Phát triển đô thị về kinh tế thì đừng quên giữ gìn bản sắc, bảo tồn di sản

Quỳnh Chi (thực hiện) |

Suốt cuộc phỏng vấn với Lao Động, TS. Ngô Viết Nam Sơn - người đã sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới trong hàng chục năm không chen vào bất cứ một từ tiếng Anh, tiếng Pháp - thứ ngôn ngữ anh thông thạo. Anh nói chậm, từ tốn, ấm áp về cha - KTS Ngô Viết Thụ; về câu chuyện quy hoạch đô thị Việt Nam; về “tiềm năng trong hỗn độn” của kiến trúc Việt Nam; về mơ ước làm đẹp hơn những di sản cha ông để lại...

Thưa TS. Ngô Viết Nam Sơn, câu hỏi đầu tiên có lẽ xin được bắt đầu bằng cái tên “lẫy lừng” của cha anh, KTS Ngô Viết Thụ. Xin hỏi anh, đến thời điểm này, anh có “ngại” cái bóng của cha mình, khi nhiều người vẫn nói “TS. Ngô Viết Nam Sơn, con trai KTS Ngô Viết Thụ”? Anh áp lực, hay hạnh phúc vì theo nghiệp của người cha đã quá nổi tiếng?

- TS. Ngô Viết Nam Sơn: Một lần, sau khi về nước, tôi được chị Tôn Nữ Thị Ninh mời cùng tham gia làm diễn giả tại một hội thảo về Thương hiệu Quốc gia. Trong chương trình, một đại biểu hỏi: “Ba anh là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã làm được Dinh Độc lập. Anh là con trai của bác Thụ, anh đã làm được gì để kể cho chúng tôi. Anh có thấy anh xứng tầm với ba anh hay không?”

Chị Ninh định trả lời thay, nhưng tôi đã đề nghị tự trả lời. “Nếu hình dung nền văn hóa quy hoạch kiến trúc Việt Nam là một cây cổ thụ, thì ba tôi sẽ là cành cây lớn, còn tôi tuy là một cành nhỏ hơn, nhưng tôi vẫn luôn tiếp tục đâm chồi nảy lộc, đang ra hoa mới trái mới. Chúng tôi cùng nhau đóng góp cho phát triển chung của đất nước. Quan hệ giữa 2 cha con chúng tôi là quan hệ tiếp nối truyền thống, chứ không phải quan hệ tranh chấp hơn thua”.

Các đại biểu trong hội thảo rất tán thưởng câu trả lời này. Với tôi, đây là câu trả lời thật tình. Ở nước ngoài, nếu đi thuyết trình ở các hội thảo hay đi gặp nhà đầu tư, họ thường không quan tâm ba tôi là ai, mà chỉ muốn biết bản thân tôi có năng lực gì. Trong công việc chuyên môn, không bao giờ có chuyện giới thiệu ông này là con của ông kia. Ở nước ngoài mười mấy năm khi về Việt Nam, ban đầu tôi chưa quen khi thường được giới thiệu là con ông Ngô Viết Thụ. nhưng dần dần cũng quen, vì hiểu đây là sự khác biệt về văn hóa ứng xử của người Việt, vốn coi trọng truyền thống gia đình.. Tôi không hề thấy áp lực mà chỉ thấy vui, vì hiểu rằng sau một cuộc đời cống hiến cho đất nước thì ba mình được xã hội đánh giá cao và yêu quý, nên họ nêu lên như một sự liên tưởng trân trọng. Có lẽ tôi không giống với nhiều người nổi tiếng mà cả cha con đều làm cùng ngành.

Tôi biết ơn ba mình vì ba đã giúp mình chuẩn bị 1 nền tảng rất vững chắc, để sau này khi đi du học và sau đó hành nghề ở nước ngoài, tôi có thể phát triển sự nghiệp của bản thân, với một tâm thế tự tin và vững vàng. Học kiến trúc là học chữ ngộ, hiểu thần thái, hiểu tâm, có một cái tầm nhìn khác.

