Giữ lấy tinh hoa

VƯƠNG TRẦN |

Góp phần tô điểm vào cho vẻ đẹp của Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, không thể không nhắc đến kiến trúc Pháp của những căn biệt thự cổ, nhà Pháp cổ. Những công trình như một di sản về kiến trúc, một di sản về sự giao thoa văn hoá Đông - Tây. Tuy vậy, sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển luôn là một bài toán khó cho một đô thị lịch sử đang trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ như Hà Nội.

Giải quyết "bài toán" bảo tồn và phát triển

Một phần vẻ đẹp yêu kiều, cổ kính, đặc trưng của Hà Nội thuộc về những công trình kiến trúc Pháp. Không chỉ có những công trình lớn như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Nhà khách Chính phủ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật hay khách sạn Metropole... mà còn có hàng trăm căn biệt thự là nơi sinh sống và làm việc của người dân. Đây được coi là di sản kiến trúc đặc biệt cần được gìn giữ, bảo tồn. Nhưng việc bảo tồn này ngày càng trở nên khó khăn trước dòng chảy cuồn cuộn của đời sống đô thị hiện đại. Thời gian cũng như những tác động ngoại cảnh khác, để bảo tồn giá trị cốt lõi của những căn biệt thự Pháp là một vấn đề không hề dễ dàng.

Dù ở ngoại thành, song vào mỗi dịp cuối tuần, anh Nguyễn Hồng Lân (46 tuổi) lại dẫn các con đi chơi ở khu phố cổ, qua con đường Phan Đình Phùng rợp bóng cây với những ngôi biệt thự Pháp cổ. Qua những cánh cổng sắt sơn màu xanh xanh, vết sơn vàng cũng nhạt dần theo năm tháng, rêu phong bám phủ, anh Lân lại kể cho các con nghe về lối kiến trúc độc đáo, vẫn giữ được vẻ đẹp qua thời gian của những công trình Pháp cổ này. Nhưng mỗi năm qua đi, những công trình Pháp cổ cũng bị “bào mòn” dần bởi có những công trình đã xuống cấp cần phải cải tạo, sửa chữa; cũng có những công trình không thuộc diện phải bảo tồn đã được thay thế bằng những toà cao ốc khác.

Vừa qua, câu chuyện về việc toà nhà mang phong cách Pháp độc đáo (61 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội)  được phá bỏ để nhường lại khu "đất vàng" cho dự án xây dựng công trình cao 11 tầng lại dấy lên những xôn xao trong dư luận. Dù Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã thông tin, công trình này không nằm trong “Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá" và ngay sau đó, Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng thi công để kiểm tra quy trình, thủ tục dự án trên nhưng việc này vẫn đặt ra nhiều câu hỏi về việc bảo tồn các công trình Pháp cổ.

PGS-TS-KTS Nguyễn Quang Minh (Đại học Xây dựng Hà Nội) nhìn nhận, không thể không công nhận giá trị của những ngôi nhà cổ, biệt thự xây từ thời Pháp thuộc, có bề dày lịch sử, hình thái kiến trúc đặc thù, gắn liền với vùng đất, con người Hà Nội, tạo ra quỹ “di sản” kiến trúc đồ sộ và rất có giá trị.

Qua các nghiên cứu của mình, PGS-TS-KTS Nguyễn Quang Minh cho hay, các công trình kiến trúc Pháp đã được xây dựng với số lượng lớn và đa dạng về phong cách, hình thành một quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và rất có giá trị ở Hà Nội. Tuy nhiên, sau năm 1954, trải qua nhiều biến động lịch sử và xã hội, quỹ di sản kiến trúc đó đã bị hao hụt một phần. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa không được kiểm soát tốt, cùng với các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, tốc độ biến mất hoặc hư hại, xuống cấp của các công trình kiến trúc Pháp trở nên nhanh hơn.

