng làm không dễ, khán giả bây giờ xem phim không thuần túy như ngày xưa, khi ngay trong nhiều lĩnh vực khác, họ làm quảng bá, tuyên truyền cũng rất tốt. Dung hòa giữa phim nghệ thuật và phim phục vụ nhiệm vụ chính trị phù hợp nhu cầu, thị hiếu khán giả là câu chuyện khó, cần những trao đổi, tranh luận để ngã ngũ...

Việc vi phạm bản quyền phim trên mạng khá phổ biến. Nhiều khi, phim bom tấn vừa ra rạp chỉ 2 - 3 ngày sau đã xuất hiện trên mạng. Đơn vị phát hành phát hiện đường link liên hệ chủ phim ở nước ngoài can thiệp gỡ, gỡ xong thì nhiều khán giả đã xem rồi. Theo ông, cần có những giải pháp nào để giải quyết triệt để vấn đề này?

- Vấn nạn vi phạm bản quyền không chỉ có ở điện ảnh Việt Nam mà có ở các lĩnh vực khác, nó tác động và ảnh hưởng lớn đến tác phẩm. Về quản lí có Luật Sở hữu trí tuệ, các nghị định, thông tư hướng dẫn chế tài xử phạt vi phạm đã có. Vấn đề còn nằm ở ý thức tôn trọng bản quyền của nhiều người chưa tốt, có cơ hội là tranh thủ dùng “chùa”.

Cần phải thay đổi nhận thức người xem và tăng cường kiểm tra xử phạt, đủ sức răn đe khi chúng ta đã có Cục Bản quyền, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc kiểm tra phải làm thường xuyên, nhiều khi phải nêu đích danh đối tượng vi phạm, gửi thông báo về cơ quan công tác, nơi cư trú. Các cụm rạp cũng phải tăng cường công tác rà soát khán giả...

Quan điểm của ông về vai trò tư vấn của Hội đồng thẩm định và phân loại phim truyện điện ảnh, phim kết hợp nhiều loại hình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Làm sao để có thể đảm bảo lợi ích của các nhà làm phim nhưng vẫn đúng Luật?

- Hội đồng duyệt phim và phân loại theo Luật Điện ảnh có Hội đồng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội đồng ở các tỉnh, thành phố đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn thành lập. Hội đồng là cánh tay nối dài của cơ quan quản lí, xem xét thẩm định và phân loại độ tuổi các bộ phim trước khi phát hành, vì thế chịu rất nhiều áp lực. Phim nào không bị cấm, không bị cắt thì các nhà phát hành vui vẻ, ngược lại thường họ có ý kiến ngay.

Hội đồng phải làm đúng quy định Luật Điện ảnh. Tôi thường trao đổi với các ủy viên. Trong xu thế hội nhập và mở cửa có 2 nguyên tắc bất di bất dịch: chấp hành đúng đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và tôn trọng, đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia. Ngoài ra là ưu tiên đến văn hóa, việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Còn lại các nội dung khác cần được xem xét cởi mở để hội nhập, phù hợp với xu thế chung của điện ảnh thế giới hiện nay. Các thể loại phim khác nhau cần được đánh giá khách quan, phù hợp như thẩm định một phim hành động nhìn nhận khác phim tâm lí tình cảm.

Vai trò của Hội đồng rất quan trọng và ở nhiều nước cũng có Hội đồng chức năng tương tự như vậy, có chăng là khác nhau ở tên gọi.

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi thẳng thắn này!

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Để điện ảnh Việt không vắng bóng dịp hè, lãng quên phim thiếu nhi

Ngọc Dủ - Việt Phong |

Thị trường điện ảnh trong nước lại đang trong cảnh đìu hiu khi phim nội địa hoàn toàn vắng bóng tại các cụm rạp.

Phải tạo ra một thương hiệu điện ảnh Việt Nam có tầm cỡ

Việt Văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng là một đạo diễn đang lên của điện ảnh Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường quốc tế. Phóng viên Lao Động phỏng vấn anh nhân câu chuyện Netflix đầu tư 2,5 tỉ USD vào Hàn Quốc để sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình.

Kết nối điện ảnh và du lịch

Thanh Vân - việt văn |

Vừa qua, diễn đàn “Du lịch và Điện ảnh Việt Nam - Liên kết vươn xa, tạo đà cất cánh” và Hội nghị quốc tế xúc tiến đầu tư phát triển thương hiệu du lịch qua điện ảnh năm 2023 được tổ chức tại Nha Trang (Khánh Hòa). Vậy nên chăng cần đặt ra vấn đề vai trò của báo chí truyền thông đối với việc kết nối điện ảnh và du lịch?

Cấp slot máy bay cần dựa trên cơ chế có đi có lại

Hiếu Anh |

"Hãng hàng không Việt Nam khó khăn xin slot đường bay quốc tế, chúng ta cũng phải có quan điểm có đi có lại trong đàm phán" - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Phụ huynh Hà Nội bất lực nhìn con trượt trường công: Thủ tướng yêu cầu báo cáo

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát báo cáo đầy đủ, chính xác về công tác tuyển sinh vào lớp 10 hệ công lập năm học 2023-2024 của Thành phố Hà Nội.

Đắk Lắk sẽ thu hồi dự án Suối Xanh nếu Tập đoàn Trung Nguyên không triển khai tiếp

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Liên quan đến vụ 30 hộ dân ở TP Buôn Ma Thuột sống trong dự án quy hoạch treo (do Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên làm chủ đầu tư) đã nhiều năm nay, UBND TP.Buôn Ma Thuột sẽ tham mưu UBND tỉnh thu hồi dự án nếu chủ đầu tư không tiếp tục triển khai.

Khởi tố, bắt giam 2 Phó Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai thi hành quyết định khởi tố bị can, tống đạt lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 2 Phó giám đốc và 1 đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm 81-03D.

Ở 15m2 mới được đăng ký thường trú, tâm tư của lao động nghèo ở nhà trọ 6m2

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Quy định mới về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn Hà Nội đang khiến nhiều người lao động thu nhập thấp lo lắng lâm vào cảnh "không chốn nương thân".

Để điện ảnh Việt không vắng bóng dịp hè, lãng quên phim thiếu nhi

Ngọc Dủ - Việt Phong |

Thị trường điện ảnh trong nước lại đang trong cảnh đìu hiu khi phim nội địa hoàn toàn vắng bóng tại các cụm rạp.

Phải tạo ra một thương hiệu điện ảnh Việt Nam có tầm cỡ

Việt Văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng là một đạo diễn đang lên của điện ảnh Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường quốc tế. Phóng viên Lao Động phỏng vấn anh nhân câu chuyện Netflix đầu tư 2,5 tỉ USD vào Hàn Quốc để sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình.

Kết nối điện ảnh và du lịch

Thanh Vân - việt văn |

Vừa qua, diễn đàn “Du lịch và Điện ảnh Việt Nam - Liên kết vươn xa, tạo đà cất cánh” và Hội nghị quốc tế xúc tiến đầu tư phát triển thương hiệu du lịch qua điện ảnh năm 2023 được tổ chức tại Nha Trang (Khánh Hòa). Vậy nên chăng cần đặt ra vấn đề vai trò của báo chí truyền thông đối với việc kết nối điện ảnh và du lịch?