Tôi đồng tình việc ba tôi cho là kiến trúc sư không chỉ học kiến thức chuyên ngành là đủ, mà phải học rộng cả về kiến trúc lẫn quy hoạch; kiến trúc sư đồng thời cũng phải là một nghệ sĩ, phải biết cả cầm kỳ thi họa. Điều khác biệt giữa ba và tôi là mức độ chuyên sâu. Tôi làm quy hoạch nhiều hơn kiến trúc, và ba tôi thì ngược lại.

Phía sau sự hỗn độn là những tiềm năng” - tôi rất thích nhận định này của anh. Sau sự hỗn độn, anh nói về khát vọng sáng tạo, nhu cầu phát triển của người Việt thông qua câu chuyện kiến trúc; nỗi buồn của sự tụt hậu; cơ hội tạo ra những trung tâm đô thị và công trình thi công mang đậm dấu ấn Việt Nam và kỹ thuật hiện đại... Chúng ta nên lạc quan lên, còn hỗn độn là còn tiềm năng phải không, thưa anh?

Hiện nay ở các nước phương Tây, nhu cầu quy hoạch xây dựng đã tương đối bão hòa, vì dân số không tăng nhiều. Nhưng ở Trung Quốc và Việt Nam, thì người ta choáng ngợp với tốc độ phát triển, không chỉ bàn xây dựng 1-2 công trình, mà xây dựng cả ngàn công trình, cả 1 thành phố.

Với một áp lực phát triển như vậy thì sự lúng túng và hỗn độn cũng là tất nhiên. Nhưng trong đó lại tiềm ẩn rất nhiều tiềm năng. Chuyên gia có thể góp sức, góp ý cho lãnh đạo, đầu tư… để trong sự hỗn độn, có thể tìm ra hướng đi tốt để phát triển vượt bậc một cách bền vững.

Có phải vẫn còn cơ hội trong hỗn độn, nên tôi thấy anh luôn lạc quan dù nhiều tồn tại trong kiến trúc Việt. Và, anh vẫn trăn trở với nhiều câu chuyện rất dân sinh, như chuyện thoát nước của Sài Gòn, chuyện giữ vùng lõi của các đô thị lớn tại Việt Nam, chuyện dinh tỉnh trưởng Đà Lạt...?

- Theo tôi, có 2 vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển đô thị ở Việt Nam: Một là nên quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững và lưu ý đến việc tác động môi trường của các dự án. Tức là khi phát triển phải nhìn ra cả cái được và cái mất. Những dự án đô thị đem lại phát triển về kinh tế nhưng nó luôn luôn ảnh hưởng đến môi trường. Dó đó phải quan tâm đến phát triển bền vững. Phát triển tốt về kinh tế xã hội nhưng giữ được vấn đề môi trường ở mức độ chấp nhận được. Đừng để mình thu được nhiều tiền, nhưng phải chi nhiều tiền cho việc sửa sai sau này. Làm tốt sẽ không phải trả giá ở tương lai.

Thứ hai là phải giữ gìn bản sắc đô thị Việt Nam. Mình phát triển đô thị cả ngàn năm, khi quá hăng say với việc phát triển đô thị về kinh tế thì đừng quên giữ gìn bản sắc, bảo tồn di sản. Cái đó mới làm nên giá trị văn hóa lịch sử mà các thế hệ tự hào. Không nên để mất nó đi.

Trong quá trình làm việc, tôi luôn dành ưu tiên cho hai quan tâm này, tuy gặp không ít khó khăn, tôi vẫn giữ được lạc quan, bởi vì đã gặp được rất nhiều người đồng chí hướng. Trong đó, có rất nhiều nhà lãnh đạo có tâm sẵn sàng lắng nghe và muốn mời tôi cộng tác, có nhiều đồng nghiệp cùng ửng hộ và chia sẻ quan điểm, có nhiều nhà đầu tư lớn đã chia sẻ sự cam kết sẽ sử dụng năng lực tài chính của họ để cùng đóng góp cho xã hội…

Anh sinh sống, học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Nói chúng ta tụt hậu về kiến trúc với các nước thì đương nhiên rồi. Nhưng có điều gì chúng ta có thể “khoe” không? Với hiện trạng kiến trúc đô thị như hiện nay, có phải chúng ta đã hết cơ hội làm đẹp lại/làm đẹp hơn ở những vùng lõi, thưa anh?

