Giữ các giá trị văn hóa truyền thống là cách bảo tồn bản sắc hiệu quả

Thanh Hải |

Việc giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể, bảo vệ - tôn tạo các công trình văn hóa, di sản vật thể vừa đóng góp cho sự phát triển kinh tế du lịch, đồng thời có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đến thế hệ trẻ về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Thương hiệu mới cũng chính là bản sắc

Đó là khẳng định của ông Phạm Tấn Xử - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.Đà Nẵng. Theo ông Xử, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là công việc bền bỉ, lâu dài và có tính kế thừa.

Văn hóa Đà Nẵng không phân biệt, tách rời với Quảng Nam. Trong tổng thể phân vùng văn hóa Việt Nam, Đà Nẵng thuộc vùng văn hóa duyên hải miền Trung với những đặc điểm lý thú và đa dạng của vùng văn hóa xứ Quảng. Vì thế, khi nói đến văn hóa Đà Nẵng thì không thể tách rời với văn hoá Quảng Nam. Di sản văn hóa Đà Nẵng có âm thanh lắng đọng của các lễ hội đình làng, lễ hội cầu ngư, phong tục tập quán, tâm lý truyền thống, được kết tinh từ lao động sáng tạo, lối sống, suy nghĩ và cách ứng xử của các tộc người cộng cư qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

Vì vậy, sau 25 năm Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bảo tồn và phát triển văn hóa luôn hướng tới kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, giữa kinh tế và văn hóa - xã hội, giữa quá trình đô thị hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa.  Nhưng có phát triển gì thì các thế hệ lãnh đạo Đà Nẵng cũng chú trọng bảo tồn giá trị cốt lõi tốt đẹp của con người Đà Nẵng, xem đó là trọng tâm, nội lực. Kế thừa và phát huy văn hóa xứ Quảng, đến nay, việc hình thành và xây dựng con người Đà Nẵng với bản sắc văn hóa riêng đã có những kết quả nhất định.

Người Đà Nẵng với bản chất bình dị, chất phác nhưng phóng khoáng của người xứ biển, cùng với sự thân thiện, mến khách đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với du khách và người dân. Tất cả đã tạo nên nếp sống vừa đón nhận những yếu tố văn minh hiện đại vừa giữ được những đặc trưng văn hóa truyền thống. Việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương được quan tâm thực hiện góp phần bồi đắp tâm hồn, nhân cách người dân thành phố và đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước... Đà Nẵng đã có được một thương hiệu, được yêu mến là một phần nhờ các giá trị văn hóa đó trong người dân.

Phát triển nhưng luôn kế thừa giá trị truyền thống

Đà Nẵng cũng rất chú trọng đến công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Theo ông Phạm Tấn Xử, thì đó là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, hoạt động của các bảo tàng, nghệ thuật Tuồng và di sản Bài Chòi... Đây được xem là nền tảng quan trọng để hình thành nên một đời sống văn hóa lành mạnh mang tính bền vững. Sự gắn kết giữa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, mang lại hiệu quả lớn trong việc phát triển kinh tế và quảng bá du lịch.

Các di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương, trong đó trọng tâm là Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, Di tích Hải Vân Quan... cũng đã được bảo tồn khá tốt và phát huy các giá trị để kết hợp phát triển kinh tế. Các di sản, công trình văn hóa bây giờ không chỉ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách, là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn là nơi giáo dục trực quan cho thế hệ trẻ về những giá trị cốt lõi của văn hóa địa phương. Đó là truyền thống yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc khi có ngoại xâm. Đó là một đời sống sinh động của cha ông nhưng đậm tính nhân hậu, thiện lương...

Bối cảnh bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, tạo dựng văn hóa hiện đại của Đà Nẵng đối mặt với những khó khăn nhất định, như thành phố du lịch, dịch vụ, tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ lệ dân nhập cư cao... Tất cả yếu tố đó tạo ra nhiều áp lực đối với sự phát triển bền vững. Nhất là việc lưu giữ bản chất, giá trị cốt lõi tốt đẹp của con người Đà Nẵng, truyền thống văn hóa, các thành tựu mang dấu ấn Đà Nẵng trong những thập kỷ qua. Tuy vậy, nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, dẫu hiện đại, năng động, sáng tạo... cũng phải được xây dựng, củng cố và phát huy từ bản sắc văn hóa tốt đẹp, nhân văn của cha ông. Đà Nẵng đã linh hoạt vận dụng, đưa vào trong các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong kinh doanh, dịch vụ, du lịch để ngày càng thâm nhập sâu trong ý thức mỗi người dân.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Đừng để đứt gãy những giá trị văn hóa truyền thống!

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà nghiên cứu, họa sĩ, tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế có nhiều tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách như “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh-Lê”, “Song xưa phố cũ”, “Nghê Việt tinh tuyển”... Anh cũng hai lần nhận Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Đặc biệt, anh đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu về con Nghê, đưa hình ảnh Nghê tạo hình trên nhiều chất liệu, phục dựng điệu múa Nghê để giới thiệu trong các tour du lịch khám phá Việt Nam…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đừng để đứt gãy những giá trị văn hóa truyền thống!

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà nghiên cứu, họa sĩ, tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế có nhiều tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách như “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh-Lê”, “Song xưa phố cũ”, “Nghê Việt tinh tuyển”... Anh cũng hai lần nhận Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Đặc biệt, anh đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu về con Nghê, đưa hình ảnh Nghê tạo hình trên nhiều chất liệu, phục dựng điệu múa Nghê để giới thiệu trong các tour du lịch khám phá Việt Nam…