Ông lấy ví dụ, trên phố Nguyễn Thái Học có sự pha trộn giữa hai loại hình nhà ở theo phong cách kiến trúc Pháp. Hiện cả phố có khoảng trên 40 biệt thự Pháp và gần 30 nhà phố Pháp. Đối với các ngôi nhà Pháp cổ đều có gian mặt tiền tầng một là cửa hàng hoặc văn phòng được cải tạo ở một mức độ nhất định, trong khi đó mặt đứng tầng hai gần như còn nguyên vẹn. Một số chi tiết đã bị bong tróc, nứt nẻ, rêu mốc đã được sửa lại hoặc sơn lại, không gây ảnh hưởng nhiều đến giá trị kiến trúc của ngôi nhà.

Còn những căn biệt thự Pháp ở Hà Nội mang đậm dấu ấn của những phong cách kiến trúc phương Tây mang nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa. Những căn biệt thự mang đậm dấu ấn kiến trúc vùng miền của Pháp đặc trưng với những bộ mái, kiểu dáng cửa sổ, dầm cột, console cùng với các phong cách kiến trúc cổ điển Đông - Tây giao hòa tạo nên một màu văn hóa rất riêng chỉ có ở Việt Nam. Nhiều biệt thự Pháp cổ hiện nay đã được xếp nhóm 1, 2 là những công trình có giá trị cao về mặt kiến trúc và có yêu cầu bảo tồn. Bên cạnh đó, nhiều công trình có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa được cải tạo, sữa chữa đúng mức.

“Sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển luôn là một bài toán khó cho một đô thị lịch sử đang trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ như Hà Nội. Trong số các di sản kiến trúc mà người Pháp để lại có nhà phố Pháp, loại nhà này có những giá trị rất riêng, song vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu có hệ thống như công thự và biệt thự Pháp, do đó chúng cần được nhìn nhận và đánh giá toàn diện để có các giải pháp bảo tồn phù hợp” - PGS-TS-KTS Nguyễn Quang Minh nói.

Sớm giữ lấy tinh hoa, đừng đợi để bảo tồn đại trà

Đối với biệt thự Pháp cổ, UBND TP.Hà Nội đã lập danh mục 1.253 nhà biệt thự xây dựng trước năm 1954, phân loại thành các nhóm 1, 2, 3 để quản lý. Theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý sẽ không được tự ý phá dỡ. Trường hợp biệt thự nhóm 1 và nhóm 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND TP và HĐND TP (đối với biệt thự nhóm 1) và UBND TP.Hà Nội (đối với biệt thự nhóm 2) cho phép phá dỡ, xây dựng lại. Đối với biệt thự thuộc nhóm 2, chủ đầu tư phải có dự án xây dựng lại nhà biệt thự đảm bảo theo kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao) trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - cho rằng, việc phân hạng biệt thự nếu đã hợp lý rồi thì rất cần quản lý và thực hiện giải pháp đồng bộ. Tức là, đã đi đến thống nhất bảo tồn giá trị, chính quyền và các cơ quan quản lý đã quan tâm chỉ đạo thì cũng cần đánh giá thực tiễn, đồng thời rà soát lại nguồn lực thực hiện.

Nêu ví dụ từ Nhật Bản và Italia - những quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm trong bảo tồn biệt thự, TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm khẳng định, nếu nguồn lực có hạn, không bảo tồn được cả khu phố thì cũng không nhất thiết phải chọn số lượng mà chỉ chọn một vài cái thực sự có giá trị. Ông Nghiêm cho rằng, chúng ta đã được chia sẻ kinh nghiệm, hướng phát triển, giải pháp bảo tồn... - tất cả đều có nhưng nguồn lực và giải pháp quyết liệt lại chưa. Nếu nguồn lực còn hạn chế thì nên chăng, học cách làm của các nước như Thụy Điển hay Nhật Bản, cần tinh không cần đại trà.