- Tôi thấy rằng cách phát triển, quy hoạch kiến trúc của ta đang dần bị chệch hướng, rất cần chấn chỉnh lại. Mình có nhiều đô thị có giá trị về di sản kiến trúc hoặc di sản thiên nhiên rất lớn như Huế, Đà Lạt, Hội An, Hạ Long… Ông cha ta đã tạo nên những đô thị có giá trị, nhưng tại nhiều nơi đang hình thành xu hướng tham cái lợi nhỏ và ngắn hạn mà phát triển theo hướng chưa bền vững.

Thế hệ mình bước qua thế kỷ 21 nên mạnh dạn khai phá các vùng đất mới, để phát triển đô thị mới, thay vì phá di sản, xây cắm những nhà cao tầng vào các khu di sản, phá hỏng không gian di sản. Làm vậy, mình chưa xứng với tiền nhân.

Quỳnh Chi (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

"Tấm áo mới" nào cho diện mạo đô thị dọc sông Sài Gòn?

Gia Miêu |

TPHCM - Các chuyên gia về đô thị cho rằng cần nhất vẫn là quy hoạch bờ sông Sài Gòn và khu đô thị hai bên sông một cách bài bản rồi mới đi đến bài toán về khai thác kinh tế.

"Biến dạng" kiến trúc ở 2 khu đô thị triệu đô: Hạ Long ra "tối hậu thư"

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - 2 khu đô thị hạng sang giữa TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, gồm Khu đô thị Monbay, phường Hồng Hải và Bến Đoan, phường Hồng Gai, đang bị “biến dạng” về mặt kiến trúc do các hộ dân thoải mái cơi nới, nâng tầng. UBND TP.Hạ Long yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ trong quý 1.2022; nếu không sẽ bị cưỡng chế phá bỏ phần vi phạm.

TPHCM cần rút ra bài học từ công tác quy hoạch đô thị, khu dân cư và nhà ở

Phạm Đông |

Từ đại dịch COVID-19 vừa qua, Chủ tịch nước lưu ý TPHCM cần rút ra một số vấn đề từ công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu nhà ở, các các thiết chế văn hóa đi kèm để từ đó điều chỉnh kịp thời để đối phó với những vấn đề tương tự trong tương lai.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

"Tấm áo mới" nào cho diện mạo đô thị dọc sông Sài Gòn?

Gia Miêu |

TPHCM - Các chuyên gia về đô thị cho rằng cần nhất vẫn là quy hoạch bờ sông Sài Gòn và khu đô thị hai bên sông một cách bài bản rồi mới đi đến bài toán về khai thác kinh tế.

"Biến dạng" kiến trúc ở 2 khu đô thị triệu đô: Hạ Long ra "tối hậu thư"

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - 2 khu đô thị hạng sang giữa TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, gồm Khu đô thị Monbay, phường Hồng Hải và Bến Đoan, phường Hồng Gai, đang bị “biến dạng” về mặt kiến trúc do các hộ dân thoải mái cơi nới, nâng tầng. UBND TP.Hạ Long yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ trong quý 1.2022; nếu không sẽ bị cưỡng chế phá bỏ phần vi phạm.

TPHCM cần rút ra bài học từ công tác quy hoạch đô thị, khu dân cư và nhà ở

Phạm Đông |

Từ đại dịch COVID-19 vừa qua, Chủ tịch nước lưu ý TPHCM cần rút ra một số vấn đề từ công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu nhà ở, các các thiết chế văn hóa đi kèm để từ đó điều chỉnh kịp thời để đối phó với những vấn đề tương tự trong tương lai.