“Chúng ta có Quỹ di sản đặc biệt phong phú, điều này đã được trong và ngoài nước thừa nhận. Đặc biệt, nếu bảo tồn biệt thự là phải để ở, bên cạnh đó tùy theo từng hạng biệt thự khác nhau mà bảo tồn kiến trúc nhưng cho chuyển đổi chức năng. Ví dụ như trường hợp của Singapore, một số biệt thự sau khi trùng tu xong trở thành nơi bán đồ lưu niệm, như vậy cũng rất hấp dẫn khách du lịch” - TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Cũng theo TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm, các bộ, ngành có liên quan cần xây dựng một khung cơ chế chính sách, tạo điều kiện để giải quyết những tồn tại từ thời bao cấp để xây dựng một “Quỹ di sản” tuy nhiên, cần rà soát lại căn cứ trên cơ sở nguồn lực thì mới đề ra giải pháp.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Bảo tồn "kho báu" thủy tùng cho đại ngàn Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Thủy tùng là loại cây rừng quý hiếm, xuất hiện hơn 10 triệu năm trước và sinh cùng thời với khủng long kỷ băng hà. Hơn nửa thế kỷ qua, loại cây rừng này không tự mình sinh trưởng nên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng, hiện nay, việc nhân giống thủy tùng bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần vào việc bảo tồn kho báu cho đại ngàn Tây Nguyên.

Phát triển đô thị về kinh tế thì đừng quên giữ gìn bản sắc, bảo tồn di sản

Quỳnh Chi (thực hiện) |

Suốt cuộc phỏng vấn với Lao Động, TS. Ngô Viết Nam Sơn - người đã sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới trong hàng chục năm không chen vào bất cứ một từ tiếng Anh, tiếng Pháp - thứ ngôn ngữ anh thông thạo. Anh nói chậm, từ tốn, ấm áp về cha - KTS Ngô Viết Thụ; về câu chuyện quy hoạch đô thị Việt Nam; về “tiềm năng trong hỗn độn” của kiến trúc Việt Nam; về mơ ước làm đẹp hơn những di sản cha ông để lại...

Giữ các giá trị văn hóa truyền thống là cách bảo tồn bản sắc hiệu quả

Thanh Hải |

Việc giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể, bảo vệ - tôn tạo các công trình văn hóa, di sản vật thể vừa đóng góp cho sự phát triển kinh tế du lịch, đồng thời có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đến thế hệ trẻ về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bất chấp thách thức pháp lý, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ

Thảo Phương |

Phiên triệu tập đại bồi thẩm đoàn trong vụ xét xử ông Donald Trump đã bị huỷ không rõ lý do và dù có chuyện gì xảy ra, cựu Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục tranh cử.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Đón khách Trung Quốc và cơ hội “làm sạch” thị trường du lịch

Nguyễn Hùng |

Trước dịch COVID-19, các điểm bán hàng phục vụ khách Trung Quốc tại Quảng Ninh luôn là những điểm “nóng” bởi những chiêu trò trốn thuế, gian dối về chất lượng sản phẩm. Tỉnh Quảng Ninh từng huy động các lực lượng mở một “chiến dịch” chấn chỉnh hoạt động của những điểm bán hàng này nhưng sau đâu lại vào đó.

Bảo tồn "kho báu" thủy tùng cho đại ngàn Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Thủy tùng là loại cây rừng quý hiếm, xuất hiện hơn 10 triệu năm trước và sinh cùng thời với khủng long kỷ băng hà. Hơn nửa thế kỷ qua, loại cây rừng này không tự mình sinh trưởng nên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng, hiện nay, việc nhân giống thủy tùng bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần vào việc bảo tồn kho báu cho đại ngàn Tây Nguyên.

Phát triển đô thị về kinh tế thì đừng quên giữ gìn bản sắc, bảo tồn di sản

Quỳnh Chi (thực hiện) |

Suốt cuộc phỏng vấn với Lao Động, TS. Ngô Viết Nam Sơn - người đã sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới trong hàng chục năm không chen vào bất cứ một từ tiếng Anh, tiếng Pháp - thứ ngôn ngữ anh thông thạo. Anh nói chậm, từ tốn, ấm áp về cha - KTS Ngô Viết Thụ; về câu chuyện quy hoạch đô thị Việt Nam; về “tiềm năng trong hỗn độn” của kiến trúc Việt Nam; về mơ ước làm đẹp hơn những di sản cha ông để lại...

Giữ các giá trị văn hóa truyền thống là cách bảo tồn bản sắc hiệu quả

Thanh Hải |

Việc giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể, bảo vệ - tôn tạo các công trình văn hóa, di sản vật thể vừa đóng góp cho sự phát triển kinh tế du lịch, đồng thời có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đến thế hệ trẻ về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt.